Chánh pháp là gì? 6 đặc tính của chánh pháp
Phật pháp bác đại tinh thông mang nhiều giáo lý hướng chúng sinh đến điều thiện lành. Trong đó, khái niệm Chánh pháp là gì cũng là điều mà chúng ta cần khám phá trong Phật giáo. Bài viết dưới đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chánh pháp và những đặc tính cơ bản của chánh pháp để vận hành hiệu quả hơn.
Chánh pháp là gì?
Chánh pháp là thời kỳ được diễn ra trong 500 năm, thời gian này chúng sinh tập trung vào tu hành, chấp hành giới luật và không màng danh lợi.
Trong Phật giáo có 3 thời kỳ cơ bản là Chánh Pháp, thời Tượng Pháp, thời Mạt Pháp. Trong đó, theo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được biết thời kỳ Chánh Pháp là 500 năm, Tượng Pháp là 1.000 năm, Mạt Pháp là 10.000 năm.
6 đặc tính của Chánh pháp
Theo lời dạy của Đức Phật có 6 đặc tính của Chánh Pháp như sau:
Hiện kiến
Theo Đức Phật thuyết giảng thì pháp thực hành và chứng nghiệm ngay ở những giây phút hiện tại. Ví dụ sau khi quán chiếu, Đức Phật nhìn thấy rõ pháp 12 duyên khởi theo lưu chuyển chính là gốc rễ sinh tử. Ngài quán chiếu pháp 12 duyên khởi theo hoàn diệt nhìn thấy ngay sự có mặt của giải thoát, giác ngộ.
Do tu tập và thấy rõ pháp thường xuyên nên thực hành pháp của Phật sẽ giúp hành giả chứng nghiệm đời sống giải thoát, an lạc trong từng giây phút.
Vô nhiệt
Phiền não sinh ra sẽ khiến cho bản thân hành giả nóng giận, đau khổ gây đau khổ, lo âu và phiền muộn. Do đó, Phật tử thực hành theo pháp của Phật giúp tâm hồn thanh thản, trừ bỏ mọi bệnh tật, hưởng an lành, vui vẻ, hạnh phúc.
Ứng thời
Bất cứ lúc nào, ở đâu, thời đại nào thì Chánh pháp luôn tồn tại và hiện hữu trong cuộc sống. Trong quá khứ, hiện tại các pháp do duyên mà khởi nên pháp duyên khởi do Đức Phật truyền bá cho chúng sinh trường tồn với thời gian.
Mọi người trên thế gian đều bị chi phối bởi sự đau khổ và mong muốn thoát khỏi bể khổ. Do đó, Chánh Pháp của Đức Phật đã dạy cho chúng sinh để thoát ra khỏi vòng đau khổ phù hợp mọi thời điểm, không gian được gọi là có tính ứng thời.
Dẫn đạo
Chánh Pháp của Phật dạy đều có tính dẫn đường, chỉ lối cho chúng sinh mà không mơ hồ. Ngài chỉ dẫn chúng sinh giác ngộ, làm theo điều Pháp dạy để hướng đến điều tốt đẹp. Pháp ở đâu thì đức Phật ở đấy nhằm hướng chúng sinh giải thoát khỏi bể khổ, có cuộc sống thanh thản, không phiền nhiễu.
Cận quán
Chánh Pháp đều là những điều Phật đã trải và ngộ ra nên các Pháp này không phải để tranh cãi, suy luận. Những ai chỉ tìm hiểu mà không chịu nghiệm chứng sẽ không bao giờ thấu hiểu bản chất đạo Phật. Có nghĩa nếu chúng ta không thực hành thì sẽ không thoát ly bể khổ trần gian. Vì vậy tính cận quán tức là hành giả phải thực hành theo Pháp Phật dạy.
Trí giả nội chứng
Những kẻ ác, tham sân, si, niệm sẽ không nhìn rõ chân lý sống do không buông bỏ ác niệm bản thân. Riêng đối với người hành thiện sẽ luôn có kết cục tốt lành, cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.
Người có trí tuệ khai sáng sẽ chỉ ra con đường sáng cho mọi người vượt qua khó khăn. Những kẻ độc ác sẽ nghĩ đến bản thân và bao biện bằng cách xuyên tạc điều hay lẽ phải. Do vậy mà kẻ tham niệm, ngu si sẽ không thực hành để có nội chứng. Còn người hiền đức, trí tuệ sẽ dễ tiếp thu các pháp của Phật bằng đời sống nội quán chính họ. Chánh Pháp ở đây còn hiểu là trí tuệ.
5 điều giữ cho chánh pháp không hoại diệt
Theo Thập Tụng Luật, Đức Phật dạy 5 điều để Chánh Pháp không suy tàn như sau:
- Điều 1: Tôn trọng chánh giáo, tu hành theo giáo pháp chân chánh. Tránh xa định kiến của giáo lý tiểu thừa, tà thuyết ngoại đạo để được kéo dài.
- Điều 2: Khi tu hành không nóng giận, độc ác, lấy đức độ và danh tiếng để mọi người hiểu ra, kính ngưỡng để không bị diệt vong.
- Điều 3: Luôn tôn kính, lắng nghe lời dạy bảo của các bậc Trưởng thượng, vị Đại đức bề trên. Chuyên cần học hỏi giáo lý, yếu nghĩa từ Phật pháp để Chánh Pháp luôn được duy trì.
- Điều 4: Luôn trân trọng kiến thức, giáo lý được truyền lại bởi vị Thượng tọa, Trưởng lão. Bạn cần lắng nghe và thực hành theo để được nối tiếp bằng thế hệ khác.
- Điều 5: Khi giảng giải giáo lý Phật pháp cho những người học cần phải khéo léo, dễ hiểu để được tiếp nối bằng thế hệ mới.
Trên đây là những chia sẻ về Chánh pháp là gì và những đặc tính cơ bản của Chánh pháp. Mong rằng những kiến thức nêu trên sẽ hữu ích cho các hành giả trên con đường tu tập của mình.
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
36 lượt thích 0 bình luận