Cách chép Chú Lăng Nghiêm: Phát nguyện, hồi hướng công đức
Chép kinh là một trong những phương pháp tu tập không chỉ đem lại công đức cho bản thân người chép mà còn cho cả người thân trong gia đình hiện tiền và người thân đã quá cố. Vậy chép kinh Chú Lăng Nghiêm như thế nào cho đúng và chuẩn chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Cách chép Chú Lăng Nghiêm
Chúng ta có thể phát nguyện tuỳ vào khả năng của mỗi người để chép Chú Lăng Nghiêm. Trong quá trình chép, chúng ta cần giữ ba nghiệp thanh tịnh cơ bản như Miệng đọc, tay viết và đầu suy nghĩ. Có như vậy chúng ta mới có thể tập trung vào từng câu, từng chữ tránh xảy ra sai sót, mất tập trung trong quá trình chép Chú.
Chuẩn bị
- Giấy và bút: Sử dụng giấy trắng, bút mực đen hoặc mực đỏ tùy theo sự lựa chọn của bạn.
- Không gian yên tĩnh: Tìm một không gian yên tĩnh, sạch sẽ và trang nghiêm.
Làm lễ trước khi chép Chú Lăng Nghiêm
- Tắm rửa sạch sẽ: Đảm bảo cơ thể sạch sẽ trước khi chép Chú Lăng Nghiêm.
- Làm lễ Phật: Nếu có thể, bạn nên làm lễ Phật trước khi bắt đầu chép Chú Lăng Nghiêm. Đốt hương, cúng dường và nguyện cầu lòng thành kính.
Chép Chú Lăng Nghiêm
- Ngồi đúng tư thế: Ngồi thẳng lưng, giữ tâm thanh tịnh, không để tâm trí xao lãng.
- Chép từng chữ: Chép từng chữ một cách cẩn thận, rõ ràng và chính xác. Tập trung tâm trí vào từng chữ, từng câu trong kinh.
Sau khi chép Chú Lăng Nghiêm
- Bảo quản bản kinh: Đặt bản kinh đã chép ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm. Bạn có thể cúng dường hoặc tặng lại bản kinh này cho chùa, tổ đình hoặc người khác để lan tỏa lòng thành kính và phước báu.
Việc chép không quy định thời gian nên hãy chép chậm rãi, từ từ, không nên vội vàng, hấp tấp để hoàn thành cho xong. Cố gắng viết nắn nót từng chữ, đặc biệt khi viết tên và danh hiệu của Đức Phật. Khi chép Chú hãy có lời phát nguyện trước khi chép Chú Lăng Nghiêm ở mức độ cao nhất và thiêng liêng nhất. Đồng thời, hãy biết ơn đến Chư Tổ vì công lực biên soạn và giữ gìn truyền thống để thế hệ sau có kinh để tụng niệm, tu tập.
Đặc biệt, trong quá trình phát nguyện chép Chú Lăng Nghiêm chúng ta nên mặc quần áo chỉnh tề, lịch sự. Nếu được có thể mặc áo tràng trong quá trình chép Chú. Nên chọn không gian thanh tịnh, thoát mát, sạch sẽ để chép kinh điều này cũng thể hiện sự nghiêm túc và tôn kính đến ngài.
Trong quá trình phát nguyện chép Chú Lăng Nghiêm luôn giữ thái độ kính tín, một lòng hướng về ngài và tập trung trong từng câu chú. Giữ gìn giới luật và kết hợp ăn chay trong quá trình chép chú là điều rất tốt, nhất là khi chúng ta biết khuyên tu mọi người xung quanh cùng phát nguyện chép Chú Lăng Nghiêm.
Cách phát nguyện trước khi chép Chú Lăng Nghiêm
Con tên là…. sinh ngày….
Hôm nay con thành tâm phát nguyện chép Chú Lăng Nghiêm. Con kính mời ông bà tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp đến nay, oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của con đến nay, hữu duyên với con, cùng quy tụ về đây chắp tay nghe kinh tu tập và cùng hưởng phước báu này cùng con.
Kính mong chư Phật, chư Bồ Tát, Long Thần, Hộ Pháp, chứng minh cho tấm lòng thành của con. Nguyện dùng công đức này hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, cửu huyền thất tổ được vãng sanh về Cực Lạc. Hồi hướng công đức cho cha mẹ, ông bà , anh chị em quyến thuộc hiện tiền và nhiều kiếp về trước. Nguyện hồi hướng cho cả pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Cách hồi hướng sau khi chép Chú Lăng Nghiêm
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)
Con tên là:.. … Pháp danh (nếu có):.
Công đức Chú Lăng Nghiêm
Chép kinh là viết lại những lời dạy của Đức Phật được ghi chép lại trong kinh điển sang tập vở trắng. Nhờ vào việc chép kinh mà chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn những lời Đức Phật đã răn dạy từ đó chúng ta sẽ sống và thực hành theo lời dạy cao quý của ngài.
Cũng giống với ý nghĩa này khi chúng ta phát tâm chép Chú Lăng Nghiêm cũng khiến cho thân tâm an nhiên, thoát ra được những khổ đau của cuộc sống, nghiệp chướng tiêu tan. Chú Lăng Nghiêm là thần chú dài nhất và lâu đời nhất.
Chép Chú Lăng Nghiêm như nào cho đúng?
Hình thức chép Chú Lăng Nghiêm
Khi chép Chú Lăng Nghiêm, cần chép nắn nót tập trung vào từng lời Chú Nếu có thời gian, hãy chép toàn bộ, còn không đủ thời gian thì có thể chép theo khả năng.
Phối hợp tu hành cùng chép Chú Lăng Nghiêm
Chú Lăng Nghiêm là lời Phật dạy, giúp hành giả có được trí tuệ và phương pháp sống đúng đắn. Tuy nhiên, việc chỉ chép mà không thực hành những đức hạnh căn bản như Ngũ Giới, và Thập Thiện Nghiệp, Tịnh Nghiệp Tam Phước sẽ thiếu đi nền tảng đạo đức, khiến công đức chép Chú Lăng Nghiêm không được trọn vẹn. Phối hợp các yếu tố này là cách để biến thành hành động, giúp sự tu tập đi vào thực tế.
Lưu ý khi chép Chú Lăng Nghiêm
Chép Chú Lăng Nghiêm giúp chúng ta hiểu sâu kinh điển để vận dụng vào cuộc sống mang đến lợi ích cho bản thân và gia đình. Khi đã hiểu được những tác dụng của việc chép Chú Lăng Nghiêm chúng ta sẽ cảm nhận được ý nghĩa to lớn của hành động này. Tuy nhiên chúng ta cần phải lưu ý một số điều khi chép Chú Lăng Nghiêm như sau:
- Không vẽ hoặc viết lung tung lên kinh sách. Không để Chú lên những nơi không trang nghiêm, thanh tịnh như giường, ghế, phòng ngủ, nhà vệ sinh.
- Có thể sắp xếp thời gian chép kinh tuỳ vào điều kiện và giờ giấc sinh hoạt sao cho phù hợp. Không nên chép kinh chạy theo thời gian cho nhanh chóng. Điều này làm mất thời gian mà không đem lại được lợi ích gì.
- Trong thời gian chép Chú Lăng Nghiêm nên giữ gìn giới cấm, phát nguyện ăn chay sẽ khiến cho việc chép kinh trở nên ý nghĩa trọn vẹn.
- Giữ thái độ nghiêm túc, tôn kính trong suốt quá trình chép Chú Lăng Nghiêm.
Sau khi hoàn thành xong chúng ta lên lễ tạ và hồi hướng công đức cho bản thân và người thân trong gia đình sau đó đặt kinh ở nơi trang nghiêm, thanh tịnh trong gia đình hoặc cúng lên chùa.
Tin liên quan
Chánh niệm khi bận rộn
Ứng dụng 24/02/2025 09:49:59

Chánh niệm khi bận rộn
Ứng dụng 24-02-2025 09:49:59
Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng
Ứng dụng 10/02/2025 10:02:52

Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng
Ứng dụng 10-02-2025 10:02:52
Đức Phật dành trọn 7 ngày tri ân cây Bồ Đề và bài học về lòng biết ơn
Ứng dụng 15/01/2025 10:54:23

Đức Phật dành trọn 7 ngày tri ân cây Bồ Đề và bài học về lòng biết ơn
Ứng dụng 15-01-2025 10:54:23
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19