Khám phá chùa Cổ Am – Ngôi chùa linh thiêng tại Nghệ An
Chùa Cổ Am Nghệ An là một trong những địa danh nổi tiếng về mặt tâm linh và dấu ấn lịch sử. Ngôi chùa mang phong cách kiến trúc xa xưa cùng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thu hút khách thập phương. Xin mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây để có thêm kinh nghiệm khám phá ngôi chùa cổ kính này.
Địa chỉ chùa Cổ Am ở đâu?
Chùa Cổ Am Diễn Châu có lịch sử hơn trăm năm với phong cách kiến trúc chùa chiền thời xa xưa vô cùng hoành tráng. Ngôi chùa là lựa chọn hàng đầu của các tín đồ Phật giáo khi tìm kiếm địa điểm tâm linh..
Chùa Cổ Am tọa lạc tại xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ngôi chùa thuộc quần thể di tích lịch sử văn hóa Lèn Hai Vai tại Nghệ An. Chùa Cổ Am ở Diễn Châu có đường đi khá thuận tiện. Vì thế du khách dễ dàng di chuyển đến viếng thăm bằng xe bus, taxi hay phương tiện cá nhân.
Du khách sẽ cảm thấy ngỡ ngàng trước vẻ đẹp đan xen của phong cách kiến trúc cổ xưa và nét chấm phá hiện đại, tinh xảo. Khung cảnh yên tĩnh giúp chúng ta tạm lánh xa ồn ào, mệt mỏi.
Lịch sử chùa Cổ Am
Ngôi chùa cổ kính này có lịch sử trên 600 năm, được xây dựng giữa thế kỷ XV. Trước đây ngôi chùa chỉ là một am nhỏ trên núi đá Hổ Lĩnh với tên gọi là Am Sơn Tự.
Đến cuối thời Hậu Lê, Chùa Cổ Am được dời xuống chân lèn và có tên là Hương Phúc Tự. Vào đời vua Minh Mạng thứ 11, ngôi chùa được dời xuống chân núi lấy tên Hương Linh Tự, gọi là Cổ Am Tự.
Đây là một trong những ngôi chùa chứng kiến dấu ấn lịch sử trong các trận kháng chiến khác nhau. Ví dụ như trận huyết chiến Lê – Mạc của Lai Quận công Phan Công Tính cùng Mạc tướng Nguyễn Quyện. Hay trong kháng chiến chống Mỹ thì chùa đã chịu những trận bom đánh phá tàn khốc.
Tháng 12/1994, chùa Cổ Am Diễn Châu được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử quốc gia. Năm 2010, thầy Thích Chân Tính đã đặt những hòn đá đầu tiên đánh dấu phục hưng Cổ Am Tự. Trải qua nhiều dấu ấn của lịch sử thì ngôi chùa vẫn hiên ngang và trở thành nơi linh thiêng để Phật tử kính lễ.
Kiến trúc chùa Cổ Am
Không chỉ có bề dày lịch sử lâu đời mà kiến trúc chùa Cổ Am ở Nghệ An cũng khiến du khách tò mò chiêm ngưỡng. Khuôn viên chùa thiết kế 2 tầng theo phong cách truyền thống.
Tăng đường chia thành 3 khu, bên hông chính điện là tượng Phật Thích ca bao quanh bởi 18 vị La Hán. Ngoài ra còn có nhiều công trình kiến trúc độc đáo để du khách khám phá như Bảo Tháp, động Như Ý vườn La Hán, …
Động Như Ý
Một trải nghiệm thú vị của khách thập phương khi ghé thăm Cổ Am Tự chính là khám phá động Như Ý. Đây là hang động thạch nhũ có từ hàng vạn năm với nhiều cảnh quan hùng vĩ. Trước đây, trong thời kháng chiến thì động Như Ý từng là nơi trú ẩn của dân làng, chiến sĩ.
Động Như Ý mang vẻ đẹp đầy hoang sơ và diễm lệ hiếm nơi nào có được. Hơn nữa, du khách còn được tự chiêm nghiệm những câu chuyện tâm linh về động Như Ý từ dân làng. Khung cảnh đẹp mê ly, hùng vĩ có một không hai sẽ khiến bạn khó có thể rời mắt.
Tượng Quan Âm lớn nhất Nghệ An
Công trình kiến trúc nổi bật nhất của Chùa Cổ Am phải kể đến tượng Quan Thế Âm Tam Diện lớn nhất Nghệ An. Bức tượng có ba mặt hướng về ba phía tọa lạc trên núi vô cùng độc đáo. Du khách sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi kích thước và thiết kế uy nghiêm của bức tượng này.
Lễ hội chùa cổ Am
Ngoài ra, khi đến với chùa Cổ Am Nghệ An thì du khách còn được trải nghiệm các lễ hội lớn tại đây. Ví dụ như lễ cầu an đầu năm, đại lễ Phật Đản, đại lễ Vu Lan Báo hiếu, lễ kỷ niệm ngày thành đạo của Đức Phật Thích Ca…
Trong lịch trình khám phá Am Cổ Tự thì du khách có thể kết hợp tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất Nghệ An khác để có thêm nhiều trải nghiệm.
Lưu ý khi đi chùa cổ Am
Bất cứ ngôi chùa nào cũng vậy, khi du khách tới viếng thăm cần lưu ý những điều sau để thể hiện sự tôn kính:
- Tuyệt đối không tự ý lấy hay sử dụng bất cứ đồ dùng nào trong nhà chùa mà không có sự cho phép. Đây là hành vi phạm vào giới luật sẽ phải đày xuống 9 tầng địa ngục với nỗi khổ vô biên.
- Du khách nên chắp tay hình búp sen và chào hỏi bằng câu “A di đà Phật”, bạch thầy… với các nhà sư trong chùa.
- Không đi giày dép, không gây ồn ào khi vào phật đường, tam bảo.
- Bước vào điện tam bảo để lễ Phật không mang theo đồ dùng lỉnh kỉnh như khăn, túi xách, gậy gộc…
- Chỉ nên thắp hương tại âm thờ, đỉnh hương đặt bên ngoài khuôn viên nhà chùa. Hạn chế thắp hương bên trong chùa làm ảnh hưởng tượng Phật, pháp khí chùa.
- Mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, sạch sẽ khi viếng chùa. Tránh mặc quần áo lòe loẹt, sặc sỡ, váy đầm hở hang phản cảm.
- Không cho trẻ em chạy loạn khu vực tam bảo, nghịch phá tượng Phật hay đồ cúng tế.
Khi bạn có cơ hội ghé thăm vùng đất địa linh nhân kiệt Nghệ An đừng bỏ lỡ khám phá Chùa Cổ Am. Ngôi chùa có khung cảnh hùng vĩ, lối kiến trúc độc đáo sẽ giúp bạn có những giây phút trải nghiệm khó quên.
Tin liên quan
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16/11/2024 10:50:21
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16-11-2024 10:50:21
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31/10/2024 14:59:10
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31-10-2024 14:59:10
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24-10-2024 10:14:05
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19-10-2024 11:32:47
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11/10/2024 10:49:48
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11-10-2024 10:49:48
22 lượt thích 0 bình luận