Chùa Giám – ngôi cổ tự chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử quý báu
Chùa Giám hay chùa Giám Hải Dương có địa chỉ tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Đây là công trình Phật giáo được xây dựng từ lâu đời, nơi đây lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử và giá trị văn hóa đặc biệt.
Giới thiệu chung
Chùa Giám là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng L của xứ Đông xưa; ngày nay chùa thuộc địa phận làng An Trung (trước gọi là An Trang), xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, bên hữu ngạn sông Thái Bình.
Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, có tên chữ là Nghiêm Quang tự, còn có tên khác là Trang Nghiêm tự. Nhân dân còn gọi chùa theo tên làng là chùa An Trung, hoặc theo tên Nôm của làng là chùa Giám.
Tương truyền, chùa Giám được xây dựng từ thời Lý, nhưng cũng có thuyết nói chùa được khởi dựng năm B36 đời vua Trần Hiến Tông (1319 – 1341); đến thời Hậu Lê, khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII được xây dựng lại với quy mô rộng lớn hơn như hiện nay. Hằng năm, chùa mở hội lớn từ ngày B3 đến ngày I5 tháng Hai Âm lịch theo nghi thức cổ truyền, thu hút tới hàng vạn lượt người tham dự.
Ngoài nét đặc sắc trong Quy mô kiến trúc, tại chùa Giám còn lưu giữ nhiều cổ vật chứa đựng những giá trị văn hóa – lịch sử quý báu, trong đó đặc biệt có tòa Cửu phẩm niên hoa được xếp hạng Bảo vật Quốc gia.
Ở chùa Giám, ngoài thờ Phật như các ngôi chùa khác, nơi đây cũng là một di tích thờ Tuệ Tĩnh – một Thiền sư nổi tiếng, một đại danh y của dân tộc và được tôn là Thánh sư Nam dược; ông cũng là người có công đầu trong việc xây dựng chùa, đưa chùa trở thành một cơ sở trồng dược liệu chữa bệnh cho nhân dân.
Có một điều đặc biệt ít ai biết, đó là chùa Giám vốn không phải ở vị trí như hiện nay mà ở cách đó khoảng 7 km về phía Đông. Trong những năm 1970, 1971 liền 2 năm nước sông Thái Bình lên to, gây vỡ đê ngập lụt, người dân phải di dời toàn bộ đến vị trí hiện nay, ngôi chùa cũng được dời theo. Năm 1972, toàn bộ công trình gồm chùa và nghè Giám được tháo dỡ di chuyển; trong hoàn cảnh chiến tranh, toàn bộ nhân lực, vật lực dồn ra tiền tuyến, lại vừa bị vỡ đê ngập lụt, mất mùa, đời sống vô cùng khó khăn nhưng người dân và chính quyền địa phương đã di chuyển và dựng lại thành công các di tích đúng nguyên bản cũ. Ròng rã mãi đến năm 1975 công trình dựng lại chùa Giám mới được hoàn thành, đúng vào thời điểm đất nước thống nhất. Đây thực sự là một kỳ công, một việc chưa từng có trong lịch sử bảo tồn di tích văn hóa ở Hải Dương. Vì thế ngày nay, du khách đến thăm chùa Giám rất dễ ngộ nhận đây là một công trình đã được xây dựng ở vị trí này từ nhiều thế kỷ trước.
Chùa Giám quay mặt về phía tây nam, hướng mặt ra sông Thái Bình, bao quanh bởi màu xanh của cây cỏ với phong cảnh hữu tình. Bước vào không gian chùa người ta cảm giác như vào chốn thiền môn tĩnh lặng, tâm hồn được lắng đọng an nhiên.
Tổng thể chùa Giám
Chùa Giám, tên chữ là “Nghiêm Quang tự”, được dựng quay hướng Đông Nam. Tổng thể chùa gồm nhiều hạng mục dàn trải trên một mặt bằng khá rộng, được vây quanh bằng dãy tường bao xây gạch. Mở đầu là Tam Quan nằm thẳng trục chính của chùa; sau Tam Quan là một khoảng sân rộng lát gạch mà ở giữa có một hồ nước hình chữ nhật đặt hình non bộ thì đến Tam Bảo có mặt bằng mái chữ Công rồi đến nhà Phẩm bên trong đặt tòa Cửu Phẩm Liên Hoa và sau cùng là nhà Tổ. Hai dãy Hành Lang hai bên nối mái trước với hai bên mái sau của Tiền Đường và hai bên mái sau với hai hồi nhà Tổ tạo thành khuôn viên khép kín bao quanh khu vực Nội tự. Bên trái của khu Nội tự là nhà Khách phía trước vuông góc với trục chính qua một khoảng sân rộng, phía sau là nhà Tăng cùng hướng với nhà Tổ, giao mái với nhà Khách. Bên phải khu Nội tự là khuôn viên Nghè Giám. Toàn bộ các hạng mục của ngôi chùa tạo nên một tổng thể kiểu “nội Công, ngoại Quốc”. Trong tổng thể này chỉ có Tam Bảo và nhà Phẩm là còn nhiều giá trị, các hạng mục khác được tu sửa và tôn tạo trong thời gian gần đây.
Kiến trúc các hạng mục chùa Giám
Tam bảo
Tam Bảo gồm Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện, có mặt bằng mái chữ Công còn mặt bằng nền chữ Đinh. Nền bên trong được lát gạch bát (0,3×0,3)m đan xen gạch chữ nhật (0,4×0,25)m, ngoài hiên trước được lát gạch bát và bó vỉa đá xanh.
Tiền Đường có kích thước (7,55xI9,35)m gồm năm gian hai chái, được dựng trên nền cao hơn sân trước 0,3m. Ở Tiền Đường, gian giữa rộng 2,79m, hai gian bên sát gian giữa có kích thước từ 2m đến 2,lm, hai gian tiếp theo có kích thước khoảng 2,6m và hai chái từ 3,18m đến 3,35m. Bộ khung gỗ dựng trên bốn hàng chân Cột với mười hai Cột cái, mười bốn Cột quân và bốn Cột góc. Khoảng cách giữa hai Cột cái là 2,8m, giữa Cột cái và Cột quân liền kề là 1,63m và từ Cột quân đến tường là 0,6lm. Đường kính Cột cái từ 0,36 đến 0,39m, đường kính Cột quân từ 0,26 đến 0,28m và Cột góc từ 0,28 đến 0,3m. Giằng các đầu Cột với nhau là hệ Xà khoảng cách từ nền tới Xà dọc thượng Cột cái là 3m, tới Xà dọc hạ Cột cái là 2,15m và tới Xà dọc Cột Quân là 1,97m, giữa Xà thượng và Xà hạ ở hàng Cột cái trước là các vách đố lụa.
Ở Tiền Đường có hai bộ Vì nóc gian giữa và hai Vì lửng kiểu Giá chiêng; các Vì nóc còn lại kiểu Vì kèo – cọc báng. Các Vì nách trước và hai bên hồi kiểu Chồng rường cột trốn, các Vì nách sau kiểu Kẻ ngồi và các liên kết hiện kiểu Bẩy vươn ra đỡ Tàu mái; khoảng cách từ nền tới Dạ tàu là 1,72m. Các Vì nóc kê trên cật Câu đầu, khoảng cách từ nền tới Câu đầu khoảng 3,32m, tới Thượng lương gian giữa là 4,26m. Ở Tiền Đường, các Hoành mái không đồng nhất, cho thấy công trình đã được tu sửa nhiều lần. Cửa ra vào Tiền Đường được mở tại hàng Cột cái trước ở cả năm gian, với năm bộ cửa kiểu Thượng song, hạ bản. Bao che hai chái hồi là tường xây gạch, trát vữa, sơn trắng; thân tường mở cửa sổ. Tường bao xây gạch, trát vữa còn được làm ở mặt sau của hai gian liền sát hai chái.
Ở vị trí giao mái giữa Tiền Đường và Thiêu Hương có hai Kẻ xối với một đầu ăn vào Cột Quân, đầu kia ăn mộng qua Cột cái sau gian giữa và được nối đầu trên, vươn lên gặp nhau ở thượng lương Thiêu Hương. Kẻ xối cùng với một số Cột trốn chạm chữ Nho hay các chạm khắc trang trí hình con thú ở Vi nách trái Tiền Đường là sản phẩm của thế kỷ XVII có giá trị đặc sắc nhất tại chùa Giám.
Thiêu Hương có kích thước (3,3×9,2)m, là tòa ở giữa nối mái Tiền Đường với Thượng Điện và có chung cốt nền với Tiền Đường. Thiêu Hương chỉ có một gian rộng 2,2m nhưng có tới bốn Vì nóc, bao gồm hai Vì chính và hai Vì ở vị trí giao mái với hai tòa Tiền Đường và Thượng Điện. Bộ khung gỗ được dựng trên bốn hàng chân, gồm hai hàng Cột cái có đường kính từ 0,37m đến 0,38m và hai hàng. Cột quân từ 0,26m đến 0,28m. Khoảng cách giữa hai Cột cái là 2,79m, từ Cột cái đến Cột quân liền kề là 1,93m và từ Cột Quân đến tường là 0,52m. Nối các đầu Cột là hệ Xà với Xà dọc Cột cái cao cách nền 2,9m và Xà dọc Cột quân cao cách nền 2m.
Các Vì nóc ở Thiêu Hương kiểu Giá chiêng – Chồng rường; các Vì nách kiểu bán Giá chiêng – Chồng rường. Khoảng cách từ nền tới Xà nách là 2,18m, tới Câu đầu là 3,26m. Ở tòa Thiêu Hương, Vì nóc thứ hai tính từ Tiền Đường vào được kết cấu kiểu Giá chiêng – chồng rường với Trụ trốn thấp và ăn mộng vào thân Trụ trốn là một rường cụt kê trên Câu đầu. Các cấu kiện ở Vì nóc thứ hai đều được chạm khắc tỉ mỉ với nhiều hoa văn có niên đại thế kỷ XVII và là bộ Vì giữ được nhiều giá trị của Tam Bảo.
Hai mặt trước, sau tòa Thiêu Hương để trống, thông với Thượng Điện và Tiền Đường; hai bên hồi xây tường gạch, trát vữa.
Thượng Điện có kích thước (7,5×5)m, gồm một gian hai chái, được dựng trên cơ nền cao hơn Thiêu Hương 0,75m. Nền Thượng Điện được lát gạch chữ nhật, kích thước (0,4×0,25)m. Bộ khung kiến trúc Thượng Điện dựng trên bốn hàng chân Cột với bốn Cột cái gian giữa có đường kính từ 0,33m đến 0,37m; các Cột quân có đường kính từ 0,3m đến 0,33m. Hai bộ Vì nóc gian giữa Thượng Điện kiểu Vì kèo – cọc báng; hai bộ Vì nóc lửng kiểu Giá chiêng- Chồng rường.
Các Vì nách trước và sau kiểu Chồng rường với hai con Rương chồng lên nhau; Vì nách hồi kiểu Giá chiêng – Chồng rường. Khoảng cách từ nền tới Thượng lương là 4m, tới Câu đầu là 3m và Xà nách là 2.5m. Nối các đầu Cột theo hàng dọc là hệ Xà dọc, khoảng cách từ nền tới dạ Xà dọc thượng 2,15m và tới dạ Xà dọc hạ là 1,9m. Giữa Thiệu Hương và Thượng Điện không có Kẻ xối. Ở bốn góc Thượng Điện có các Kẻ góc được tạo với đầu trên ăn mộng vào Cột trốn hồi, đầu dưới ăn mộng qua Cột góc và gác lên tường. Bao che của Thượng Điện bắt đầu từ hai chái và mặt sau là Vách đố lụa.
Tòa Tam Bảo chùa Giám có mặt bằng mái chữ Công, Tiền Đường và Thượng Điện có bốn mặt mái, Thiêu Hương có mai mặt mái. Mái Tam Bảo lợp ngói lót (mặt dưới có in hình chữ Thọ) và ngói di.
Nhà phẩm
Nhà Phẩm gồm một gian hai chái, mặt bằng gần vuông, kích thước (9,5×9,65)m, được dựng trên cơ nền cao hơn nền sân 0.95m. Nền nhà Phẩm ở khoảng giữa Cột cái với Cột quân được lát đan xen gạch bát (0,3×0,3)m và gạch thất (0,15×0,3)m; nền khoảng giữa bốn Cột cái lát đá và được hạ thấp hơn nền giữa Cột cái với Cột Quân, xung quanh có rãnh thoát nước nhỏ. Ngăn chia nội thất gian giữa với xung quanh là lan can chấn song gỗ, cao 1,05m, được làm nối quây quanh các Cột cái. Tòa Cửu phẩm liên hoa được đặt trên phần nền lát đá ở trung tâm tòa nhà, cao khoảng 7,3m, có 9 tầng, mặt bằng hình lục giác. Mỗi mặt của các tầng đều đặt các bộ tượng nhỏ, tổng cộng có khoảng 144 pho tượng. Đỉnh tòa Cửu Phẩm Liên Hoa đặt một pho tượng Phật A di đà.
Nhà Phẩm có kết cấu kiểu Chồng diêm, ba tầng mười hai mái với bồn hàng chân Cột, có bôn Cột cái (mỗi Cột cao 6,4m đường kích từ 0,4m đến 0,43m), chạy thẳng lên đỡ bộ Vì ở tầng mái thứ ba và tám Cột quân (mỗi Cột cao 2,4m đường kính từ 0,27m đến 0,32m) và bốn Cột góc (đường kính 0,3m) lên chạm tầng mái thứ nhất. Khoảng cách giữa Cột cái với Cột Quân liền kề là 1,8m. Khoảng cách giữa bốn Cột cái là 3,95m, tức bước Cột bằng bước gian. Khoảng cách giữa hai chái là 1,7m. Các Cột được kê trên các chân tảng có kích thước khác nhau và kiểu dáng không đồng nhất, có thể Qua nhiều lần trùng tu. Nối giằng xung quanh các Cột cái là hệ Xà đai, gồm Xà thượng cao cách nền 6,26m và Xà hạ cao cách nền 5,35m. Ở hàng Cột Quân cũng có cặp xà như vậy với khoảng cách từ nền tới Xà thượng Cột quân là 2,65m và tới Xà hạ là 1,96m. Các Cột cái và Cột quân được liên kết với nhau bằng một cặp Xà nách mà Xà nách trên đỡ một cột trốn có công năng như một Cột quân ở tầng hai giúp cho các tầng trên thu hồi dần.
Từ mái tầng một lên mái tầng hai có tám Cột trốn và bốn Cột góc ngồi trên một thanh xà cong nối giữa hai Cột Quân. Trên các Cột trốn cũng có cặp Xà giằng các Cột trốn với nhau, khoảng cách từ nền tới Xà thượng cột trốn tầng hai là 4,28m và tới Xà hạ là 2,9lm. Từ tầng mái hai lên tầng mái ba có bốn Cột trốn đỡ bốn Kẻ góc, khoảng cách từ nền tới Xà thượng Cột trốn tầng mái ba là 6m và tới Xà ha là 5,2m.
Bao che xung quanh tầng một và tầng hai là các Vách đố lụa, ở tầng ba là các Ván gió. Cửa đi ở tầng một được mở cả bốn phía với bốn bộ cửa Bức bàn hai cánh, ở tầng hai được mở bốn bộ cửa sổ cũng kiểu Bức bàn hai cánh để lấy ánh sáng. Toàn bộ các tầng mái được lợp ngói mũi hài, trên đỉnh tầng mái cao nhất đặt quả Hồ lô và có bờ chảy chạy về bốn góc đao của cả ba tầng mái.
Tòa Cửu phẩm liên hoa ở chùa Giám được xem là Cổ vật có giá trị nghệ thuật kiến trúc Phật giáo và năm 2016 đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Giám
Xuất phát ở trung tâm Hà Nội rồi đi từ hướng Đi theo P. Tôn Đức Thắng, P. Xã Đàn, Trần Khát Chân và Nguyễn Khoái đến QL1A tại Lĩnh Nam >> đi theo hướng QL5 đến Tân Trường >> đi đến khu vực Cẩm Sơn rồi đi theo chỉ dẫn là đến chùa Giám.
Chúng tôi hy vọng rằng qua những chia sẻ này, bạn sẽ có được thêm nhiều thông tin hữu ích về chùa Giám. Đừng ngần ngại cập nhật thêm những thông tin thú vị và hữu ích tại trang web của chúng tôi tại bchannel.vn nhé!
Tin liên quan
Chùa Miểng Sành – Ngôi cổ tự độc nhất vô nhị tại quận 8
Du lịch chùa 28/11/2024 11:34:32
Chùa Miểng Sành – Ngôi cổ tự độc nhất vô nhị tại quận 8
Du lịch chùa 28-11-2024 11:34:32
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16/11/2024 10:50:21
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16-11-2024 10:50:21
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31/10/2024 14:59:10
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31-10-2024 14:59:10
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24-10-2024 10:14:05
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19-10-2024 11:32:47
27 lượt thích 0 bình luận