Kinh nghiệm khám phá chùa Khai Nguyên Hà Nội
Chùa Khai Nguyên là ngôi chùa cổ kính thuộc Sơn Tây – ngoại ô Thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa rất nổi tiếng với lối thiết kế kiến trúc độc đáo và giá trị tâm linh vô giá. Tại đây có khung cảnh vô cùng yên tĩnh, thiêng liêng thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm. Cùng theo dõi nội dung dưới đây để khám phá thêm những vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa này.
Lịch sử chùa Khai Nguyên Hà Nội
Chùa Khai Nguyên Sơn Tây được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVI, khi trường phái Phật giáo phát triển mạnh tại Việt Nam. Chùa đã nhiều lần bị tàn phá do chiến tranh gây ra, đặc biệt là thời kỳ chiến tranh Pháp – Mỹ.
- Năm 1997, bà Vương Thị Nhật kêu gọi mọi người tham gia tu sửa chùa dưới sự đồng ý các cấp chính quyền địa phương.
- Năm 2008, Đại đức Thích Đạo Thịnh là người trông nom chùa. Ông đã xin chuyển ngôi chùa về vị trí cũ và chùa được chuyển về vị trí trước cửa đền Trung vào tháng 7/2008.
- Từ năm 2003, công tác trùng tu chùa được thực hiện một cách bài bản và quy mô lớn.
Ngôi chùa Khai Nguyên Sơn Tây có giá trị tâm linh đặc biệt, là nơi thờ cúng Đức Phật cùng nhiều vị Bồ tát. Nơi đây thu hút đông đảo các tín đồ Phật giáo và khách thập phương tìm kiếm sự bình an trong cuộc sống.
Chùa Khai Nguyên ở đâu?
Ngôi chùa cổ kính này tọa lạc tại địa chỉ thôn Tây Ninh, xã Sơn Đông, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội , Việt Nam. Chùa mở cửa đón du khách tham quan, chiêm bái từ 07:00 – 20:00 hàng ngày. Lịch hoạt động chùa Khai Nguyên là các ngày trong tuần, bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, tết.
Cách di chuyển tới chùa Khai Nguyên
Chùa Khai Nguyên Hà Nội tọa lạc tại vùng quê Sơn Tây bình dị, cách thành phố Hà Nội 45km. Do đó, du khách có thể viếng chùa bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như sau:
- Xe máy, ô tô cá nhân: Đây là phương tiện giúp du khách chủ động thời gian trong hành trình khám phá ngôi chùa. Bạn sẽ đi theo QL32 và DT82 hoặc theo đường Cao tốc 08 và QL21A để đến chùa Khai Nguyên.
- Xe buýt: Để tiết kiệm chi phí, bạn đón xe buýt số 74 và xuống ở điểm dừng gần chùa Khai Nguyên nhất.
Kiến trúc đồ sộ tại chùa Khai Nguyên
Ngôi chùa Khai Nguyên trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được lối kiến trúc cổ kính và ấn tượng. Trong đó, lối thiết kế ngôi chùa còn mang đậm phong cách truyền thống, không gian thờ tự trang nghiêm.
Tại đây, các công trình được bố trí khéo léo, hài hòa với chi tiết kiến trúc hiện đại. Khuôn viên chùa thanh bình, yên tĩnh thu hút du khách bởi hồ nước nên thơ cùng lầu gác mô phỏng hình dáng chùa Một Cột.
Tổng quan khuôn viên chùa
Kiến trúc ngôi chùa với quy mô và độ hoành tráng thuộc vào top hàng đầu ở miền Bắc. Trong đó, chùa có lối kiến thiết kế “nội công ngoại quốc” kim cổ giao hoà. Cụ thể, các gian thờ chính ngôi chùa được bố trí theo kiểu “Tiền Phật hậu Tổ” rồi đến các khu vực như Tăng đường, tả vu, hữu vu, tháp Báo Ân, gác trống,…
Bên trong Tam Bảo có hệ thống gần 2000 pho tượng Phật lớn nhỏ khác nhau được đặt từ Nội điện, hành lang, sân chùa,… Ngoài ra tại đây còn có các di vật cổ như 2 tấm bia đá năm 1759, quả chuông đồng năm 1870. Những hiện vật này đều mang giá trị văn hoá và lịch sử không gì sánh bằng.
Phía trước chùa bạn sẽ thấy hồ nước lớn hình chữ nhật sở hữu làn nước xanh như ngọc, giống tấm gương lớn phản chiếu ánh nắng mặt trời. Trên mặt hồ có một lầu gác mô phỏng kiến trúc của chùa Một Cột thờ Địa Tạng vương Bồ Tát và cất giữ bộ kinh Địa Tạng quý hiếm.
Gần 2000 pho tượng trong ban thờ Tam Bảo
Chùa Khai Nguyên Hà Nội còn là nơi thờ tự hệ thống tượng Phật đồ sộ. Trong đó có gần 2000 bức tượng được làm bằng chất liệu quý hiếm như đồng, ngọc bích… Các bức tượng được sắp xếp trong gian Tam bảo mang đến lối kiến trúc độc đáo và không gian vô cùng trang nghiêm, thanh tịnh.
Tượng A Di Đà Phật lớn nhất tại Đông Nam Á
Điểm nhấn đặc sắc của chùa Khai Nguyên chính là bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á. Bức tượng Phật này có chiều cao 72m và đường kính bệ tượng 1.200m2. Bức tượng được xây dựng khởi đầu từ năm 2015 và hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Bức tượng Phật A Di Đà uy nghiêm trong tư thế kiết già, truyền tải vẻ từ bi và trí huệ. Trên tay trái của Ngài chính là đóa sen hồng chớm nở, tay phải của Ngài được đặt ở tư thế Giáo hóa thủ ấn.
Hai lòng bàn tay đức Phật là hình bánh xe Pháp luân đắp nổi, thể hiện triết lý sâu xa Phật giáo. Phần đế bức tượng là đóa sen khổng lồ có 3 lớp và 56 cánh hoa. Bức tượng được xây dựng để truyền tải thông điệp “Vì hòa bình thế giới”, mong muốn đem đến sự an lành và thịnh vượng. Dưới tầng ngầm của pho tượng mô phỏng 18 tầng địa ngục truyền tải khái niệm luân hồi, quy luật nhân quả đạo Phật.
Hoạt động ý nghĩa của chùa Khai Nguyên
Bên cạnh việc khám phá lối kiến trúc độc đáo, khung cảnh thiên nhiên thanh bình thì khi đến chùa Khai Nguyên, bạn còn được trải nghiệm các hoạt động ý nghĩa khác như:
Khoá tu mùa hè
Hiện nay, Chùa Khai Nguyên là điểm đến quen thuộc của đông đảo Phật tử. Tại đây thường xuyên tổ chức các khóa tu học giáo lý nhà Phật dành cho Tăng Ni và Phật tử. Hay các khóa tu ngắn hạn mùa hè dành cho các bạn trẻ, học sinh và sinh viên.
Những khóa học ngắn hạn này không chỉ tập trung việc truyền đạt kiến thức Phật pháp mà gắn liên các hoạt động nhân đạo như hiến máu, thiện nguyện. Nhờ đó mà giới trẻ sẽ có cơ hội nuôi dưỡng lòng nhân ái, có sự kết nối cộng động, thiên nhiên.
Chia sẻ pháp thoại
Ngôi chùa thường xuyên tổ chức thông bạch cho người theo tín ngưỡng đạo Phật. Tại đây thường xuyên chia sẻ Pháp thoại, giúp chúng ta thấu hiểu hơn về Phật pháp, thực hiện điều thiện để cuộc sống hạnh phúc, thanh bình hơn.
Yoga quốc tế
Ngoài ra, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam đã tiến hành tổ chức sự kiện Ngày Quốc Tế Yoga vào ngày 17/06 tại chùa Khai Nguyên. Đây là sự kiện có sự tham dự của gần 1000 vận động viên Yoga đến từ khắp mọi nơi trên thế giới cùng Quý Phật tử thập phương. Ngày kỷ niệm quốc tế Yoga tạo nên một không khí tươi, vui tràn đầy sức sống cho mọi người.
Tóm lại, chùa Khai Nguyên Hà Nội sở hữu những vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng về khung cảnh, lối kiến trúc. Đây chính là điểm đến tâm linh thú vị và là nơi để bạn trải nghiệm nhiều hoạt động ý nghĩa khác. Đừng quên ghé thăm chùa Khai Nguyên vào ngày gần nhất bạn nhé!
Tin liên quan
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16/11/2024 10:50:21
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16-11-2024 10:50:21
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31/10/2024 14:59:10
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31-10-2024 14:59:10
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24-10-2024 10:14:05
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19-10-2024 11:32:47
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11/10/2024 10:49:48
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11-10-2024 10:49:48
25 lượt thích 0 bình luận