Khám phá chùa Mía: Nơi lưu giữ các pho tượng cổ độc đáo

21/07/2023 08:48:34 691 lượt xem

Chùa Mía Sơn Tây là ngôi chùa cổ kính lưu giữ nhiều tượng phật nghệ thuật độc đáo của Việt Nam. Nơi đây có khung cảnh thanh bình, tĩnh mịch giúp chúng ta xua tan mọi mệt mỏi, cảm nhận sự an lành ở tâm hồn. Cùng khám phá những nét độc đáo trong kiến trúc chùa Mía qua nội dung dưới đây.

Giới thiệu về chùa Mía 

Chùa Mía ở làng cổ Đường Lâm hội tụ quần thể di tích đền chùa, miếu mạo lâu đời. Ngôi chùa này có tên hiệu là Sùng Nghiêm Tự, được người dân nơi đây mến mộ uy đức cung phi nên đã tạc tượng bà, tôn sùng bà thành Bà Chúa Mía. Ngôi chùa đã được tu bổ rất nhiều lần nhưng kiến trúc và quy mô chùa vẫn giữ nguyên vẹn như xưa.

Khám phá chùa Mía _ Nơi lưu giữ các pho tượng cổ độc đáo

Lịch sử chùa Mía

Ngôi chùa Mía có lịch sử khá lâu đời, được xây dựng cách đây trên 4 thế kỷ. Trong đó, tòa Tam bảo được xây dựng vào năm 1621. Đến năm 1632, cung phi  Nguyễn Thị Ngọc Dong đã đứng ra khuyến mộ nhân dân góp công góp của tôn tạo lại chùa. Bà được mọi người trong vùng mến mộ uy đức tôn kính gọi là “Bà Chúa Mía”, được dân làng tạc tượng khi mất và đưa vào phối thờ ở nơi đây.

Xem thêm: Khám phá các ngôi chùa trên toàn quốc 

Khám phá chùa Mía _ Nơi lưu giữ các pho tượng cổ độc đáo (2)

Địa chỉ Chùa Mía ở đâu?

Ngôi chùa này tọa lạc tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Ngôi chùa mở cửa đón khách từ 07:00 đến 17:00 hàng ngày. 

Kiến trúc chùa Mía

Ngôi chùa đã trải qua nhiều lần tôn tạo, trùng tu tuy nhiên kiến trúc vẫn không có nhiều sự khác biệt. Hiện nay, chùa bao gồm các hạng mục chính như cổng Tam quan, Chính điện, Thượng Điện, Nhà thờ tổ, Gác chuông, dãy hành lang chữ Mục.

Khám phá chùa Mía _ Nơi lưu giữ các pho tượng cổ độc đáo (4)

Cổng Tam quan chùa nằm khiêm tốn ngay mặt đường làng với thiết kế 2 tầng. Từ cổng chùa nhìn thẳng ra bên kia đường bạn sẽ thấy đền thờ Bổ Cái đại vương. Bên phải Cổng Tam quan sẽ thấy một cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi mang đến không gian thanh tịnh nơi cửa Phật.

Tiếp đến là tòa Bảo Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa uy nghiêm cao 13m thờ vọng Xá Lợi Đức Phật. Trong mỗi ô cửa ở 9 tầng tháp có khắc họa hình bông hoa sen diệu pháp của nhà Phật. 

Xem thêm: Chùa Trấn Quốc Hà Nội | Ngôi chùa linh thiêng hơn 1500 tuổi

Khám phá chùa Mía _ Nơi lưu giữ các pho tượng cổ độc đáo (3)

Gần đó là gác chuông chùa 3 gian theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái đầy ấn tượng. Sàn nhà bằng gỗ, các góc mái gắn đao triện uy nghi. Tại tầng trên đặt một quả chuông cổ từ thời nhà Lê và một chiếc khánh đồng đúc thời Nguyễn.

Tiền đường gồm 7 gian 2 chía, phía trái là tấm bia rùa lớn ghi rõ niên đại xây dựng  năm 1632. Bên ngoài Tiền Đường thiết kế cao ráo để khách thập phương dừng chân soạn lễ trước khi lên Chính Điện chiêm bái Tam Bảo.  

Bái đường nối với Thiêu hương và Thượng điện kiểu giật cấp. Nhà Thiêu hương có 3 gian với 4 hàng cột, được xem là cầu nối giữa Bái đường và Thượng điện. Thượng điện là nơi đặt tòa kim cương của Tam Thế Phật.   

Khám phá chùa Mía _ Nơi lưu giữ các pho tượng cổ độc đáo (5)

Hệ thống tượng tại chùa Mía mang giá trị lịch sử và tâm linh quan trọng. Trong đó, kể đến là tượng Tuyết Sơn, tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn, tượng bá Đại Hòa Thượng, tượng Hộ pháp, tượng Tứ Bồ Tát, Quan Âm Tống Tử, tượng Bà Chúa Mía… Mỗi pho tượng có thiết kế hình dáng khác nhau, thể hiện sự uy nghiêm và trang trọng. 

Xem thêm: Chùa Tây Phương | Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội

Lưu ý khi đi chùa Mía

Khi đi chùa Mía, bạn nên tham khảo cách sắm lễ và những điều kiêng kỵ từ người đi trước để tránh mắc phải. Trong đó, một số vật phẩm không thể thiếu khi đi lễ chùa là nhang trầm, bánh kẹo phù hợp. Ngoài ra, bạn cần chọn trang phục trang nghiêm, kín đáo khi lễ chùa. 

Trước tiên, bạn nên đặt lễ ở chánh điện trước khi đến các nơi thờ cúng khác trong chùa. Sau khi lễ cúng xong bạn có thể trò chuyện với các sư thầy hay làm công đức, cúng dường.  

Chùa Mía có không gian yên tĩnh, thoáng đãng, phong cảnh thiên nhiên rộng lớn phù hợp với du khách đang tìm chốn an yên. Hãy ghé thăm ngôi chùa linh thiêng này để cảm nhận hết vẻ đẹp về kiến trúc chùa cùng sự thanh tịnh và an yên trong tâm hồn.

42 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định

Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17

Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật

Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”

Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36

Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ

Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22

Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”

Du lịch chùa 30/07/2024 16:48:58