Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Chùa Một mái nằm trong cụm Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chùa Thầy. Đặc biệt, nơi đây từng là địa điểm dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Chùa Mái Mái ở đâu?
Chùa Một Mái nằm trong cụm Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014.
Giới thiệu chùa Một Mái
Chùa Một Mái còn có tên gọi là Bối Am tự, được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX. Tọa lạc phía Tây núi Sài Sơn với lối kiến trúc kiểu chữ Tam gồm nhà Tổ, nhà Mẫu và Tam quan. Tam quan kiểu tám mái, điện Mẫu gồm 5 gian còn nhà Tổ chỉ có một gian bán mái dựng tựa lưng vào núi. Bởi thế nên dân gian quen gọi Bối Am tự là chùa Một Mái. Ngoài ra, trong quần thể này còn có những di tích khác như thủy đình hồ Long Trì ở chân núi trước cửa chùa, hai cây cầu lợp mái ngói Nguyệt Tiên Kiều và Nhật Tiên Kiều, đền Tam Phủ. Và, đặc biệt có chùa Một Mái, ngôi chùa nhỏ nhưng lại có những dấu ấn lịch sử đặc sắc.
Tuy kiến trúc nhỏ bé, đường vào chùa không thuận tiện nhưng chùa Một Mái lại là nơi hấp dẫn nhiều tao nhân mặc khách xưa nay, như Tiến sĩ thời Hậu Lê là Ninh Tốn (1743-?) khi đến đây đã xúc cảm làm bài thơ “Đề Sài Sơn bán ốc tự” (Chùa Bán Mái ở Sài Sơn), trong đó có câu:
“Thắng trí tối kham yêu dật hứng,
Tầm sơn dung dị khiển sơn nạn”.
(Cảnh đẹp gợi bao nguồn cảm hứng
Tìm non thì dễ, khiến non gay).
Hoàng giáp triều Nguyễn là Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925) cũng có bài “Đề Sài Nham Bối Am tự” Hoàng giáp triều Nguyễn là Nguyễn Thượng Hiền (Đề chùa Bối Am ở Sài Nham) được dịch nghĩa như sau:
Tung bước băng lên thành ráng pha
Lầu cao chuông vọng tiếng ngân nga
Rủ am thạch nhũ lưng chừng đá
Thềm uốn rễ tùng bậc bước qua
Chim hót trong vòm xanh biếc núi
Sương bay ngoài nội đỏ chùm hoa
Hương lan từng đợt hồn ngây ngất
Những muốn hồi tâm hướng Phật Đà.
Chùa Một Mái gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ chống Pháp
Chùa Một Mái còn được biết tới là nơi Chủ tịch Hồ Chính Minh đã về ở và làm việc trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (từ ngày 03.02 đến 02. 3.1947).
Sau thắng lợi của kháng chiến chống Pháp, tháng 10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương trở về Hà Nội. Dù bận trăm công nghìn việc, ngày 19/5/1957, Bác vẫn dành thời gian về thăm lại chùa Một Mái. Tại đây, Người dừng chân xúc động trước nhà Tổ, nơi bên phải điện Mẫu – chính là chốn Bác từng sống và làm việc trong những ngày tháng kháng chiến đầy gian khó.
Hai năm sau, cũng vào ngày sinh nhật của mình 19/5/1959, Bác Hồ một lần nữa quay về Sài Sơn và ghé thăm chùa Một Mái, để lại dấu ấn tình cảm sâu sắc với nơi này.
Năm 1984, nhà Tổ của chùa được trùng tu làm Nhà lưu niệm Bác Hồ, hiện lưu giữ nhiều hiện vật quý như tấm áo của Người, ảnh Bác về thăm chùa năm 1959, và một số bút tích khi Người làm việc tại đây. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, chùa Một Mái còn được sử dụng làm cơ sở hoạt động của Trường Đảng Sơn Tây, tiếp tục gắn bó với hành trình lịch sử của đất nước.
Ngày nay, chùa Một Mái là một di tích linh thiêng, không chỉ ghi dấu sự kiện lịch sử từ kháng chiến chống Pháp, mà còn khắc sâu hình ảnh và tình cảm chân thành của Chủ tịch Hồ Chí Minh với mảnh đất Sài Sơn.
Tin liên quan
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24-10-2024 10:14:05
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19-10-2024 11:32:47
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11/10/2024 10:49:48
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11-10-2024 10:49:48
Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định
Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17
Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định
Du lịch chùa 26-08-2024 15:40:17
Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật
Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57
Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật
Du lịch chùa 26-08-2024 15:23:57
3 lượt thích 0 bình luận