Chùa Quán Sứ Hà Nội: Ngôi cổ tự linh thiêng nổi tiếng

03/08/2023 10:48:28 604 lượt xem

Chùa Quán Sứ là ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm. Nơi đây có không gian yên bình, thanh tịnh và kiến trúc cổ kính thu hút du khách thập phương. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu chi tiết hơn về ngôi chùa lâu đời này. 

Giới thiệu chùa Quán Sứ Hà Nội

Tại Hà Nội có rất công trình chùa chiền linh thiêng mang đậm chất lịch sử và kiến trúc độc đáo. Trong đó, Chùa Quán Sứ là một trong những ngôi cổ tự được đông đảo Phật tử và khách du lịch viếng thăm.

Ngôi chùa được thành lập từ thế kỷ XIV – XV, mang vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, là trụ sở trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nơi đây không chỉ dành cho các Phật tử cầu nguyện mà còn là di sản văn hóa để du khách hiểu rõ về sự linh thiêng, sâu sắc của đạo Phật.

Xem thêm: Khám phá các ngôi chùa trên toàn quốc 

Chùa Quán Sứ Hà Nội - Điểm đến du lịch tâm linh ấn tượng

Lịch sử chùa Quán Sứ Hà Nội

Ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ XIV, dưới thời vua Trần Dụ Tông. Thời bấy giờ, triều đình cho xây dựng một tòa nhà để tiếp các sứ thần và ngôi chùa Quán Sứ tại công quán để những sứ thần này có thể hành lễ Đạo Phật. Cũng có sử sách chép rằng chùa được dựng lên vào thời vua Lê Thế Tông ở thế kỷ XV.

Theo ghi chép tiến sĩ Lê Duy Trung thì tại thời vua Gia Long thì chùa trở thành nơi hành lễ của quân nhân đồn Hậu Quân. Sau khi quân nhân rút khỏi đồn thì trụ trì mới của chùa cho xây dựng thêm khu hành lang, tô tượng, đúc chuông.

Tại đây thường xuyên tổ chức các sự kiện quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thế giới. Ngôi chùa trở thành danh lam cổ tự bậc nhất Hà thành và thu hút đông đảo du khách, Phật tử ghé thăm.

Chùa Quán Sứ Hà Nội

Địa chỉ chùa Quán Sứ Hà Nội ở đâu?

Chùa Quán Sứ tọa lạc tại địa chỉ số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Ngôi chùa nằm ở vị trí cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 1km nên du khách dễ dàng ghé thăm.

Cách di chuyển đến chùa Quán Sứ 

Có khá nhiều cách di chuyển đến ngôi chùa linh thiêng này. Trong đó, bạn có thể đến Chùa bằng xe taxi, xe máy, xe bus nếu xuất phát tại Hà Nội. 

  • Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn đi theo đường Lê Thái Tổ về phía Bà Triệu. Tại ngã tư với Trần Hưng Đạo, bạn rẽ phải để đi tiếp đến Quảng trường Lao Động và rẽ vào phố Quán Sứ. Đi thêm 150m là bạn đã đến với ngôi chùa. 
  • Nếu muốn đi bằng xe buýt, du khách có thể lên xe số 01, 32, 40 tùy theo điểm xuất phát và sẽ có điểm dừng rất gần ngôi chùa. 

Xem thêm: Chùa Trấn Quốc Hà Nội | Ngôi chùa linh thiêng hơn 1500 tuổi

Kiến trúc của chùa Quán Sứ 

Kiến trúc ngôi chùa cổ này xét về tổng thể hội tụ tất cả tinh hoa từ các ngôi chùa lớn khu vực miền Bắc. Trong đó, khuôn viên chùa có lối kiến trúc bên trong hình chữ Công, bên ngoài hình chữ Quốc. Hiện nay, ngôi chùa gồm có các hạng mục như Tam quan, chính điện, thư viện, nhà khách, tăng phòng, giảng đường.

Khu vực Tam quan của ngôi chùa có 3 tầng mái, ở giữa là lầu chuông. Sau cổng tam quan là khoảng sân gạch dẫn đến khu chính điện. Khu chính điện có thiết kế hình vuông, có 2 tầng và hành lang bao quanh. 

Chùa Quán Sứ Hà Nội (2)

Tòa Tam Bảo được đặt ở tầng 2, tầng dưới có chức năng cách âm. Khu vực Chính điện nối với tòa nhà hậu đường thông qua cầu thang lộ thiên ở tầng giữa. Hai bên và sau sân chùa là khu vực thư viện, nhà khách, tăng phòng, giảng đường.

5 điều đặc biệt tại chùa Quán Sứ

Ngôi chùa tồn tại suốt hàng trăm năm bởi giá trị lịch sử, tâm linh ngôi chùa mang đến. Nơi đây có những điểm đặc biệt khác mà bạn nên khám phá như: 

Không thờ Mẫu Tam Tứ Phủ

Chùa Quán Sứ tại Hà Nội không thờ Mẫu và Tam – Tứ Phủ, vốn không thuộc Phật giáo như các ngôi chùa khác. Đây là một trong các điểm đặc biệt đầu tiên của ngôi chùa này.

Chùa Quán Sứ Hà Nội (3)

Chứng kiến sự phát triển của giáo hội Phật giáo Việt Nam 

Chùa Quán Sứ đã chứng kiến sự phát triển không ngừng của giáo hội Phật giáo Việt Nam như sau: 

  • Ngày 12/10/1935, số Tạp chí Đuốc Tuệ đầu tiên đã được xuất bản tại ngôi chùa này.
  • Năm 1936, Hội Bắc Kỳ Phật giáo bổ nhiệm Hòa thượng Thích Thanh Hanh làm Thiền gia Pháp chủ.
  • Năm 1942, kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng  thiết kế lại chùa.
  • Năm 1949, Hội Việt Nam Phật giáo thành lập và chọn chùa Quán Sứ làm trụ sở.
  • Ngày 13/5/1951, lá cờ Phật giáo lần đầu xuất hiện tại khuôn viên của chùa do Thượng tọa Tố Liên đem về.
  • Năm 1963, Vua Lào và chủ tịch Hồ Chí Minh làm lễ Phật tại chùa.
  • Ngày 19/4/1980, Ban Vận động Thống nhất Phật giáo ra mắt 
  • Tháng 11/1981, Đại biểu Phật giáo Thống nhất Việt Nam tổ chức ở đây.

Chùa Quán Sứ Hà Nội (4)

Hiện tại là trụ sở trung tâm Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Hiện nay, ngôi chùa là nơi đặt văn phòng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình ở Việt Nam. Các vị hòa thượng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều làm việc tại chùa.

Xem thêm: Chùa Tây Phương | Di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội

Chùa Quán Sứ Hà Nội (5)

Chữ viết, câu đối đều viết bằng chữ Quốc Ngữ 

Tuy ngôi chùa đã xây dựng hơn một thế kỷ trước nhưng các câu đối, tên gọi, chữ viết, văn khấn đều sử dụng chữ quốc ngữ thay vì chữ Hán. Đây cũng là điểm độc đáo riêng của chùa Quán Sứ so với các ngôi chùa khác. 

Lưu trữ các tài liệu Phật giáo 

Ngôi chùa lưu trữ rất nhiều tài liệu, thư tịch của Phật giáo. Hơn nữa, đây cũng là trung tâm nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá Phật giáo lớn tại Việt Nam.

Lễ hội chùa Quán Sứ 

Thông thường du khách, Phật tử sẽ đến chùa vào ngày mùng 1, ngày rằm các dịp lễ, Tết để cầu nguyện  bình an, sức khỏe, may mắn, thành công. Bên cạnh đó, tại đây cũng có nhiều hoạt động lớn cho các Phật tử và du khách như Lễ Phật Đản, Lễ Mông Sơn Thí Thực, Lễ Quy Y Tam Bảo. 

Ngoài ra, chùa cũng tổ chức các sự kiện đặc biệt như lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, cầu nguyện sinh linh bé nhỏ vào dịp Vu Lan được siêu thoát.

Lưu ý khi đi chùa Quán Sứ 

Khi đến với Chùa thì du khách cần lưu ý như sau:

  • Cần lựa chọn trang phục phù hợp, kín đáo, lịch sự khi ghé thăm chùa.
  • Khi vào Phật đường, tam bảo thì du khách không nên nằm, ngồi, đi giày dép, hút thuốc hay nhai kẹo cao su.
  • Không bẻ cành, hái hoa, xả rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.
  • Không cắm hương vào bồn hoa hay chậu cảnh trong chùa.
  • Không khạc nhổ bừa bãi, hay tự ý sử dụng, lấy đồ vật trong chùa.
  • Không cười nói lớn tiếng làm ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh ngôi chùa.

Chùa Quán Sứ Hà Nội (6)

Xem thêm: Khám phá chùa Mía: Nơi lưu giữ các pho tượng cổ độc đáo

Câu hỏi thường gặp về chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ thờ ai?

Ở khu vực chính điện, Điện Phật được bài trí trang nghiêm với các pho tượng khác nhau như sau:

  • Tượng Phật Tam Thế gồm có tượng Phật A Di Đà ở giữa, 2 bên là Bồ Tát Quán Thế Âm. 
  • Tượng Đại Thế Chí gồm có tượng Phật Thích Ca ở giữa, 2 bên Tôn giả A Nan Đà và Ca Diếp 
  • Tòa Cửu Long đặt giữa tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Địa Tạng Vương.

Bên phải chính điện là ban thờ Lý Quốc Sư và 2 thị giả. Bên trái thờ Đức Ông, Quan Bình, Châu Sương. Phía Đại Hùng Bảo Điện thờ Tổ thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam.

Đi chùa Quán Sứ cầu gì?

Nhiều du khách, Phật tử đến với chùa để cầu sức khỏe, bình an, may mắn, vạn sự hanh thông.

Chùa Quán Sứ là một trong những danh lam cổ tự thu hút đông đảo du khách, Phật tử ghé thăm hàng năm. Đây là điểm đến tâm linh thú vị giúp bạn xua tan mỏi mệt, xóa bỏ mọi căng thẳng để tâm hồn thanh bình hơn.

28 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định

Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17

Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật

Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”

Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36

Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ

Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22

Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”

Du lịch chùa 30/07/2024 16:48:58