Chùa Quán Sứ – Ngôi cộ tự linh thiêng bậc nhất Hà Thành gắn liền với lịch sử Giáo hội Phật giáo
Chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa lâu đời tại Hà Thành. Nơi đây cũng chính là trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 1981.
Hà Nội là địa danh nổi tiếng về các ngôi chùa, đền cổ kính và linh thiêng có niên đại hàng trăm năm tuổi. Một trong những ngôi chùa nổi tiếng không thể không biết khi đến nơi đây chính là chùa Quán Sứ. Đây là ngôi chùa cổ linh thiêng tọa lạc ngay giữa trung tâm Hà Nội. Chùa Quán Sứ còn là trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Giới thiệu chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ được thành lập từ khoảng thế kỷ XIV-XV không chỉ là địa danh cổ tự bậc nhất Hà Thành mà còn là Văn phòng Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập vào năm 1981. “Quán Sứ” có nghĩa là nơi ở của sứ giả, bắt nguồn từ lịch sử hình thành ngôi chùa.
Ngay cổng Tam quan của chùa Quán Sứ điểm ấn tượng chính là câu đối viết bằng chữ Quốc ngữ. Đây là điều hiếm hoi, vì thông thường tên và các câu đối ở chùa thường là chữ Hán. Trong gần nửa thế kỷ, chùa Quán Sứ thường xuyên là nơi tổ chức nhiều sự kiện Phật giáo quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thế giới, các kỳ họp hội nghị, hội thảo do các viện nghiên cứu tôn giáo, viện hàn lâm khoa học xã hội trong và ngoài nước tổ chức nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu Phật học và sự ảnh hưởng của tư tưởng của Phật giáo đời Trần đối với văn hóa dân tộc Việt Nam.
Địa điểm chùa Quán Sứ ở đâu?
Chùa Quán Sứ tọa lạc tại 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Trước đây thuộc địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, Tổng Tiền Nghiêm sau đổi thành Tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, thành Thăng Long.
Chùa Quán Sứ nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội, cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 1km.
Hướng dẫn cách đi đến chùa Quán Sứ
Cung đường di chuyển đến chùa Quán Sứ rất dễ dàng và thuận tiện. Bạn có thể sử dụng phương tiện công cộng hoặc phương tiện cá nhân để di chuyển đến Quán Sứ.
Di chuyển bằng ô tô, xe máy: Từ Hồ Hoàn Kiếm bạn theo đường Lê Thái Tổ đi về hướng Bà Triệu. Đến ngã tư với Trần Hưng Đạo rẽ phải tiếp tục đi đến vòng xoay Quảng trường Lao Động rẽ vào phố Quán Sứ đi khoảng 150m sẽ đến địa chỉ chùa Quán Sứ. (Bạn có thể gửi xe ngay mặt đường 69 Lý Thường Kiệt).
Di chuyển bằng xe công cộng: Nếu bạn di chuyển bằng xe bus có thể lựa chọn các tuyển 01, 32 và 40 đến điểm dừng gần chùa Quán Sứ.
Lưu ý: Bạn có thể sử dụng Google Maps trong quá trình di chuyển để tránh đi nhầm đường.
Giờ mở cửa chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ mở cửa từ 6h00 đến 19h00 tất cả các ngày trong tuần. Ngoài ra, vào ngày mùng 1, ngày 15 Âm lịch và các dịp Lễ Tết sẽ đóng cửa muộn hơn so với ngày thường.
Lịch sử hình thành chùa Quán Sứ Hà Nội
Theo sách “La thành cổ tích vịnh” được viết bởi Tiến sĩ Trần Bá Lãm vào năm 1787, đã ghi lại: “Vào khoảng thời kỳ vua Trần Dụ Tông (1341-1369), triều đình xây dựng một tòa sứ quán để đón tiếp sứ thần từ các nước láng giềng Chiêm Thành, Vạn Tượng và Ai Lao. Triều đình của chúng ta tiếp tục theo tập tục đó”. Và từ đó, người ta gọi chùa là chùa Quán Sứ.
Vào năm 1942, sư Tổ Vĩnh Nghiêm cho phép xây dựng lại chùa theo thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng, mang đậm nét kiến trúc và trang trí từ các ngôi chùa lớn ở miền Bắc.
Kiến trúc của chùa Quán Sứ
Cổng Tam Quan
Chùa Quán Sứ được xây dựng với lối kiến trúc kết hợp tinh hoa của nhiều ngôi chùa lớn ở miền Bắc. Tất cả công trình đều tuân theo phong cách truyền thống “Nội Công Ngoại Quốc”.
Đến với chùa Quán Sứ điểm ấn tượng đầu tiên chính là cổng Tam quan với thiết kế cổ kính với sắc vàng nổi bật trên phố Quán Sứ. Điểm nhấn chính là câu đối đỏ được viết bằng Quốc ngữ. Với thiết kế 3 tầng mái, ở trên công giữa chính là lầu chuông.
Chính điện Tam bảo
Sau khi đi qua cổng Tam quan vào trong sân chùa, bạn sẽ bước 11 bậc thềm để vào Chính điện Tam bảo nơi thờ Phật được trang trí trang nghiêm, tượng Phật với nhiều kích thước khác nhau được thếp vàng.
Phía trong cùng ở vị trí cao nhất là 3 pho tượng Phật Tam thế, kế tiếp là tượng Phật A Di Đà ở ngay chính giữa, hai bên là vị tôn giả A – Nan – Đà và tôn giả Ca – Diếp của Đức Phật. Ở bậc thấp nhất phía ngoài cùng là tòa Cửu Long nơi đặt tượng Phật Bồ Tát Quan Âm và tượng Địa Tạng Vương.
Chính giữa bên phải là điện thờ của Thiền sư Thích Minh Không – Lý Quốc Sư cùng 2 thị giả của Ngài. Bên trái thờ tượng Đức Ông. Đặc biệt, tại gian Quan Âm có đặt tượng Hòa thượng Thích Thanh Tứ – nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam với kích cỡ như người thật. Đây cũng là pho tượng đặc biệt với nhiều điều đặc biệt.
Tham quan hậu Đường và khung cảnh ở chùa Quán Sứ
Xung quanh chùa là hàng hiên thoáng mát và nhiều cây xanh trồng xung quanh tạo cảm giác thư thái, bình yên cho du khách đến tham quan và lễ Phật tại đây.
Trong màu chủ đạo tại chùa Quán Sứ là màu vàng và trắng, các tòa chính và nhà phụ đều được xây cao, thoáng mát. Tòa hậu đường cao 3 tầng, gian chính giữa nối liền với Chính điện qua một cầu thang lộ thiên.
Ngoài ra, tại đây còn có những công trình khác như: Nhà Tổ, giảng đường, nhà khách, thư viện, Tăng phòng, Văn phòng Phật giáo,…tất cả đều được xây dựng rộng rãi và thoáng mát.
Kinh nghiệm đi chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ là địa điểm du lịch tâm linh nên khi tới chùa tham quan và lễ Phật du khách cần lưu ý:
- Ăn mặc trang phục kín đáo, lịch sự, gọn gàng, không hở hang, phản cảm.
- Không cười to, nói lớn gây ồn ào, mất trật tự chốn thiền môn.
- Không ăn đồ mặn tại khu vực Chính điện chùa.
- Không cúng đồ mặn.
- Khi gặp chư Tăng hoặc chư Ni tại chùa hãy chắp tay hình hoa sen và cúi chào.
- Không mang theo vũ khí, chất cháy nổ, hàng cấm, văn hóa phẩm không lành mạnh và các tài liệu không được kiểm duyệt, phê duyệt vào chùa.
- Không vứt rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.
- Tuyệt đối không đánh trống, đánh chuông hay sử dụng vật phẩm pháp khí trong chùa.
- Không nhét tiền vào tượng Phật hay để tiền vào hòm công đức.
Cho dù bạn là du khách từ xa đến thăm Hà Nội hay là người đang sống trong thành phố này, hãy dành chút thời gian để ghé qua chùa Quán Sứ. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm không gian yên bình, trầm mặc và tận hưởng sự cổ kính, tạo ra một khoảnh khắc an nhiên giữa cuộc sống hối hả và bận rộn của thời đại hiện đại.
Tin liên quan
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16/11/2024 10:50:21
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16-11-2024 10:50:21
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31/10/2024 14:59:10
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31-10-2024 14:59:10
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24-10-2024 10:14:05
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19-10-2024 11:32:47
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11/10/2024 10:49:48
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11-10-2024 10:49:48
28 lượt thích 0 bình luận