Khám phá Chùa Sài Khê: Nơi An Yên tại Hà Nội
Chùa Sài Khê một trong những ngôi chùa linh thiêng nằm trong cụm di tích Chùa Thầy. Hãy cùng khám phá ngay tại đây có gì đặc biệt nhé!
Chùa Sài Khê ở đâu?
Chùa Sài Khê là danh lam gắn liền với chuỗi di tích lịch sử chùa Thầy của xứ Đoài. Chùa tọa lạc dưới chân núi Hoa Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội, là địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan và lễ bái.
Hướng dẫn đường đi về chùa Sài Khê
Để đến Chùa Sài Khê, nằm gần Hà Nội, bạn có thể lựa chọn giữa việc di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc xe bus.
Xe Bus: Bạn có thể bắt xe bus số 73 (từ bến xe Mỹ Đình đến chùa Thầy) với giá vé là 10.000 VNĐ/lượt. Xe bus thường có tần suất từ 10 đến 20 phút một chuyến.
Xe Máy và Ô Tô Cá Nhân: Nếu đi bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân, bạn có thể di chuyển theo Đại lộ Thăng Long. Khi đến cầu vượt Sài Sơn, hãy rẽ phải và tiếp tục chạy khoảng 1km nữa để đến chùa.
Giá Vé: Giá vé tham quan Chùa Thầy hiện nay là 10.000 VNĐ. Bạn cũng cần chú ý đến phí dịch vụ trông giữ xe máy là 10.000 VNĐ/xe và ô tô là 30.000 VNĐ/xe.
Giới thiệu chùa Sài Khê
Chùa Sài Khê tên chữ là Hoa Phát tự, đây là ngôi chùa được khởi dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII ở trên sườn núi núi Hoa Sơn, có kiến trúc đơn giản, nhưng trên điện thờ lại được đặt khá nhiều pho tượng thờ.
Qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, có cả cả những bậc Quý phái cũng tham gia Quyên góp, như một cung tần của chúa Trịnh Tạc vào năm 1695 đã đặt 10 mẫu ruộng Phật, chi 185 Quan tiền tu sửa chùa và đặt hậu bằng việc hiến thêm 3 mẫu ruộng, 2 sào ao để 4 giáp làm cơm chay cúng giỗ hàng năm.
Đến thế kỷ XVII, chùa hệ thống tượng khá phong phú đầy đủ… Hình thức thể hiện của các pho tượng có nhiều đường nét, chi tiết chạm khắc kế thừa các tượng của thế kỷ XVI nhưng khuôn mặt tượng đã bớt tươi tắn hơn, miệng thu nhỏ và bụng nở hơn; đó là đặc trưng nghệ thuật tượng của thế kỷ XVII, điều đó thể hiện sự chuyển tiếp từ phong cách Phật tích (thế kỷ XVI trở về trước) sang giai đoạn mới với cách thức thể hiện khác.
Đến đầu thế kỷ XIX, chùa bị xuống cấp nặng, dân làng đã di chuyển chùa xuống dưới chân núi ở vị trí như hiện nay và được tôn tạo, xây dựng với quy mô to rộng hơn. Năm 1935, chùa Sài Khê được trùng tu lớn.
Hiện nay, chùa có các hạng mục Tam Quan, gác chuông, chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu. Chùa Sài Khê có một hệ thông tượng tròn được điêu khắc đẹp đẽ, tinh xảo đạt giá trị nghệ thuật cao gồm toà Cửu Long, hơn 50 pho tượng tròn trong đó có nhiều pho đẹp như pho Đại Thế Chí Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát và hai pho tượng Văn Thù và Phổ Hiền là đặc sắc nhất.
Từ xưa chùa Sài Khê (Hoa Phát tự) đã là ngôi chùa nổi tiếng, được nhắc đến trong một số tác phẩm như Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án (khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX); trong thơ văn của nhiều bậc danh nhân, văn sĩ như trong bài Thiên Phúc tự thi (Bài thơ chùa Thiên Phúc) của chúa Trịnh Cương (1686-1729) có câu:
Trùng chập xây thạch bích lưng chừng,
Thái lão gồm Thiên Tài đỉnh nọ.
Tần vận phủ từ vân dung lãng,
Long Đấu kề Hoa Phát triền kia.
Hay như Tiến sĩ thời Hậu Lê là Trần Hiền (1684- 1742) trong bài Bồi Ngọc Phong Ngô trượng ông du Hoa Phát sơn tự thứ vận trình (Cùng ông thông gia họ Ngô hiệu Ngọc Phong chơi chùa núi Hoa Phát, hoạ vần trình đáp) cũng có câu dịch nghĩa như sau:
Ngọn núi đối mặt với núi Sài cùng một vẻ trong lành,
Trên đó nở hoa lan như tên núi vậy.
Thăm kỳ quan nên bám núi đá lên gác cao,
Dò ý xưa nên rẽ rêu đọc lời minh cũ.
Chim bay trước gió nghiêng nghiêng bóng,
Hoa bay sau mưa liu riu không âm thanh.
Chùa Sài Khê vẫn được tiếp tục xây dựng, Quy hoạch, mở mang cảnh trí để trở thành điểm văn hóa tâm linh, đáp ứng nhu cầu và lòng ngưỡng mộ của du khách cùng Phật tử thiện tín gần xa.
Kinh nghiệm du lịch chùa Sài Khê cần nắm
- Khi thăm Chùa Sài Khê, nên lựa chọn trang phục kín đáo và trang nhã, đặc biệt là khi mặc váy, hãy chọn váy dài qua đầu gối.
- Nếu bạn có ý định mua đồ lễ tại chùa, hãy tránh để người dân sắp lễ, vì có thể bạn sẽ phải trả giá cao hơn.
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể mang theo nước uống và đồ ăn từ nhà.
- Khi tham quan chùa, việc sử dụng bản đồ có thể giúp bạn tự tham quan mà không cần sự hướng dẫn từ người dân, tránh mất thêm chi phí khoảng 100.000 – 300.000 VNĐ.
- Trong trường hợp bạn muốn mua đồ lưu niệm, hãy hỏi giá trước đó và thương lượng để tránh bị ép giá.
- Nếu bạn muốn khám phá hang Cắc Cớ, nên thuê đèn pin với giá khoảng 5.000 VNĐ/lần.
Chùa Sài Khê là ngôi cổ tự linh thiêng gần Hà Nội. Nếu có dịp du lịch Thủ đô, đừng quên bỏ qua chuyến tham quan, vãn cảnh chùa Sài Khê để tận hưởng không khí thanh tịnh và khám phá những nét đẹp trong kiến trúc của chùa. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hay và hữu ích tại Bchannel.vn nhé!
Tin liên quan
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16/11/2024 10:50:21
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16-11-2024 10:50:21
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31/10/2024 14:59:10
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31-10-2024 14:59:10
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24-10-2024 10:14:05
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19-10-2024 11:32:47
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11/10/2024 10:49:48
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11-10-2024 10:49:48
23 lượt thích 0 bình luận