Kinh nghiệm khám phá chùa Trầm Hà Nội chi tiết

01/09/2023 07:02:35 376 lượt xem

Chùa Trầm là một trong những địa điểm du lịch tâm linh được nhiều người chọn lựa ghé thăm khi đến Chương Mỹ, Hà Nội. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên thanh bình, lối kiến trúc chùa độc đáo và nhiều di tích nổi bật. Cùng khám phá vẻ đẹp của chùa Trầm ở Chương Mỹ qua nội dung bài viết dưới đây.  

Địa chỉ chùa Trầm ở đâu? 

Chùa Trầm Hà Nội còn có tên gọi khác là Thiền viện Trầm Chương, là cổ tự lâu đời tại Việt Nam. Ngôi chùa tọa lạc tại khu vực đồi núi Trầm Chương, bản Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Đây là địa điểm tham quan thu hút các tín đồ du lịch  bởi lối kiến trúc độc đáo, cảnh quan tuyệt đẹp và giá trị tâm linh sâu sắc. 

Ngôi chùa này được hình thành vào khoảng thế kỷ XV, được dựng xây trên dãy núi đá vôi cao. Ngôi chùa có nhiều hang động và các bức tường nằm sâu dưới lòng núi. Các tòa tháp và tầng đá đan xen nhau vô cùng ấn tượng và thu hút các tín đồ du lịch tham quan. 

Kinh nghiệm khám phá chùa Trầm Hà Nội chi tiết

Đường đi chùa Trầm 

Chùa Trầm ở Phụng Châu, Chương Mỹ nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội không quá xa, chỉ mất 1 giờ đồng hồ di chuyển. Bạn có thể di chuyển đến ngôi chùa này bằng xe máy, ô tô hay xe buýt đều được.

  • Cụ thể, từ trung tâm Hà Nội, bạn di chuyển đến ngôi chùa theo cung đường Quốc lộ 6 đi Hòa Bình, đến thị trấn Chúc Sơn và núi Trầm.  
  • Nếu chọn đến Chùa Trầm bằng xe buýt, bạn sử dụng các tuyến số 36, 57, 80 rồi xuống ở trạm Vực Ninh. Từ trạm dừng, bạn đi xe ôm đến Chùa Trầm.

Kinh nghiệm khám phá chùa Trầm Hà Nội chi tiết (2)

Khám phá kiến trúc chùa Trầm 

Chùa Trầm được đánh giá có lối kiến trúc độc đáo, khuôn viên ấn tượng thu hút lữ khách xa gần. Trong đó, một số điểm nhấn trong lối kiến trúc ngôi chùa cổ kính này như sau: 

Tử Trầm Sơn – Chùa Trầm

Khi bước qua cổng vào sân, nhìn sang bên trái chính là Trầm Sơn Tử. Tổng thể ngôi chùa tọa lạc trên khoảnh đất cao, được xây lưng tựa núi Trầm, mặt hướng sông Đáy. Lối xây dựng chùa này theo phong thủy sẽ đem đến nhiều phúc lành.

Sân của chùa chính được lát gạch đỏ và trang trí cây cảnh hai bên. Lên bậc tam cấp bước vào nhà Trung điện mái ngói bạn sẽ thấy hàng cột hiên bằng đá vững chắc. Đi tiếp vào bên trong là Thượng điện và Hậu cung, trong đó, hậu cung thì người ngoài không được tự ý vào. Những ngày mùng 1, rằm hay lễ tết thì hậu cung được mở cửa để vào bao sái, quen dọn, thực hành cúng lễ.

Bên trong ngôi chùa có nhiều di vật đặc trưng như cặp câu đối, hoành phi sơn son thiếp vàng, ngai thờ, tượng Phật …  

Kinh nghiệm khám phá chùa Trầm Hà Nội chi tiết (3)

Chùa Hang

Chùa Hang nằm ngay cạnh chùa chính, là hang lớn cửa vào rộng khoảng 7 m, cao 3 m. Sâu bên trong của chùa Hang có thờ tượng Phật, bên trên vách đá khắc  bài thơ chữ nho.  

Đứng trong hang ngước nhìn lên chúng ta sẽ cảm thấy giếng trời nhỏ với dòng nước men theo vách đá tạo nên khối thạch nhũ. Trong hang còn có hệ thống rãnh thoát nước, bể nước tự nhiên tích nước chảy xuống. Một khung cảnh thiên nhiên ấn tượng, thu hút và vô cùng đẹp mắt. 

Động Long Tiên có nhiều tượng Phật, bên ngoài hang bên trái đặt chiếc khánh đồng,  chiếc chuông đồng và các hình nhân cầm giáo mác tạc bằng đá. Động Long Tiên tuy có diện tích nhỏ nhưng sẽ đem đến cho bạn nhiều khám phá thú vị.

Kinh nghiệm khám phá chùa Trầm Hà Nội chi tiết (4)

Chùa Vi Vô 

Từ Chùa Trầm, bạn di chuyển ngược phía trên 800m sẽ đến Chùa Vi Vô. Chùa  Vi Vô tọa lạc trên một núi đá nhỏ, có không gian thoáng mát. Khi leo đến lầu Nghênh Phong, bạn sẽ phóng tầm mắt chiêm ngưỡng quang cảnh xanh mát đầy thanh bình nơi đây. 

Kinh nghiệm khám phá chùa Trầm Hà Nội chi tiết (5)

Lễ hội chùa Trầm 

Khi bạn ghé thăm Chùa Trầm vào ngày 2/2 âm lịch hàng năm sẽ có cơ hội tham gia lễ hội tại đây. Với nhiều nghi thức tín ngưỡng linh thiêng cùng các hoạt động vui chơi cực thú vị tại chùa Trầm sẽ thu hút du khách. 

Kinh nghiệm khám phá chùa Trầm Hà Nội chi tiết (6)

Trải nghiệm cắm trại

Núi Trầm có khung cảnh tuyệt đẹp, hùng vĩ và thanh bình phù hợp cho những hoạt động cắm trại. Sau khi vãn cảnh chùa xong, bạn còn có cơ hội trải nghiệm việc cắm trại cùng bạn bè, người thân. Thật thú vị khi được cắm trại, ngắm cảnh thiên nhiên trong lành để tâm hồn thư thái, thoải mái hơn. 

Kinh nghiệm khám phá chùa Trầm Hà Nội chi tiết (7)

Lưu ý khi đi chùa Trầm 

Đi chùa Trầm Chương Mỹ để vãn cảnh chùa, lễ bái thì bạn cần lưu ý những điều sau: 

  • Du khách nên trang bị một đôi giày thể thao nhẹ, êm chân để có thể di chuyển thoải mái, thuận tiện khi đến với chùa Trầm. 
  • Bạn nên mang theo nón, kem chống nắng để bảo vệ làn da tránh khỏi tia UV gây hại. 
  • Du khách có thể mang theo ô dù, áo mưa đề phòng trời mưa bất chợt.
  • Trang bị thêm các vật dụng cần thiết như lều trại, đồ ăn vặt, nước uống, trái cây,…  
  • Nhớ mang theo cáp sạc, dây sạc và sạc dự phòng cho các thiết bị điện tử nếu cần sử dụng.

Trên đây là những chia sẻ về vẻ đẹp của chùa Trầm, Chương Mỹ, Hà Nội. Ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc độc đáo, khung cảnh thiên nhiên ấn tượng, thanh bình giúp du khách cảm thấy an yên và tự tại trong tâm hồn. 

29 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định

Du lịch chùa 16/11/2024 10:50:21

Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Du lịch chùa 31/10/2024 14:59:10

Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá

Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05

Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn

Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47

Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư

Du lịch chùa 11/10/2024 10:49:48

Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư

Du lịch chùa 11-10-2024 10:49:48

Chùa Đậu, ngôi chùa linh thiêng và cổ kính hơn 2000 năm tuổi, được mệnh danh là "Đệ nhất danh lam" tại Hà Nội. Nơi đây nổi bật với tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và cuốn sách đồng ghi lại lịch sử chùa, được xem là cổ xưa nhất cả nước.
5510 lượt xem 0 Bình luận