Chùa Vạn Phật – Kỷ lục ngôi chùa sở hữu hơn 10000 tượng Phật
Chùa Vạn Phật mang không gian yên bình thu mình giữa các tòa nhà khu phồn hoa phố thị tấp nập tại TPHCM. Đến với chùa bạn sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo đậm văn hóa Trung Hoa hay cảnh sắc thanh tịnh nơi đây. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm viếng thăm chùa Vạn Phật qua nội dung sau.
Tổng quan giới thiệu về Chùa Vạn Phật
Được biết, Chùa Vạn Phật mang vẻ đẹp độc đáo về kiến trúc với âm hướng văn hóa Trung Hoa thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng. Chùa có địa chỉ tại số 66/14 đường Nghĩa Thục, phường 5, quận 5, TP Hồ Chí Minh. Với vị trí nằm sâu trong một con hẻm cạnh chợ Hòa Bình nhưng rất dễ nhận biết bởi màu đỏ rực rỡ của giấy màu.
Giờ mở cửa của chùa hàng ngày là từ 06:00 – 22:00 tối. Bạn có thể đến bất cứ giờ nào thuộc khung giờ trên để ngắm cảnh, chiêm bái. Tuy chùa không có kích thước quá lớn nhưng lại luôn mang đến cảm giác bình an và thanh thản cho mọi người khi đến đây.
Bạn có thể thử đến chùa vào buổi tối để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh từ các ngọn đèn lồng đỏ được treo nơi đây. Với ánh sáng từ các đèn lồng mang lại cho không gian của ngôi chùa thêm phần ấm cúng và lãng mạn hơn.
Hướng dẫn di chuyển đến chùa Vạn Phật
Ngôi chùa tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố HCM nên du khách có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để đến thăm chùa. Ví dụ, nếu bạn di chuyển bằng xe máy có thể chọn cung đường Lê Lai – Nguyễn Trãi – Ngã ba giao với đường Huỳnh Mẫn Đạt – Trần Hưng Đạo – Nhiêu Tâm – Nghĩa Thục.
Để tiết kiệm chi phí di chuyển hơn bạn cũng có thể đi bằng xe buýt chọn tuyến số 01, 11, 13. Nếu bạn chưa quen thuộc cung đường Sài Gòn hãy sử dụng phương tiện xe công nghệ hay taxi để tránh lạc đường.
Lịch sử hình thành ngôi chùa độc đáo Vạn Phật
Bạn có biết Chùa Vạn Phật có lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa Trung Hoa cổ xưa. Đây là một trong những nơi để người gốc Hoa tại Việt thể hiện sự tôn kính và truyền bá Phật pháp. Ngôi chùa linh thiêng nhỏ nhắn này đã thu hút đông đảo tín đồ Phật giáo dâng lễ và chiêm bái mỗi ngày.
Năm 1959, chùa được xây dựng bởi hòa thượng Đức Bổn và Diệu Hoa. Đây được xem là nơi để cho các phật tử gốc Hoa tại Việt Nam hay các nho sĩ tham gia tu học.
Năm 1998, chùa Vạn Phật trùng tu và xây dựng lại khang trang hơn với các đường nét kiến trúc đặc sắc. Năm 2008, chùa xây dựng thêm một công trình tráng lệ điện Phổ Quang Minh đánh dấu cải tiến lớn về kiến trúc nơi đây. Với lối kiến trúc đặc sắc mang âm hưởng Trung Hoa xưa như vậy mà chùa tiếp đón rất nhiều Phật tử, du khách đến viếng thăm.
Những điều đặc sắc chỉ có ở Chùa Vạn Phật
Chùa Vạn Phật sở hữu lối kiến trúc vô cùng ấn tượng cùng kho tàng tượng Phật khổng lồ khiến bất cứ ai đến cũng trầm trồ. Du khách có thể tham khảo những điều nổi bật của ngôi chùa này dưới đây:
Kiến trúc chùa Vạn Phật
Ngôi chùa tọa lạc thuộc khu phố vàng bạc sầm uất nhất tại quận 5 nhưng mang khung cảnh tĩnh mịch lạ thường. Không gian chùa rộng rãi được trang trí bằng giấy màu đỏ từ cổng vòm đến mái ngói. Ngoài ra, chùa còn treo những ngọn đèn lồng tạo nên không khí ấm áp, đầy lãng mạn. Với vô vàn cây xanh và hoa lá mang đến sự tươi mát cho không gian cảnh chùa.
Các khu vực bố trí điện thờ của chùa sắp xếp theo tầng như sau:
- Tầng trệt của Chùa Vạn Phật là khu vực thờ Bồ Tát Địa Tạng, Tôn giả Đạo Minh và Trưởng giả Văn Công.
- Điện Đại Bi thờ Bồ Tát Quán Thế Âm, Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ được bố trí ở tầng 1.
- Tầng hai là điện thờ Phật Dược Sư và hai Bồ Tát Nhật Quang và Nguyệt Quang.
- Tầng ba là chánh điện Quang Minh thờ tượng Phật Tỳ Lô Giá Na với tòa sen ngàn cánh, hai Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền và vô số tượng Phật nhỏ trên khắp các tường.
- Tầng bốn có tháp Vạn Phật 5 tầng, tháp thờ Hòa thượng Tăng Đức Bổn, bức Cửu Long Bích.
Số lượng 10.000 tượng Phật rất khổng lồ
Ngoài lối kiến trúc độc đáo thì Chùa Vạn Phật nổi tiếng với kho tàng hệ thống tượng Phật rất khổng lồ và đa dạng. Có nhiều bức tượng Phật trưng bày ở khắp các góc của chùa từ kích thước nhỏ xinh xắn đến các bức tượng lớn. Tượng được sắp xếp ngăn nắp với tấm lòng tôn kính tạo nên sự linh thiêng cho chùa như:
- Tượng Thích Ca Mâu Ni: Bức tượng Phật này được đánh giá là có kích thước lớn nhất cao 12 mét. Tượng được đặt trên đài sen có 1000 cánh được đúc bằng đồng với các chi tiết tinh xảo và sắc vàng bắt mắt. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni này được đặt ngay chánh điện và phía sau là 10.000 bức tượng Phật nhỏ khác. Tượng Phật với dáng vẻ uy nghiêm và tráng lệ vô cùng linh thiêng.
- Tượng Tứ đại Thiên Vương: Người Hoa cho hay Tứ đại Thiên vương canh giữ thế giới và Phật pháp nên tượng Ngài sẽ được đặt tại khu vực chánh điện.
- Tượng Phật Dược Sư: tượng được đặt thờ tại tầng 2 với ý nghĩa là giúp chúng sinh thoát khỏi bệnh tật tinh thần lẫn thể chất.
- Tranh vẽ Quan Thế Âm Bồ Tát cùng Thiện Tài Đồng Tử Long Nữ đứng trên mây: Bức tranh được đặt ở khuôn viên chùa thể hiện nét văn hoá tâm linh tiêu biểu của người Hoa.
- Tượng Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay: Bức tượng chân thực nhờ chạm khắc đường nét rất tinh xảo này đặt ngay tại cửa chùa Vạn Phật trong tủ thờ.
Trải nghiệm xin xăm bằng máy đầy mới lạ
Nhiều du khách mong muốn đến với Chùa Vạn Phật để cầu may mắn, sức khỏe và bình an thì hãy xin xăm. Xin xăm là nét văn hóa độc đáo của người Hoa được nhiều người quan tâm. Chùa Vạn Phật có máy xin xăm tự động bố trí ở bên trái cổng chính để các bạn sử dụng.
Bạn cần đứng trước máy, chắp tay niệm Phật và ước nguyện rồi lấy một đồng tiền ở rổ bên cạnh cho vào máy. Khi đó, máy tự động lấy quẻ cho bạn, quẻ có 2 mặt ghi tiếng Hoa và tiếng Việt để bạn dễ dàng đọc giải nghĩa. Quẻ xăm sẽ cho bạn biết là xăm hạ, trung hay thượng hay lời khuyên về các mặt trong cuộc sống. Đây là một trong những điều thú vị mà nhiều du khách muốn khám phá tại Vạn Phật.
Các lưu ý khi tham quan Chùa Vạn Phật dành cho du khách
Để chuyến đi thăm quan chùa thêm phần trọn vẹn thì du khách cần lưu ý các điều sau:
- Du khách hãy đến chùa vào buổi sáng hoặc chiều để tránh tình trạng nắng nóng và đông đúc. Ngoài ra bạn không đến chùa vào ngày lễ hoặc cuối tuần bởi thời điểm này có nhiều người chiêm bái và dâng hương.
- Du khách cần ăn mặc trang phục lịch sự, kín đáo, không mặc đồ quá ngắn hay hở hang gây phản cảm.
- Cần giữ trật tự, không nói chuyện ồn ào hay động chạm các tượng Phật khi vào nơi thờ tự. Không tự tiện thắp hương hay dâng hoa mà cần làm đúng hướng dẫn của các Phật tử trong chùa.
- Không tùy ý lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa nếu chưa có sự cho phép của nhà chùa.
- Tuyệt đối không dẫm đạp lên cây cối, bàn ghế trong chùa, không vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường tại chùa.
- Ngoài ra, nếu du khách muốn quay phim, chụp hình nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa.
Kết luận
Chùa Vạn Phật sở hữu kiến trúc đặc sắc cùng giá trị lịch sử, văn hóa ý nghĩa to lớn mà bất cứ ai cũng muốn khám phá. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn bỏ lỡ điểm du lịch tâm linh đầy ấn tượng này tại TPHCM vào thời gian tới. Chúc bạn có được chuyến đi chiêm bái, viếng cảnh chùa thú vị cho bản thân.
Tin liên quan
Chùa Miểng Sành – Ngôi cổ tự độc nhất vô nhị tại quận 8
Du lịch chùa 28/11/2024 11:34:32
Chùa Miểng Sành – Ngôi cổ tự độc nhất vô nhị tại quận 8
Du lịch chùa 28-11-2024 11:34:32
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16/11/2024 10:50:21
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16-11-2024 10:50:21
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31/10/2024 14:59:10
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31-10-2024 14:59:10
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24-10-2024 10:14:05
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19-10-2024 11:32:47
15 lượt thích 0 bình luận