Chùa Yên Phú – Ngôi cổ tự 2000 năm linh thiêng

15/12/2023 08:33:31 1217 lượt xem

Xuyên suốt 2000 năm lịch sử, chùa Yên Phú đã trở thành nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, lịch sử của nhân dân Yên Phú nói riêng, Việt Nam nói chung.

Ngôi chùa 2000 năm làm “chứng nhân lịch sử”

Chùa Yên Phú tọa lạc tại thôn Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Lịch sử 2000 năm của chùa gắn liền với tên tuổi Sư bà Phương Dung – Vị trụ trì đầu tiên, Sư tổ của các vị Ni sư trên đất Việt.

Theo thần tích, sư bà Phương Dung sinh ra vào cuối thời Hùng Vương thứ 18 ở làng Lưu Xá, huyện Thượng Hiền, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam Hạ. 

Năm 16 tuổi, Phương Dung một lòng mộ Phật, sau đó xuất gia tu hành tại chùa Thanh Vân, trang Yên Phú, huyện Thanh Đàm (chùa Yên Phú ngày nay). Vừa sinh ra, Phương Dung đã có sắc đẹp “Chim sa cá lặn” mặt hoa da phấn, mày cong tựa vành trăng khuyết, dáng vẻ yểu điệu thướt tha không ai sánh bằng. 

Tròn 16 tuổi, duyên lành chưa định, Phương Dung nguyện không lấy chồng, một lòng mộ theo đạo Phật. Một ngày nọ, Phương Dung đến huyện Thanh Trì (xưa gọi là Thanh Đàm), Châu Thưởng Tín, thành Thăng Long (Tên xưa là phủ Phụng Thiên), khi đến đầu làng Yên Phú thì thấy một ngôi chùa, ngóng trông bốn bề khoáng đãng, phong cảnh hữu tình liền đặt tên Thanh Vân Cổ Tự và nguyện ở lại đây sớm khuya hương khói.

Từ đó tới nay, chùa Yên Phú đã trải qua 2000 năm lịch sử gắn liền với nhiều thăng trầm của dân tộc.  Lịch sự cũng đã ghi nhận, chùa Yên Phú từng là đại bản doanh của nghĩa quân Tây Sơn trong trận đánh đồn Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chùa Yên Phú nói riêng, nhân dân Yên Phú nói chung đã tích cực tham gia Việt Minh, tham gia kháng chiến (trong đó có cả nhà sư trụ trì). Bản thân ngôi chùa trong những năm 1945 – 1954 đã được chọn là cơ sở hoạt động của chi bộ Đảng. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chùa Yên Phú được chọn làm kho hậu cần chi viện cho bộ đội Thủ đô.

Nhờ lịch sử lâu đời, chùa Yên Phú còn có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu đạo Phật trong buổi đầu du nhập vào cộng đồng cư dân Việt cổ; sự dung hội giữa Phật giáo vào tín ngưỡng bản địa (Tín ngưỡng thờ Thủy thần, tín ngưỡng thờ Nữ…). Năm 1988, chùa Yên Phú đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Kiến trúc lưu giữ các giá trị văn hoá

Dựa vào ảnh chụp từ năm 1930, có thể thấy chùa Yên Phú được xây dựng theo hướng tây và mang phong cách kiến trúc cuối thời Nguyễn. Đến tận thế kỷ 21, dù đã qua 2 lần trùng tu vào năm 1901 và 1930, quy mô chùa vẫn nhỏ, tình trạng xuống cấp ngày một trầm trọng. 

Thể theo nguyện vọng của các Tăng Ni, Phật tử, năm 2008, chùa Yên Phú được khởi công xây mới và khánh thành ngày 20.11.2011. Ngôi chùa mới bao gồm ba tòa nhà ba tầng với một tầng hầm, dàn ngang theo hình chữ Nhất, mặt bằng được xây rộng 1.800m2, trong đó khu nội tự rộng 1.260m2. Hai cổng tam quan nội, ngoại ở mặt tây và mặt nam đều có ba mái cao thấp khác nhau, xây bằng bê tông, bên trên đề chữ bằng quốc ngữ như kiểu chùa Quán Sứ. Vườn tháp mộ trước sân là dấu tích kiến trúc của  ngôi chùa cũ. 

Hiện trong chùa còn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, có thể kể đến như: Sách Thần phả, tượng pháp, hoành phi câu đối, các đồ thờ tự có giá trị tín ngưỡng lớn…Đặc biệt, Chùa Yên Phú còn một quả chuông Thanh Vân tự chung đúc năm Thành Thái thứ 2 (1890) và 33 pho tượng Phật, tượng thần, tượng mẫu, tượng tổ…mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 19… Trong chùa còn giữ bức Đại tự đề tên chùa Khánh Hưng tự dựng năm Thành Thái thứ 4 (1902)…

Các đời trụ trì của chùa Yên Phú

Trong suốt 2000 năm lịch sử, chùa Yên Phú có 3 đời trụ trì. 

  • Tổ Sư Ni Phương Dung: Thời Hai Bà Trưng
  • Sư Cụ Thích Đàm Nghi: Giai đoạn kháng chiến 1945
  • Thượng Tọa Thích Thọ Lạc (trụ trì hiện nay): Sinh năm 1963 tại Kim Sơn /Ninh Bình, xuất gia tại chùa Đồng Đắc với cố Đệ Nhất Pháp Chủ Thích Đức Nhuận (1897-1993) (phái Tào Động chùa Hòe Nhai, Quảng Bá, Đồng Đắc Kim Liên), sư thọ giới năm 1983, được tấn phong Thượng Tọa năm 2007, hiện là: Ủy viên thường trực hội đồng trị sự TƯ giáo hội PGVN, Trưởng ban trị sự PGVN tỉnh Ninh Bình. Trưởng ban văn hóa PG TƯ GHPGVN, Phó Ban trị sự PGVN tỉnh Nghệ An, trụ trì chùa Đồng Đắc, trụ trì chùa Yên Phú, Trụ trì chùa Đại Tuệ
  • Thượng tọa Thích Trí Như: Phó trụ trì hiện nay, sư là đại đệ tử của Trụ trì Thích Thọ Lạc, sư sinh năm 1969, được tấn phong thượng tọa năm 2015, hiện là Phó hiệu trưởng trường trung cấp Phật học Hà Nội, trụ trì chùa Quỳnh Đô – Thanh Trì, phó trụ trì chùa Yên Phú.

Ngày 17.12.2023 (tức ngày 05.11 năm Quý Mão), chùa Yên Phú (Thanh Trì, Hà Nội) – ngôi cổ tự lâu đời nhất Việt Nam long trọng tổ chức Lễ Tưởng niệm 2000 năm sư bà Phương Dung với Đạo pháp và Dân tộc và những cột mốc “30 năm” quan trọng dưới mái chùa này. Sự kiện diễn ra từ 7h30 đến 21h00 tại chùa Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chương trình gồm 2 phần:

  • Phần lễ (Từ 7h30 – 20h00): Các nghi thức cầu siêu, cầu quốc thái dân an, dâng hương tưởng niệm, cung rước và tế lễ Đức Thánh Mẫu Phương Dung. Ngoài ra còn có các hoạt động khác như chiếu phim tài liệu, trao quà khuyến học…
  • Phần hội (Từ 20h00 – 21h00): Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Yên Phú 2000 năm vọng về”

Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Yên Phú 2000 năm vọng về” nằm trong khuôn khổ Lễ Tưởng niệm 2000 năm Sư bà Phương Dung với Đạo pháp và Dân tộc sẽ được phát sóng trực tiếp trên các nền tảng số của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên, bao gồm: Youtube, Facebook, Website và TikTok. Mời Quý khán giả chú ý đón xem!

36 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Công tác từ thiện xã hội trong lòng Phật giáo

Đặc biệt 07/10/2024 10:44:03

Công tác từ thiện xã hội trong lòng Phật giáo

Đặc biệt 07-10-2024 10:44:03

Trải qua hàng chục năm kể từ khi thành lập, GHPGVN đã có nhiều hoạt động trong công tác từ thiện, an sinh xã hội, thể hiện rõ tinh thần ích đạo - lợi đời, đạo pháp đồng hành cùng dân tộc.
696 lượt xem 0 Bình luận

Hiểu rõ Thông tư 04 về quản lý tiền công đức

Đặc biệt 28/09/2024 11:08:13

Lan tỏa phong trào hiến tặng mô, tạng – Ý nghĩa cao cả và những rào cản còn tồn tại

Sự kiện 20/09/2024 13:46:58

Tầm vóc và ý nghĩa của việc thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện

Sự kiện 23/08/2024 14:24:55

Đâu là những điểm đặc biệt lưu ý trong Luật Đất đai 2024 liên quan đến đất tôn giáo?

Đặc biệt 14/08/2024 14:15:03