Có phải cung cấp đầy đủ vật chất, tiền bạc cho cha mẹ là Đại hiếu hay không?
Bổn phận con cái với cha mẹ là hiếu thảo, cung cấp và nuôi dưỡng cha mẹ đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Với thời đại hiện nay, liệu rằng đây có phải “Đại hiếu” hay chưa? Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng xem ngay bài viết dưới đây nhé!
Đức Phật dạy rằng “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Hiếu là tâm tri ân và biết ơn. Sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này không phải tự dưng mà đến. Dù là con người hay vạn pháp xuất hiện trên đời này đều mang nặng thâm ân. Nếu sống trên đời không biết tri ân, chúng ta sẽ trở thành máy móc và vô tình, vô nghĩa.
Như trong Kinh Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán, Đức Phật dạy: Ơn thế gian và xuất thế gian có bốn bậc.
- Một là, ơn cha mẹ.
- Hai là, ơn chúng sinh.
- Ba là, ơn Quốc vương.
- Bốn là, ơn Tam bảo.
Mùa Vu Lan nhắc nhở chúng ta về ân sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, dù còn tại thế hay quá vãng. Nếu cha mẹ còn tại thế, chúng ta sẽ quay trở về bên cha mẹ và thực hành hạnh hiếu với cha mẹ bằng cách chăm sóc, phụng dưỡng, khuyên cha mẹ tu hành, quy y Tam bảo để nương tựa vào con đường tâm linh. Với cha mẹ đã quá vãng, tháng 7 Vu Lan báo hiếu, chúng ta nên phát nguyện tụng kinh, niệm Phật, ăn chay, làm việc thiện để hồi hướng công đức cho cha mẹ được siêu thoát.
Trong đạo hiếu có ba cấp độ, đó là: Tiểu hiếu, Trung hiếu và Đại hiếu.
Tiểu hiếu là những người con biết tri ân, vâng lời và kính ngưỡng, biết cung phụng, cha mẹ lúc tuổi già. Đức Phật dạy rằng, khi còn sống chúng ta nương tựa vào thân nhân nhưng khi ra đi chỉ có một mình. Nếu không chuẩn bị trước, tinh thần của người mất sẽ vô cùng hoảng sợ. Bởi vậy, tất cả Phật tử nếu có tiểu hiếu cần hướng đến mức thứ hai là Trung hiếu.
Trung hiếu là những người con hướng cha mẹ thực hành Phật pháp, quy y Tam bảo. Nhờ vậy mà sau khi bỏ thân này cha mẹ có nơi nương tựa, không chịu cảnh khổ lạnh lẽo, cô đơn trong cảnh trung ấm.
Đại hiếu là điều mà Đức Phật răn dạy bổn phận làm con chúng ta nên thực hành với cha mẹ mình. Trong bao kiếp luân hồi, chúng ta không chỉ có cha mẹ trong kiếp này mà nhiều kiếp khác. Vì vậy, tâm hiếu của Phật tử không chỉ hạn cuộc đến cha mẹ, tổ tiên trong đời này mà cần mở rộng lòng mình, trải tâm hiếu thuận hướng rộng đến cửu huyền thất tổ từ nhiều đời, nhiều kiếp.
Cũng chính bởi ý nghĩa sâu sắc này, từ lâu Vu Lan không chỉ là nghi lễ riêng của Phật giáo mà trở thành truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam xem trọng hai chữ “Hiếu – Trung” nên tình thân Vu Lan báo hiếu cũng như đạo Phật luôn hòa nhập uyển chuyển vào phong tục tập quán của người dân. Dù là Phật tử hay tín tâm, cứ đến rằm tháng 7, mọi người đều nghĩ đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên và thực hành nhiều việc thiện.
Trong mùa Vu Lan, là người con chúng ta cần thực hành tâm Đại hiếu để tích lũy công đức hồi hướng đến cha mẹ, ông bà tổ tiên của mình!
Để hiểu rõ hơn về sự thật về Tiểu hiếu – Trung hiếu – Đại hiếu, mời Quý vị lắng nghe những chia sẻ sâu sắc của Thượng tọa Thích Minh Quang – Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Chánh văn phòng 1 TƯ GHPGVN về vấn đề này.
Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.
Tin liên quan
Chánh niệm khi bận rộn
Ứng dụng 24/02/2025 09:49:59

Chánh niệm khi bận rộn
Ứng dụng 24-02-2025 09:49:59
Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng
Ứng dụng 10/02/2025 10:02:52

Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng
Ứng dụng 10-02-2025 10:02:52
Đức Phật dành trọn 7 ngày tri ân cây Bồ Đề và bài học về lòng biết ơn
Ứng dụng 15/01/2025 10:54:23

Đức Phật dành trọn 7 ngày tri ân cây Bồ Đề và bài học về lòng biết ơn
Ứng dụng 15-01-2025 10:54:23
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19