Cúng dường là gì? Ý nghĩa, công đức khi cúng dường Tam Bảo

26/07/2023 16:58:47 1477 lượt xem

Cúng dường được xem là hình thức dâng lên Đức Phật và chư tăng những nhu thiết yếu với tất cả tấm lòng biết ơn về sự nghiệp phổ độ chúng sinh. Vậy cúng dường là gì? Ý nghĩa và công đức khi thực hiện cúng dường như thế nào sẽ được giải đáp chi tiết qua nội dung dưới đây. 

Cúng dường là gì?

Cúng dường là phương pháp tu tập của đệ tử Phật môn để tăng trưởng phước báo, nhận công đức vô lượng. Đây là việc cung cấp, nuôi dưỡng, dâng lên các bậc tu hành vật phẩm phù hợp với tấm lòng tôn kính vô hạn. Bản chất của việc cúng dường là việc lập một bàn thờ đơn giản tại gia, dâng cúng xuất phát từ tấm lòng thành kính. 

Riêng bố thí gọi là việc bạn làm cho người khác, người xung quanh khó khăn hơn. Còn cúng dường Tam Bảo là thực hiện đối với bề trên, với Tam Bảo.

Ý nghĩa của việc cúng dường Tam Bảo

Cúng dường Tam Bảo gồm có Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Đây là hành động quý báu để xây dựng và phát triển ba ngôi Tam Bảo, bảo vệ Phật giáo khỏi các thế lực quấy nhiễu.

Đối với Phật tử, cúng dường chính là một lời nhắc nhở bản thân khi tu hành và quy y cửa Phật. Hành động này cũng thể hiện tấm lòng biết ơn Đức Phật đã dẫn dắt chúng sanh giải thoát khỏi đớn đau trần gian, sinh tử luân hồi. Đây cũng là cơ hội quý giá để tích lũy công đức, tạo phước cho bản thân, gia đình, người thân. 

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo 

cúng dường là gì

Cúng dường Phật bảo

Cúng dường Phật bảo vẫn luôn được diễn ra mỗi ngày để thể hiện lòng tôn kính của Phật Tử. Thực ra, cúng dường Phật bảo chỉ đơn giản chỉ là dâng lên những món đồ ăn, nước uống khi Đức Phật tại thế hay ăn. Ví dụ như đèn sáng, hoa quả, nước trong, hương trầm, cơm trắng,…

Trong đó, có 5 món hương để cúng dường Phật bảo như: 

  • Giới hương: Cần giữ gìn, không phạm 5 giới cấm.
  • Định hương: Giúp tâm hồn lắng đọng, tịnh tâm.
  • Tuệ hương: Suy nghĩ nghiền ngẫm trước khi hành động, biết thương người, cứu kẻ cô bần.
  • Giải thoát hương: Không chạy theo cảnh, không làm điều ác, luôn tự do tự tại.
  • Giải thoát tri kiến hương: không chạy theo những gì bên ngoài, học rộng, hiểu nhiều, biết lý Phật để đưa thẳng đến Bồ Đề.

cúng dường là gì (2)

Cúng dường Pháp bảo

Cúng dường Pháp bảo phải có kiến thức, am hiểu về lý luận Đức Phật để hiểu hơn về sự cao quý của Phật giáo. Sau khi hiểu rõ Phật pháp thì sẽ thực hiện: 

  • Chia sẻ, giảng giải lý luận Phật Pháp đến mọi người xung quanh để Phật giáo được lan truyền rộng rãi.
  • Học tập và thực hành điều Phật dạy để bản thân tốt hơn và giúp người khác có thể noi theo Phật giáo.
  • Phật tử am hiểu Phật Pháp cùng học thức cao nên viết sách, phiên dịch bộ Kinh ấn sang tiếng Việt.
  • Khi bạn có năng lực về tài chính hãy xuất tiền để in ấn kinh Phật, phổ biến nhiều nơi hơn.

Xem thêm: Cúng dường Trai Tăng là gì? Công đức, ý nghĩa và nghi thức

cúng dường là gì (3)

Cúng dường Tăng bảo

Hầu hết những thánh tăng, tăng ni chỉ tập trung tu hành và truyền dạy giáo pháp cho chúng sanh. Do vậy khi bạn cúng dường cần cung cấp tứ sự gồm có y phục, thức ăn, giường nằm, thuốc thang. Lưu ý không nên chiều theo ý thích của từng Tăng bởi bạn sẽ không nhận lại phước báo mà gây ảnh hưởng đến người thọ nhận.

Khi cúng dường Tăng bảo cần thể hiện sự tôn trọng, cung kính, không lên mặt, kiêu ngạo. Đặc biệt không được phân biệt vị tăng nào, thuộc hàng nào hay chùa nào khi thực hiện cúng dường.

cúng dường là gì (4)

Các vật phẩm cúng dường Tam Bảo 

Vật phẩm cúng dường là điều không thể thiếu khi thực hiện nghi lễ quan trọng trong Phật giáo này. Trong đó, các vật phẩm cần thiết để cúng dường như sau:  

Cúng dường bằng nước trong

Vật phẩm nước trong rất quan trọng khi cúng dường để thể hiện tâm hồn trong sáng, thanh tịnh, không vướng hồng trần. Nước trong cũng là lời nhắc nhở dành cho Phật tử bởi nhìn thấy nước chính là nhớ đến bản thân mình. Ngoài ra, khi cúng dường cần dùng 3 ly nước tượng trưng cho ba ngôi Tam Bảo khác nhau.

cúng dường là gì (6)

Cúng dường bằng hoa sen

Hoa sen vô cùng quen thuộc và gần gũi đối với mọi Phật tử. Bất kể trong nghi lễ Phật giáo nào sẽ đều có sự xuất hiện của loài hoa sen. Hoa sen tượng trưng cho sự tinh khiết, trong sáng với mùi hương dễ chịu. Hoa sen chứa ngụ ý chỉ sự nỗ lực, thức tỉnh và giải thoát con người trong cõi hồng trần đầy đau khổ.

cúng dường là gì (7)

Cúng dường bằng hương trầm

Theo quan niệm Phật giáo, hương trầm có mùi thơm dễ chịu đại diện cho thế giới yên bình, tịnh tuệ. Mùi hương trầm lan tỏa ra không gian sẽ mang đến cảm giác thanh tịnh cho chúng ta. Hơn nữa, hương trầm sử dụng cúng dường còn giúp việc tu tập giác ngộ và tâm hướng thiện hơn.

Cúng dường đèn

Đèn dầu trong Phật giáo biểu trưng cho sức mạnh trí tuệ, sự sáng suốt của Đức Phật. Ngọn đèn cũng đại diện cho chính bản thân mỗi người, để soi sáng, dẫn dắt cho nhiều người đến với những điều tốt đẹp nhất.

Hơn thế nữa, đèn dầu cũng thể hiện ý nghĩa của sự giác ngộ và thức tỉnh trí tuệ Tinh quang. Đèn soi sáng, xóa bỏ những điều xấu xa, để hướng thiện con người làm nhiều việc tốt.

cúng dường là gì (8)

Cúng dường hoa quả, thức ăn

Ngoài ra, vật phẩm cúng dường Tam Bảo tiếp theo là hoa quả, thức ăn thanh tịnh. Hoa quả tượng trưng cho chứng quả Bồ Đề, Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, quả đức tu hành của nhà Phật. 

Dựa trên những vật phẩm đó để chúng ta chuẩn bị đầy đủ giúp việc cúng dường diễn ra thuận tiện.

Công đức của việc cúng dường

Đức Phật dạy có 3 phần thuộc về người bố thí là ý được vui lòng, tâm tịnh tín và sau bố thí hoan hỉ. Do vậy, khi chúng ta cúng dường cần phải vui vẻ, thành tâm để công đức trọn vẹn.

Ngoài ra, Phật tử phải luôn ghi nhớ công ơn của Tam Bảo, nhờ có Tam Bảo mà bạn biết được những điều hay, lẽ phải, sự sống của muôn loài. Người Phật tử với trọng trách hộ trì Chánh Pháp cần phát tâm mạnh mẽ, cúng dường Tam Bảo để duy trì mạng mạch Phật Pháp. 

cúng dường là gì (9)

Cúng dường cũng là phương tiện tu tập cho mỗi người xả ly tiền tài của cải, mau thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Thông qua cách bố thí, cúng dường, người Phật tử sẽ giữ gìn và đem theo tất cả của cải làm ra để giúp đỡ người khác, tích nhiều phước báo.

Lễ nghi thức cúng dường 

Lễ cúng dường Phật gồm có những đồ ăn và thức uống tùy tâm Phật tử chuẩn bị. Lưu ý bạn không nên bày biện lễ cúng quá linh đình, hãy làm đơn giản tránh hoang phí nhưng cần có lòng thành tâm tịnh dâng Phật.

Chuẩn bị đồ cần thiết

Không để các vật không tịnh, tiền bạc lên bàn thờ Phật để cúng dường. Thay vào đó, các vật phẩm cúng dường phù hợp theo từng trường hợp như sau: 

  • Trong cúng dường Phật Bảo cần có hoa tươi, hương thơm, trái cây, nước trong, đèn sáng, cơm trắng. Ngoài ra, cần có 5 món trân quý nhất trong cúng dường Phật là giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương.
  • Trong cúng dường Pháp Bảo cần học hỏi, nghiên cứu giáo pháp của Phật Giáo để thực hành. Bạn có thể in ấn kinh điển Phật để phổ biến, giảng giáo, lý giải để mọi người cùng hiểu rõ.
  • Trong cúng dường Tăng Bảo thì người Phật tử có thể cúng dường thuốc thang, thức ăn, y phục, giường, vật trải giường nằm. Ngoài ra, Phật tử cũng có thể dâng cúng phương tiện để giúp ích việc hành đạo của Tăng, Ni được dễ dàng. 

Lưu ý phải dùng vật phẩm chay tịnh, không dùng đồ giả, đồ hư hỏng. Ngoài ra, các vật phẩm cúng dường không được là đồ trộm cắp, đồ vay mượn, tham ô. 

cúng dường là gì (10)

Văn khấn

“Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật.

Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật.

Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.

Ðương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phaät.

Cực Lạc Thế Giới A  Di Ðà Phật.

Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật.

Ðại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,

Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát,

Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát,

Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát.

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật.

Tam đức lục vị, cúng Phật cập Tăng, pháp giới hữu tình, phổ đồng cúng dường, nhược phạn thực thời, đương nguyện chúng sanh, Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn. (Cúng dường rồi để bát xuống)”

Hạ lễ 

Hạ lễ là công đoạn cuối cùng trong nghi lễ cúng dường mà chúng ta cần thực hiện.

Trên đây là những chia sẻ về cúng dường là gì, công đức và ý nghĩa nhận được khi cúng dường. Mong rằng mỗi người sẽ thực hiện nghi thức này chính xác với tấm lòng thành để nhận về nhiều phước báo. 

34 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6326 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1144 lượt xem 0 Bình luận