PV: Vu Lan là một trong những đại lễ quan trọng không chỉ trong Phật giáo mà còn trở thành nét đẹp hòa quyện truyền thống đạo hiếu của dân tộc. Vậy xin Đại đức có thể nhấn mạnh đôi điều về ý nghĩa của ngày lễ này?

Vu Lan xuất phát từ câu chuyện “Đại hiếu Mục Kiền Liên”. Trong kinh Phật, ngài Mục Kiền Liên sau khi thành đạo đã nhớ lại công ơn của cha mẹ. Qua quán chiếu ngài mới biết rằng, mẹ đang ở trong sự đọa đầy, cảnh giới không được an lành và muốn tìm cách cứu mẹ ra khỏi cảnh giới này. Đức Phật mới chỉ dạy ngài thực hành pháp, ta gọi là pháp Vu Lan. 

Vu Lan có nghĩa là giải đạo huyền, tức là cởi trói người treo ngược. Đức Phật dạy Mục Kiền Liên nên thỉnh chư Tăng tu tập ở nhiều nơi cùng ngồi lại và dùng năng lượng tu tập của mình ra sức cầu nguyện giải cứu sự đọa đày của người mẹ của ngài Mục Kiền Liên.

Mặc dù, ngài Mục Kiền Liên là một trong những vị được cho là có sự chứng đắc, thần thông vi diệu nhưng Đức Phật nói một mình ngài lại không đủ sức. Chính từ điều chỉ dạy đó ngài Mục Kiền Liên mới làm theo. Ngài sắm sửa lễ vật, cung thỉnh chư Tăng, lập đàn cầu nguyện và bằng hiệp lực của chư Tăng mà mẹ của ngài Mục Kiền Liên đã được giải thoát khỏi cảnh giới không được tốt lành. Từ câu chuyện, ta có thể thấy những ý nghĩa sau: 

Ý nghĩa thứ nhất, Vu Lan đề cao đạo hiếu. Tức là nói về hiếu nghĩa, mặc dù xuất gia nhưng ngài Mục Kiền Liên vẫn nhớ tới công ơn cha mẹ. Qua đó, đạo Phật khuyến khích chúng ta về hiếu nghĩa là không được quên ơn cha mẹ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ý nghĩa thứ hai, Vu Lan nhắc nhở chúng ta hướng đến việc cầu nguyện những người đã siêu thoát hay bị đọa đầy. Chính vì thế rằm tháng Bảy, ngoài là Lễ Vu Lan, còn là Lễ Xá tội vong nhân. Ý nghĩa thứ ba, trong câu chuyện của ngài Mục Kiền Liên cũng nhắc nhớ đến việc thỉnh các chư Tăng, các vị tu tập ở nhiều nơi đây cũng là mùa chư Tăng Ni nhiều nơi kết thúc 3 tháng An cư. Vu Lan còn có ý nghĩa là kính mừng chư Tăng Ni thêm một tuổi hạ khi kết thúc mùa An cư, hướng tới sự tăng trưởng đạo lực tu tập của chư Tăng sau mùa tịnh tu 3 tháng. 

PV: Trong dân gian có câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”, vậy nên nhiều người quan niệm người xuất gia là bất hiếu vì không thể ngày ngày chăm sóc cha mẹ. Nhưng Đức Phật dạy rằng: “Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Đại đức có thể chia sẻ rõ hơn về điều này?

Trong nhà Phật có một câu nói rất hay: “Nhất nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, độc thọ khai hoa, vạn thọ hương” tức một người làm phước cả họ được nhờ. Một cây trổ bông thì cả vườn thơm lây. Bởi vậy, khi một người nào đó trong gia đình làm những điều tốt đẹp và đạo đức thì chắc chắn những người xung quanh sẽ hưởng. Nên bất hiếu ở đây, theo lẽ đời thường, người ta chỉ nhìn về câu chuyện ứng xử với người thân như thế nào. Với những vị xuất gia, dù không có nhiều cơ hội để ứng xử đời thường nhưng cũng không có nghĩa là bất hiếu.

Một khi đời sống người xuất gia có sự phạm hạnh, có sự tu tập tốt thì chính họ đã mang lại nguồn năng lượng thiện lành và năng lượng đó đủ sức để cầu nguyện và hồi hướng tới cha mẹ của mình. Cũng giống như một bông hoa trong vườn. Hương thơm của nó sẽ khiến những bông ở cùng đó thơm lây. Trong trường hợp này chúng ta mới thấy, khi một người xuất gia có sự tu tập tốt, chính năng lượng đó sẽ hồi hướng và giúp cha mẹ có sự chuyển hóa. Đó là những giá trị mang tính bền vững và lâu dài trong đời sống của cha mẹ về mặt tâm linh. Khi cha mẹ có sự thay đổi về mặt đời sống tâm linh thì sự báo hiếu của người con còn cao hơn nhiều lần.

Vậy nên đi tu không phải là bất hiếu mà đi tu là một trong những trường hợp đặc biệt. Nếu như thực hành tốt, tu hành tốt và có sự chuyển hóa bản thân thì chính những nhà sư như thế đang là người có sự hiếu nghĩa cao cả, lớn lao. 

Trong lời dạy của Đức Phật, ơn cha ơn mẹ là điều đầu tiên trong bốn ơn nặng của người xuất gia cũng là ơn nặng đầu tiên tiên trong bốn trọng ân. Nếu chúng ta bất hiếu với cha mẹ thì chúng ta không bao giờ làm được điều tốt và chắc chắn không có hiếu  nghĩa và tốt lành với bất cứ ai. Nên chúng ta có thể thấy rằng, giáo lý nhà Phật không có một điểm nào dạy con người ta sống bất hiếu. Chỉ có theo Phật, tu tập theo đạo Phật, hướng theo Phật đó chính là con đường dẫn đến hiếu nghĩa cao cả. 

PV: Như vậy, theo con hiểu, người xuất gia sẽ có cách riêng để báo đáp chữ hiếu với cha mẹ?

Chúng ta thường chỉ hiểu rằng báo đáp công ơn là phải cung phụng cha mẹ, phải cho cha mẹ ăn uống, hay còn gọi là khía cạnh vật chất nhưng thật sự, báo hiếu trong nhà Phật có hai cách. Cách thứ nhất, báo hiếu về mặt vật chất, là điều đương nhiên. Tức là những người con phải lo lắng cho đấng sinh thành, không để cha mẹ thiếu thốn, làm cho cha mẹ mình trọn vẹn về mặt đời sống vật chất. Phải sớm hôm thăm viếng, sớm hôm trông nom, cha mẹ bệnh tật phải lo cứu chữa, đó là về vật chất. 

Tuy nhiên, báo hiếu sâu sắc và trọn vẹn hơn chắc chắn là báo hiếu về mặt tinh thần. Chúng ta cần hướng cha mẹ mình tới một đời sống thiện lành, một đời sống giải thoát, hướng cha mẹ đời sống biết nương vào Phật pháp để làm những điều tốt lành. Như vậy, ở phương diện này chúng ta mới thấy rằng báo hiếu cao cả hơn nhiều và nó mang tính bao quát hơn nhiều. 

Trong nghĩa Vu Lan, báo hiếu về vật chất chỉ là một phần. Còn với những nhà sư tu hành, báo hiếu về vật chất có thể không đủ đầy. Nhưng chắc chắn nhờ vào chính sự tụ tập, hiểu biết và tiếp cận lời Phật dạy, người xuất gia có cách báo hiếu và hướng cha mẹ tới thiện lành. 

PV: Hiện nay, con người bị cuốn theo guồng quay của nhịp sống bận rộn mà dường như quên rằng mình cần phải trân trọng, tri ân những người thân yêu mỗi ngày. Báo hiếu cha mẹ không phải đợi đến dịp Vu Lan hay lúc giàu sang, phú quý mà chúng ta có thể thực hành hằng ngày. Nhưng chính xác, những người làm con cần làm gì để tỏ lòng báo hiếu thì không phải ai cũng nắm rõ. Xin Đại đức chia sẻ đôi lời với khán giả về cách báo hiếu mẹ cha sao cho trọn vẹn nhất?

Như thầy đã chia sẻ, báo hiếu cha mẹ chỉ có 2 cách gồm báo hiếu về vật chất, đừng để cha mẹ chúng ta thiếu thốn. Đôi khi khó khăn về mặt kinh tế, chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn mặc nhưng đừng để cha mẹ mình thua thiệt. Điều quan trọng thứ hai, chúng ta phải tăng trưởng về đời sống tinh thần của cha mẹ và một trong những tăng trưởng quan trọng nhất  là phải hướng cha mẹ tới điều thiện, biết tu tập, điều chỉnh chính mình. Vì người già càng lớn tuổi càng có cảm giác bị bỏ lại sau lưng và luôn cảm giác bất an, đau khổ. Nỗi đau khổ của người già là khoảng cách thế hệ, thiếu sự thấu hiểu. Chính vì lẽ đó, chúng ta phải giúp họ có sự chuyển hóa về mặt tâm thức. 

Khi có sự chuyển hóa về mặt tâm thức, bằng lời kinh, tiếng kệ, bằng giáo lý nhà Phật, bằng sự thực chứng tu tập thì bản thân bậc cha mẹ sẽ thấy sự thay đổi về ứng xử đời thường và cảm giác bị bỏ lại sau lưng không là quan trọng, họ cảm thấy mọi thứ đơn giản và bình thường. Khi nhận thức được điều đó, cha mẹ chúng ta sẽ cảm thấy vui trong đời sống tuổi già và viên mãn với những gì mình đang có. Khi con người cảm thấy cuộc sống viên mãn, họ sẽ sống an vui, chết an vui và họ sẽ được sinh vào cảnh giới tốt đẹp. 

Một điều nữa cần lưu ý trong xã hội hiện đại chính là khoảng cách thế hệ, sự kết nối giữa gia đình đang bị rạn nứt và đổ vỡ. Bởi vậy, ngoài việc cung cấp vật chất, hướng cha mẹ đến với đời sống tu tập và giá trị trong gia đình, người trẻ cần phải quay trở lại kết nối sợi dây tình thân. Bởi khi đời sống kinh tế phát triển, chúng ta sống hướng ngoại nhiều hơn là quay trở lại đời sống gia đình. Người trẻ chưa thực sự hiểu rằng họ nên dành thời gian cho người thân của mình. Đôi khi chúng ta ăn với cha mẹ một bữa cơm hay gọi một cú điện thoại, một lời vỗ về, một sự hiện hữu của mình ở dịp đặc biệt nào đó cũng là một điều khiến cha mẹ hết sức hạnh phúc. 

Trong xã hội và đời sống hiện đại, chúng ta phải nhớ rằng chuyện hiếu nghĩa không phải chờ tới dịp Vu Lan. Tư tưởng nhà Phật, ơn cha mẹ và hiếu nghĩa phải diễn ra mỗi ngày, mỗi giờ và thường xuyên, liên tục. Nếu để tới ngày Vu Lan chúng ta khóc, chúng ta than, chúng ta niệm ơn cha mẹ nhưng trong đời sống thường ngày thiếu tình cảm, thiếu nhớ ơn thì điều đó chẳng có nghĩa gì. Vậy nên, giá trị lớn nhất của sự hiếu nghĩa phải thường trực trong đời sống mỗi người. 

PV: Cảm ơn Đại đức Thích An Đạt về những chia sẻ hết sức sâu sắc. Kính chúc Đại đức thân tâm an lạc và có một mùa Vu Lan báo hiếu trọn vẹn tình thương!

PV: Vu Lan là một trong những đại lễ quan trọng không chỉ trong Phật giáo mà còn trở thành nét đẹp hòa quyện truyền thống đạo hiếu của dân tộc. Vậy xin Đại đức có thể nhấn mạnh đôi điều về ý nghĩa của ngày lễ này?

Vu Lan xuất phát từ câu chuyện “Đại hiếu Mục Kiền Liên”. Trong kinh Phật, ngài Mục Kiền Liên sau khi thành đạo đã nhớ lại công ơn của cha mẹ. Qua quán chiếu ngài mới biết rằng, mẹ đang ở trong sự đọa đầy, cảnh giới không được an lành và muốn tìm cách cứu mẹ ra khỏi cảnh giới này. Đức Phật mới chỉ dạy ngài thực hành pháp, ta gọi là pháp Vu Lan. 

Vu Lan có nghĩa là giải đạo huyền, tức là cởi trói người treo ngược. Đức Phật dạy Mục Kiền Liên nên thỉnh chư Tăng tu tập ở nhiều nơi cùng ngồi lại và dùng năng lượng tu tập của mình ra sức cầu nguyện giải cứu sự đọa đày của người mẹ của ngài Mục Kiền Liên.

Mặc dù, ngài Mục Kiền Liên là một trong những vị được cho là có sự chứng đắc, thần thông vi diệu nhưng Đức Phật nói một mình ngài lại không đủ sức. Chính từ điều chỉ dạy đó ngài Mục Kiền Liên mới làm theo. Ngài sắm sửa lễ vật, cung thỉnh chư Tăng, lập đàn cầu nguyện và bằng hiệp lực của chư Tăng mà mẹ của ngài Mục Kiền Liên đã được giải thoát khỏi cảnh giới không được tốt lành. Từ câu chuyện, ta có thể thấy những ý nghĩa sau: 

Ý nghĩa thứ nhất, Vu Lan đề cao đạo hiếu. Tức là nói về hiếu nghĩa, mặc dù xuất gia nhưng ngài Mục Kiền Liên vẫn nhớ tới công ơn cha mẹ. Qua đó, đạo Phật khuyến khích chúng ta về hiếu nghĩa là không được quên ơn cha mẹ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ý nghĩa thứ hai, Vu Lan nhắc nhở chúng ta hướng đến việc cầu nguyện những người đã siêu thoát hay bị đọa đầy. Chính vì thế rằm tháng Bảy, ngoài là Lễ Vu Lan, còn là Lễ Xá tội vong nhân. Ý nghĩa thứ ba, trong câu chuyện của ngài Mục Kiền Liên cũng nhắc nhớ đến việc thỉnh các chư Tăng, các vị tu tập ở nhiều nơi đây cũng là mùa chư Tăng Ni nhiều nơi kết thúc 3 tháng An cư. Vu Lan còn có ý nghĩa là kính mừng chư Tăng Ni thêm một tuổi hạ khi kết thúc mùa An cư, hướng tới sự tăng trưởng đạo lực tu tập của chư Tăng sau mùa tịnh tu 3 tháng. 

PV: Trong dân gian có câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”, vậy nên nhiều người quan niệm người xuất gia là bất hiếu vì không thể ngày ngày chăm sóc cha mẹ. Nhưng Đức Phật dạy rằng: “Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Đại đức có thể chia sẻ rõ hơn về điều này?

Trong nhà Phật có một câu nói rất hay: “Nhất nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, độc thọ khai hoa, vạn thọ hương” tức một người làm phước cả họ được nhờ. Một cây trổ bông thì cả vườn thơm lây. Bởi vậy, khi một người nào đó trong gia đình làm những điều tốt đẹp và đạo đức thì chắc chắn những người xung quanh sẽ hưởng. Nên bất hiếu ở đây, theo lẽ đời thường, người ta chỉ nhìn về câu chuyện ứng xử với người thân như thế nào. Với những vị xuất gia, dù không có nhiều cơ hội để ứng xử đời thường nhưng cũng không có nghĩa là bất hiếu.

Một khi đời sống người xuất gia có sự phạm hạnh, có sự tu tập tốt thì chính họ đã mang lại nguồn năng lượng thiện lành và năng lượng đó đủ sức để cầu nguyện và hồi hướng tới cha mẹ của mình. Cũng giống như một bông hoa trong vườn. Hương thơm của nó sẽ khiến những bông ở cùng đó thơm lây. Trong trường hợp này chúng ta mới thấy, khi một người xuất gia có sự tu tập tốt, chính năng lượng đó sẽ hồi hướng và giúp cha mẹ có sự chuyển hóa. Đó là những giá trị mang tính bền vững và lâu dài trong đời sống của cha mẹ về mặt tâm linh. Khi cha mẹ có sự thay đổi về mặt đời sống tâm linh thì sự báo hiếu của người con còn cao hơn nhiều lần.

Vậy nên đi tu không phải là bất hiếu mà đi tu là một trong những trường hợp đặc biệt. Nếu như thực hành tốt, tu hành tốt và có sự chuyển hóa bản thân thì chính những nhà sư như thế đang là người có sự hiếu nghĩa cao cả, lớn lao. 

Trong lời dạy của Đức Phật, ơn cha ơn mẹ là điều đầu tiên trong bốn ơn nặng của người xuất gia cũng là ơn nặng đầu tiên tiên trong bốn trọng ân. Nếu chúng ta bất hiếu với cha mẹ thì chúng ta không bao giờ làm được điều tốt và chắc chắn không có hiếu  nghĩa và tốt lành với bất cứ ai. Nên chúng ta có thể thấy rằng, giáo lý nhà Phật không có một điểm nào dạy con người ta sống bất hiếu. Chỉ có theo Phật, tu tập theo đạo Phật, hướng theo Phật đó chính là con đường dẫn đến hiếu nghĩa cao cả. 

PV: Như vậy, theo con hiểu, người xuất gia sẽ có cách riêng để báo đáp chữ hiếu với cha mẹ?

Chúng ta thường chỉ hiểu rằng báo đáp công ơn là phải cung phụng cha mẹ, phải cho cha mẹ ăn uống, hay còn gọi là khía cạnh vật chất nhưng thật sự, báo hiếu trong nhà Phật có hai cách. Cách thứ nhất, báo hiếu về mặt vật chất, là điều đương nhiên. Tức là những người con phải lo lắng cho đấng sinh thành, không để cha mẹ thiếu thốn, làm cho cha mẹ mình trọn vẹn về mặt đời sống vật chất. Phải sớm hôm thăm viếng, sớm hôm trông nom, cha mẹ bệnh tật phải lo cứu chữa, đó là về vật chất. 

Tuy nhiên, báo hiếu sâu sắc và trọn vẹn hơn chắc chắn là báo hiếu về mặt tinh thần. Chúng ta cần hướng cha mẹ mình tới một đời sống thiện lành, một đời sống giải thoát, hướng cha mẹ đời sống biết nương vào Phật pháp để làm những điều tốt lành. Như vậy, ở phương diện này chúng ta mới thấy rằng báo hiếu cao cả hơn nhiều và nó mang tính bao quát hơn nhiều. 

Trong nghĩa Vu Lan, báo hiếu về vật chất chỉ là một phần. Còn với những nhà sư tu hành, báo hiếu về vật chất có thể không đủ đầy. Nhưng chắc chắn nhờ vào chính sự tụ tập, hiểu biết và tiếp cận lời Phật dạy, người xuất gia có cách báo hiếu và hướng cha mẹ tới thiện lành. 

PV: Hiện nay, con người bị cuốn theo guồng quay của nhịp sống bận rộn mà dường như quên rằng mình cần phải trân trọng, tri ân những người thân yêu mỗi ngày. Báo hiếu cha mẹ không phải đợi đến dịp Vu Lan hay lúc giàu sang, phú quý mà chúng ta có thể thực hành hằng ngày. Nhưng chính xác, những người làm con cần làm gì để tỏ lòng báo hiếu thì không phải ai cũng nắm rõ. Xin Đại đức chia sẻ đôi lời với khán giả về cách báo hiếu mẹ cha sao cho trọn vẹn nhất?

Như thầy đã chia sẻ, báo hiếu cha mẹ chỉ có 2 cách gồm báo hiếu về vật chất, đừng để cha mẹ chúng ta thiếu thốn. Đôi khi khó khăn về mặt kinh tế, chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn mặc nhưng đừng để cha mẹ mình thua thiệt. Điều quan trọng thứ hai, chúng ta phải tăng trưởng về đời sống tinh thần của cha mẹ và một trong những tăng trưởng quan trọng nhất  là phải hướng cha mẹ tới điều thiện, biết tu tập, điều chỉnh chính mình. Vì người già càng lớn tuổi càng có cảm giác bị bỏ lại sau lưng và luôn cảm giác bất an, đau khổ. Nỗi đau khổ của người già là khoảng cách thế hệ, thiếu sự thấu hiểu. Chính vì lẽ đó, chúng ta phải giúp họ có sự chuyển hóa về mặt tâm thức. 

Khi có sự chuyển hóa về mặt tâm thức, bằng lời kinh, tiếng kệ, bằng giáo lý nhà Phật, bằng sự thực chứng tu tập thì bản thân bậc cha mẹ sẽ thấy sự thay đổi về ứng xử đời thường và cảm giác bị bỏ lại sau lưng không là quan trọng, họ cảm thấy mọi thứ đơn giản và bình thường. Khi nhận thức được điều đó, cha mẹ chúng ta sẽ cảm thấy vui trong đời sống tuổi già và viên mãn với những gì mình đang có. Khi con người cảm thấy cuộc sống viên mãn, họ sẽ sống an vui, chết an vui và họ sẽ được sinh vào cảnh giới tốt đẹp. 

Một điều nữa cần lưu ý trong xã hội hiện đại chính là khoảng cách thế hệ, sự kết nối giữa gia đình đang bị rạn nứt và đổ vỡ. Bởi vậy, ngoài việc cung cấp vật chất, hướng cha mẹ đến với đời sống tu tập và giá trị trong gia đình, người trẻ cần phải quay trở lại kết nối sợi dây tình thân. Bởi khi đời sống kinh tế phát triển, chúng ta sống hướng ngoại nhiều hơn là quay trở lại đời sống gia đình. Người trẻ chưa thực sự hiểu rằng họ nên dành thời gian cho người thân của mình. Đôi khi chúng ta ăn với cha mẹ một bữa cơm hay gọi một cú điện thoại, một lời vỗ về, một sự hiện hữu của mình ở dịp đặc biệt nào đó cũng là một điều khiến cha mẹ hết sức hạnh phúc. 

Trong xã hội và đời sống hiện đại, chúng ta phải nhớ rằng chuyện hiếu nghĩa không phải chờ tới dịp Vu Lan. Tư tưởng nhà Phật, ơn cha mẹ và hiếu nghĩa phải diễn ra mỗi ngày, mỗi giờ và thường xuyên, liên tục. Nếu để tới ngày Vu Lan chúng ta khóc, chúng ta than, chúng ta niệm ơn cha mẹ nhưng trong đời sống thường ngày thiếu tình cảm, thiếu nhớ ơn thì điều đó chẳng có nghĩa gì. Vậy nên, giá trị lớn nhất của sự hiếu nghĩa phải thường trực trong đời sống mỗi người. 

PV: Cảm ơn Đại đức Thích An Đạt về những chia sẻ hết sức sâu sắc. Kính chúc Đại đức thân tâm an lạc và có một mùa Vu Lan báo hiếu trọn vẹn tình thương!