PV: Đại đức được biết tới là một trong những vị chư Tăng thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ ích như khóa tu mùa hè, thiền trà cho trẻ… giúp đưa Phật giáo đến gần hơn với người trẻ. Vậy xin thầy chia sẻ đôi chút về lần đầu tiên tổ chức một sự kiện như vậy? Điều gì khiến thầy nhớ nhất?

do thầy tổ chức các chương trình khóa tu mùa hè là bởi bản thân ngày nhỏ thầy cũng từng được tham gia các khóa tu tại chùa và nhận được rất nhiều điều bổ ích, quý báu. 

Khoá tu đầu tiên, cũng là khoá tu đáng nhớ nhất thầy tổ chức là ở chùa Hoàng Xá, Hưng Yên vào năm 2012. Đó là một khoá tu kéo dài hơn chục ngày, độ tuổi các bạn tham gia cũng rất đa dạng, từ cấp một, cấp hai, cấp ba, kể cả các bạn đã đi học đại học. Những ngày đầu, các bạn vẫn còn bướng bỉnh do chưa thích ứng được với môi trường mới. Nhưng chỉ sau vài ngày tu học, các bạn có những thay đổi rất tích cực. Hồi làm khóa tu ấy, thầy phải về trước ngày kết khoá một ngày để đi học. Lúc chào tạm biệt, rất nhiều bạn đã rơi nước mắt. Cho đến bây giờ nhiều bạn tham gia khoá tu năm đó vẫn hỗ trợ thầy trong các công việc Phật sự sau này.

Bản thân thầy thấy giới trẻ cần được bồi dưỡng những giáo lý của Đức Phật để tự trang bị được hành trang cho chặng đường trưởng thành của mình. Các bạn còn trẻ, còn có cơ hội sai và sửa sai. Còn khi đã có tuổi rồi, cơ hội sửa sai của chúng ta sẽ bị thu hẹp lại. Vậy nên mong muốn của thầy đó là giúp cho giới trẻ biết đến Phật pháp nhiều hơn, để khi cuộc sống của các bạn gặp chuyện khó giải quyết, những bài toán khó, các bạn sẽ có hành trang là những lời răn của Phật để giải quyết vấn đề. 

PV: Điều gì thôi thúc Đại đức chọn lan toả Phật pháp tới giới trẻ? 

Thầy thấy rằng nhờ công nghệ đang ngày một phát triển, các bạn có thể nói chuyện, nhắn tin, chơi game rất dễ dàng. Phải có tới hàng nghìn, hàng vạn, hàng triệu tựa game để các bạn lựa chọn, nhưng nếu chúng ta không biết cách chắt lọc, điều phối thời gian cá nhân, các bạn sẽ đắm chìm vào những cám dỗ công nghệ ảo ấy. Công nghệ phát triển phần nào cũng khiến các mối quan hệ trong cuộc sống trở nên xa cách. Các bạn có thể thấy, đôi khi ngồi uống cafe cùng nhau, chúng ta mỗi người lại chỉ chăm chăm vào bấm điện thoại. Cha mẹ dỗ con nhỏ cũng dùng điện thoại, máy tính, tivi

Trước thực tại như vậy, động lực của thầy là tạo nên một môi trường trải nghiệm lành mạnh nơi chùa chiền cho các bạn ngắt kết nối với công nghệ, quay lại kết nối người với người. Ngoài ra, với những khóa tu hướng đến người trẻ này, thầy mong có thể góp phần phát triển nhân cách, con người của thế hệ tương lai, bộ mặt của đất nước. Bởi vì Bác Hồ từng nói rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. 

Ngoài các khóa tu mùa hè, thầy còn tổ chức những chương trình giảng dạy, tập huấn cho các bạn trẻ về những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, ví dụ như phòng chống đuối nước, sơ cứu hay xử lý khi bị côn trùng cắn…để các bạn biết cách ứng xử trong những tình huống cụ thể. Chúng ta đã có quá nhiều lý thuyết rồi, còn cơ hội thực hành thì vẫn hạn chế. Tu hành, hiểu đơn giản là cần có đủ “tu” và “hành”, tức là sửa từ sai thành đúng, từ chưa tốt thành tốt và từ tốt thành tốt hơn. Đó là mong muốn của thầy, giúp các bậc phụ huynh giáo dục lớp trẻ, để khi các bạn lớn lên có thể trở thành những công dân tốt giúp ích được cho đất nước.

PV: Đâu là điều Đại đức thấy khó nhất khi đưa Phật giáo đến với người trẻ?  

Điều thầy băn khoăn nhất là việc quản lý, bởi nó liên quan đến tính mạng con người. Mỗi khoá tu, thầy đều đón rất đông bạn trẻ về tham dự. Hàng trăm, thậm chí ở một vài chùa là hàng ngàn người. Việc đảm bảo sức khỏe, tính mạng và sự an toàn cho cả trăm, ngàn người như vậy là điều không hề đơn giản. 

Thứ hai là nội dung chương trình mình đưa ra có phù hợp với các bạn không, có giúp các bạn thay đổi được bản thân không? Nếu mình làm chưa tốt, người đầu tiên mình cần chịu trách nhiệm chính là với các bậc phụ huynh, trước khi với các quý thầy, sư phụ. Các phụ huynh có rất nhiều điều băn khoăn và cần được đảm bảo khi gửi con tới các khóa tu mùa hè, như về chuyện quản lý thời gian, quản lý con người, rồi chỗ ăn, chỗ ngủ, cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ các bạn trẻ…

PV: Sau khi tổ chức nhiều khóa tu mùa hè tại chùa Kim Ngưu, theo thầy, đâu là những điều bắt buộc cần có để tổ chức được một khoá tu thành công?

Sau hơn 10 năm tổ chức các khóa tu mùa hè ở nhiều địa phương khác nhau, thầy nhận thấy rằng bất kỳ khoá tu nào cũng cần đăng ký từ trước để có sự phổ cập kỹ càng, đầy đủ về mặt thông tin trước khi khoá tu bắt đầu. Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, bây giờ chúng ta có thể lập nhóm từ trước để thông báo, hướng dẫn cụ thể cho phụ huynh và các bạn khoá sinh. Đây cũng sẽ là nơi các bạn tình nguyện viên giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc. 

Đồng thời, trong các khoá tu, đặc biệt với các khoá tu có nhiều bạn nhỏ tuổi tham dự, chúng ta cần duy trì nghiêm ngặt việc điểm danh mỗi sáng, trưa, tối. Lúc bắt đầu khoá tu, các phụ huynh thường làm thủ tục nhập khoá rất bài bản. Nhưng vào thời điểm kết khóa, thường rất hỗn loạn và lộn xộn, nhiều phụ huynh đón trẻ về lại không báo cáo ban tổ chức, gây nhiều khó khăn cho việc quản lý khoá sinh. 

Ban tổ chức khóa tu cũng cần đảm bảo sạch sẽ, an toàn tại địa điểm diễn ra khóa tu, để các bạn khoá sinh được học tập, sinh hoạt trong một môi trường thật tốt. Khâu quản lý nhân sự, tình nguyện viên cũng cần được tập huấn sát sao, từ tác phong tới lời ăn tiếng nói, bởi đây chính là những người tiếp xúc nhiều nhất, gần nhất với khoá sinh. 

PV: Theo thầy, các chư Tăng Ni trẻ làm cách nào để hoằng pháp đến giới trẻ đúng cách và hiệu quả giữa thời đại thông tin như hiện nay?

Để hoằng pháp đến giới trẻ một cách hiệu quả, chúng ta cần nắm bắt được tâm lý, tư tưởng, tình cảm của các bạn trong bối cảnh hiện thời. Ta cần đặt bản thân vào vị trí của các bạn để đưa ra những bài giảng, lời dạy sao cho phù hợp nhất. Đối với nhiều bạn trẻ, việc tạm rời xa công nghệ giống như cai nghiện vậy. Một ngày mà không đụng tới điện thoại là sẽ khó chịu vô cùng! Vậy thì chúng ta cần sử dụng phương pháp nào, xây dựng chương trình ra sao để biến nội dung ta muốn truyền tải trở nên đủ hấp dẫn, giúp các bạn quên đi niềm vui nơi thế giới ảo và quay lại với phút giây thực tại. 

Các Chư Tăng Ni trẻ muốn hoằng pháp đúng cách, hiệu quả thì cần có trách nhiệm trong mọi chương trình, nội dung mình làm. Mọi thứ đều cần thực hiện một cách chỉn chu, phù hợp với tâm lý số đông, đồng thời phải đơn giản hóa những lời răn của nhà Phật để mọi lứa tuổi đều dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ. 

PV: Vì sao người trẻ nên tiếp xúc sớm với đạo Phật? 

Như các bạn có thể thấy, nhiều bạn tham gia khóa tu dù còn rất nhỏ nhưng đã thuộc Chú Đại Bi, biết lễ phép, cung kính. Tiếp xúc với Phật pháp ngay từ lứa tuổi măng non sẽ giúp tính cách các bạn hoà nhã hơn và học được cách hạnh hiếu, tức là biết hiếu hạnh với bố mẹ, biết tôn trọng mọi người, đối nhân xử thế sao cho phù hợp. 

Đồng thời, khi được rèn luyện từ nhỏ thông qua những lời răn của Phật, các bạn sẽ nuôi dưỡng được tâm thiện để làm nhiều điều tốt đẹp, có ích cho cho tổ quốc, giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp của Phật giáo và giúp xã hội ngày một bình an hơn.

PV: Bên cạnh nỗ lực của nhà chùa và bản thân các bạn trẻ, theo thầy, bậc cha mẹ đóng vai trò thế nào trong quá trình trải nghiệm Phật pháp của các bạn trẻ? 

Cha mẹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các bạn trẻ trong việc trải nghiệm khóa tu mùa hè. Trong các khoá tu thầy tổ chức, đối tượng chủ yếu là các bạn khoá sinh tự nguyện mong muốn và xin bố mẹ cho tham gia. Nhưng cũng có những bạn có mặt vì bố mẹ ép đi, theo thầy, điều này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và việc tiếp nhận nội dung khóa tu của các bạn.

Vậy thì bậc phụ huynh cần làm thế nào để dung hòa được định hướng của bản thân và mong muốn của con trẻ? Chúng ta nên động viên, khích lệ, không nên dùng các biện pháp ép buộc. Chỉ khi tham gia với tinh thần thoải mái, hiểu được những giá trị mình sẽ nhận được từ khoá tu thì các bạn khoá sinh mới có thể đón nhận trải nghiệm này một cách trọn vẹn. Các bậc phụ huynh có thể “xúc tác” cho điều này bằng cách cho các bạn tham gia các hoạt động thiện nguyện, làm quen với các chương trình ý nghĩa, tập cho các bạn đi chùa nhiều hơn…Dần dần, các bạn sẽ thấm nhuần được giá trị tinh thần tốt đẹp mà những hoạt động này mang lại, từ đó khởi lên trong lòng sự trân trọng cuộc sống và mong muốn được tham dự các khóa tu để thay đổi bản thân một cách tự nhiên, không gượng ép.

PV: Các khóa tu hiện nay thường tổ chức ngắn ngày vào mùa hè, có nhiều hoạt động rất bổ ích nhưng cũng có người cho rằng, trẻ rời khoá tu về với thực tại thì sẽ chẳng nhớ được nhiều lắm. Quan điểm của thầy về ý kiến này là gì? 

Như nhiều người nói, sự thay đổi của các bạn sẽ “nhạt phai dần” sau khi khóa tu kết thúc. Với quan điểm cá nhân của thầy, giá trị các bạn khoá sinh nhận được sau những khóa tu ngắn ngày tại chùa sẽ không thể chỉ đong đếm bằng khoảng thời gian ngắn sau đó. 

Chúng ta cần nhớ rằng, những điều hay, ý đẹp, những hành động tốt, những điều các bạn học được trong khóa tu sẽ thẩm thấu vào con người các bạn, làm thay đổi tư tưởng trong các bạn. Việc này cần thời gian, và không phải ai cũng có hành trình thay đổi giống nhau. Nhiều bạn sau khi tham gia khoá tu liền thay đổi nhận thức một cách rõ rệt, nhưng cũng có bạn phải mất một thời gian dài. Giống như khi uốn cây từ thuở còn non, cái cây cũng cần thời gian phát triển để thấy rõ được hiệu quả của việc uốn nắn ấy. 

Không chỉ ở chùa, mà trường học hay bất cứ nơi nào khác cũng có thể tổ chức những chuyến đi dã ngoại, đi thực tế để các bạn trẻ tích lũy thêm hành trang cho mình. Những kỹ năng cơ bản như phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông có thể không được áp dụng ngay sau khi học, nhưng kiến thức các bạn được học sẽ luôn ở trong tâm thức để khi cần các bạn có thể sử dụng ngay. Việc học về Phật pháp cũng như vậy. Khi gặp những phút giây bế tắc, những tình huống khó khăn trong cuộc sống, thì trong một phút giây nào đó, chính các bạn sẽ nhớ lại những lời dạy của quý thầy để cân bằng cảm xúc, trở về với chính mình.

PV: Để khép lại buổi phỏng vấn, Đại đức có điều gì muốn nhắn nhủ tới độc giả của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên không?

Mỗi ngày trôi qua, chúng ta hãy sống như một đoá hoa, bởi mỗi ngày trôi qua là một kiếp người. Ngày mai khi ta thức giấc, chắc gì ta đã còn hiện diện trong cuộc đời này. Vậy nên hãy sống hết lòng ngay từ ngày hôm nay, làm những điều mình mong muốn, những điều còn dang dở. Hãy yêu thương khi còn có thể, bởi thời gian sẽ không quay lại với bất kỳ ai. Các bạn có thể tìm đến những khóa tu để học tập sao cho phù hợp với mong muốn, hoàn cảnh và mục tiêu của mình. Hiện nay có rất nhiều chùa tổ chức các khóa tu đa dạng về nội dung, thời khoá. Hãy tìm cho mình một chốn phù hợp, vậy là các bạn đã có thể bắt đầu tu tập được rồi. 

PV: Cảm ơn thầy đã tham gia phỏng vấn và chia sẻ những thông tin giá trị tới độc giả của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Chúc thầy thật nhiều sức khoẻ và tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp của đạo Phật tới thế hệ trẻ Việt Nam!

PV: Đại đức được biết tới là một trong những vị chư Tăng thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ ích như khóa tu mùa hè, thiền trà cho trẻ… giúp đưa Phật giáo đến gần hơn với người trẻ. Vậy xin thầy chia sẻ đôi chút về lần đầu tiên tổ chức một sự kiện như vậy? Điều gì khiến thầy nhớ nhất?

do thầy tổ chức các chương trình khóa tu mùa hè là bởi bản thân ngày nhỏ thầy cũng từng được tham gia các khóa tu tại chùa và nhận được rất nhiều điều bổ ích, quý báu. 

Khoá tu đầu tiên, cũng là khoá tu đáng nhớ nhất thầy tổ chức là ở chùa Hoàng Xá, Hưng Yên vào năm 2012. Đó là một khoá tu kéo dài hơn chục ngày, độ tuổi các bạn tham gia cũng rất đa dạng, từ cấp một, cấp hai, cấp ba, kể cả các bạn đã đi học đại học. Những ngày đầu, các bạn vẫn còn bướng bỉnh do chưa thích ứng được với môi trường mới. Nhưng chỉ sau vài ngày tu học, các bạn có những thay đổi rất tích cực. Hồi làm khóa tu ấy, thầy phải về trước ngày kết khoá một ngày để đi học. Lúc chào tạm biệt, rất nhiều bạn đã rơi nước mắt. Cho đến bây giờ nhiều bạn tham gia khoá tu năm đó vẫn hỗ trợ thầy trong các công việc Phật sự sau này.

Bản thân thầy thấy giới trẻ cần được bồi dưỡng những giáo lý của Đức Phật để tự trang bị được hành trang cho chặng đường trưởng thành của mình. Các bạn còn trẻ, còn có cơ hội sai và sửa sai. Còn khi đã có tuổi rồi, cơ hội sửa sai của chúng ta sẽ bị thu hẹp lại. Vậy nên mong muốn của thầy đó là giúp cho giới trẻ biết đến Phật pháp nhiều hơn, để khi cuộc sống của các bạn gặp chuyện khó giải quyết, những bài toán khó, các bạn sẽ có hành trang là những lời răn của Phật để giải quyết vấn đề. 

PV: Điều gì thôi thúc Đại đức chọn lan toả Phật pháp tới giới trẻ? 

Thầy thấy rằng nhờ công nghệ đang ngày một phát triển, các bạn có thể nói chuyện, nhắn tin, chơi game rất dễ dàng. Phải có tới hàng nghìn, hàng vạn, hàng triệu tựa game để các bạn lựa chọn, nhưng nếu chúng ta không biết cách chắt lọc, điều phối thời gian cá nhân, các bạn sẽ đắm chìm vào những cám dỗ công nghệ ảo ấy. Công nghệ phát triển phần nào cũng khiến các mối quan hệ trong cuộc sống trở nên xa cách. Các bạn có thể thấy, đôi khi ngồi uống cafe cùng nhau, chúng ta mỗi người lại chỉ chăm chăm vào bấm điện thoại. Cha mẹ dỗ con nhỏ cũng dùng điện thoại, máy tính, tivi

Trước thực tại như vậy, động lực của thầy là tạo nên một môi trường trải nghiệm lành mạnh nơi chùa chiền cho các bạn ngắt kết nối với công nghệ, quay lại kết nối người với người. Ngoài ra, với những khóa tu hướng đến người trẻ này, thầy mong có thể góp phần phát triển nhân cách, con người của thế hệ tương lai, bộ mặt của đất nước. Bởi vì Bác Hồ từng nói rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. 

Ngoài các khóa tu mùa hè, thầy còn tổ chức những chương trình giảng dạy, tập huấn cho các bạn trẻ về những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, ví dụ như phòng chống đuối nước, sơ cứu hay xử lý khi bị côn trùng cắn…để các bạn biết cách ứng xử trong những tình huống cụ thể. Chúng ta đã có quá nhiều lý thuyết rồi, còn cơ hội thực hành thì vẫn hạn chế. Tu hành, hiểu đơn giản là cần có đủ “tu” và “hành”, tức là sửa từ sai thành đúng, từ chưa tốt thành tốt và từ tốt thành tốt hơn. Đó là mong muốn của thầy, giúp các bậc phụ huynh giáo dục lớp trẻ, để khi các bạn lớn lên có thể trở thành những công dân tốt giúp ích được cho đất nước.

PV: Đâu là điều Đại đức thấy khó nhất khi đưa Phật giáo đến với người trẻ?  

Điều thầy băn khoăn nhất là việc quản lý, bởi nó liên quan đến tính mạng con người. Mỗi khoá tu, thầy đều đón rất đông bạn trẻ về tham dự. Hàng trăm, thậm chí ở một vài chùa là hàng ngàn người. Việc đảm bảo sức khỏe, tính mạng và sự an toàn cho cả trăm, ngàn người như vậy là điều không hề đơn giản. 

Thứ hai là nội dung chương trình mình đưa ra có phù hợp với các bạn không, có giúp các bạn thay đổi được bản thân không? Nếu mình làm chưa tốt, người đầu tiên mình cần chịu trách nhiệm chính là với các bậc phụ huynh, trước khi với các quý thầy, sư phụ. Các phụ huynh có rất nhiều điều băn khoăn và cần được đảm bảo khi gửi con tới các khóa tu mùa hè, như về chuyện quản lý thời gian, quản lý con người, rồi chỗ ăn, chỗ ngủ, cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ các bạn trẻ…

PV: Sau khi tổ chức nhiều khóa tu mùa hè tại chùa Kim Ngưu, theo thầy, đâu là những điều bắt buộc cần có để tổ chức được một khoá tu thành công?

Sau hơn 10 năm tổ chức các khóa tu mùa hè ở nhiều địa phương khác nhau, thầy nhận thấy rằng bất kỳ khoá tu nào cũng cần đăng ký từ trước để có sự phổ cập kỹ càng, đầy đủ về mặt thông tin trước khi khoá tu bắt đầu. Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, bây giờ chúng ta có thể lập nhóm từ trước để thông báo, hướng dẫn cụ thể cho phụ huynh và các bạn khoá sinh. Đây cũng sẽ là nơi các bạn tình nguyện viên giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc. 

Đồng thời, trong các khoá tu, đặc biệt với các khoá tu có nhiều bạn nhỏ tuổi tham dự, chúng ta cần duy trì nghiêm ngặt việc điểm danh mỗi sáng, trưa, tối. Lúc bắt đầu khoá tu, các phụ huynh thường làm thủ tục nhập khoá rất bài bản. Nhưng vào thời điểm kết khóa, thường rất hỗn loạn và lộn xộn, nhiều phụ huynh đón trẻ về lại không báo cáo ban tổ chức, gây nhiều khó khăn cho việc quản lý khoá sinh. 

Ban tổ chức khóa tu cũng cần đảm bảo sạch sẽ, an toàn tại địa điểm diễn ra khóa tu, để các bạn khoá sinh được học tập, sinh hoạt trong một môi trường thật tốt. Khâu quản lý nhân sự, tình nguyện viên cũng cần được tập huấn sát sao, từ tác phong tới lời ăn tiếng nói, bởi đây chính là những người tiếp xúc nhiều nhất, gần nhất với khoá sinh. 

PV: Theo thầy, các chư Tăng Ni trẻ làm cách nào để hoằng pháp đến giới trẻ đúng cách và hiệu quả giữa thời đại thông tin như hiện nay?

Để hoằng pháp đến giới trẻ một cách hiệu quả, chúng ta cần nắm bắt được tâm lý, tư tưởng, tình cảm của các bạn trong bối cảnh hiện thời. Ta cần đặt bản thân vào vị trí của các bạn để đưa ra những bài giảng, lời dạy sao cho phù hợp nhất. Đối với nhiều bạn trẻ, việc tạm rời xa công nghệ giống như cai nghiện vậy. Một ngày mà không đụng tới điện thoại là sẽ khó chịu vô cùng! Vậy thì chúng ta cần sử dụng phương pháp nào, xây dựng chương trình ra sao để biến nội dung ta muốn truyền tải trở nên đủ hấp dẫn, giúp các bạn quên đi niềm vui nơi thế giới ảo và quay lại với phút giây thực tại. 

Các Chư Tăng Ni trẻ muốn hoằng pháp đúng cách, hiệu quả thì cần có trách nhiệm trong mọi chương trình, nội dung mình làm. Mọi thứ đều cần thực hiện một cách chỉn chu, phù hợp với tâm lý số đông, đồng thời phải đơn giản hóa những lời răn của nhà Phật để mọi lứa tuổi đều dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ. 

PV: Vì sao người trẻ nên tiếp xúc sớm với đạo Phật? 

Như các bạn có thể thấy, nhiều bạn tham gia khóa tu dù còn rất nhỏ nhưng đã thuộc Chú Đại Bi, biết lễ phép, cung kính. Tiếp xúc với Phật pháp ngay từ lứa tuổi măng non sẽ giúp tính cách các bạn hoà nhã hơn và học được cách hạnh hiếu, tức là biết hiếu hạnh với bố mẹ, biết tôn trọng mọi người, đối nhân xử thế sao cho phù hợp. 

Đồng thời, khi được rèn luyện từ nhỏ thông qua những lời răn của Phật, các bạn sẽ nuôi dưỡng được tâm thiện để làm nhiều điều tốt đẹp, có ích cho cho tổ quốc, giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp của Phật giáo và giúp xã hội ngày một bình an hơn.

PV: Bên cạnh nỗ lực của nhà chùa và bản thân các bạn trẻ, theo thầy, bậc cha mẹ đóng vai trò thế nào trong quá trình trải nghiệm Phật pháp của các bạn trẻ? 

Cha mẹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các bạn trẻ trong việc trải nghiệm khóa tu mùa hè. Trong các khoá tu thầy tổ chức, đối tượng chủ yếu là các bạn khoá sinh tự nguyện mong muốn và xin bố mẹ cho tham gia. Nhưng cũng có những bạn có mặt vì bố mẹ ép đi, theo thầy, điều này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và việc tiếp nhận nội dung khóa tu của các bạn.

Vậy thì bậc phụ huynh cần làm thế nào để dung hòa được định hướng của bản thân và mong muốn của con trẻ? Chúng ta nên động viên, khích lệ, không nên dùng các biện pháp ép buộc. Chỉ khi tham gia với tinh thần thoải mái, hiểu được những giá trị mình sẽ nhận được từ khoá tu thì các bạn khoá sinh mới có thể đón nhận trải nghiệm này một cách trọn vẹn. Các bậc phụ huynh có thể “xúc tác” cho điều này bằng cách cho các bạn tham gia các hoạt động thiện nguyện, làm quen với các chương trình ý nghĩa, tập cho các bạn đi chùa nhiều hơn…Dần dần, các bạn sẽ thấm nhuần được giá trị tinh thần tốt đẹp mà những hoạt động này mang lại, từ đó khởi lên trong lòng sự trân trọng cuộc sống và mong muốn được tham dự các khóa tu để thay đổi bản thân một cách tự nhiên, không gượng ép.

PV: Các khóa tu hiện nay thường tổ chức ngắn ngày vào mùa hè, có nhiều hoạt động rất bổ ích nhưng cũng có người cho rằng, trẻ rời khoá tu về với thực tại thì sẽ chẳng nhớ được nhiều lắm. Quan điểm của thầy về ý kiến này là gì? 

Như nhiều người nói, sự thay đổi của các bạn sẽ “nhạt phai dần” sau khi khóa tu kết thúc. Với quan điểm cá nhân của thầy, giá trị các bạn khoá sinh nhận được sau những khóa tu ngắn ngày tại chùa sẽ không thể chỉ đong đếm bằng khoảng thời gian ngắn sau đó. 

Chúng ta cần nhớ rằng, những điều hay, ý đẹp, những hành động tốt, những điều các bạn học được trong khóa tu sẽ thẩm thấu vào con người các bạn, làm thay đổi tư tưởng trong các bạn. Việc này cần thời gian, và không phải ai cũng có hành trình thay đổi giống nhau. Nhiều bạn sau khi tham gia khoá tu liền thay đổi nhận thức một cách rõ rệt, nhưng cũng có bạn phải mất một thời gian dài. Giống như khi uốn cây từ thuở còn non, cái cây cũng cần thời gian phát triển để thấy rõ được hiệu quả của việc uốn nắn ấy. 

Không chỉ ở chùa, mà trường học hay bất cứ nơi nào khác cũng có thể tổ chức những chuyến đi dã ngoại, đi thực tế để các bạn trẻ tích lũy thêm hành trang cho mình. Những kỹ năng cơ bản như phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông có thể không được áp dụng ngay sau khi học, nhưng kiến thức các bạn được học sẽ luôn ở trong tâm thức để khi cần các bạn có thể sử dụng ngay. Việc học về Phật pháp cũng như vậy. Khi gặp những phút giây bế tắc, những tình huống khó khăn trong cuộc sống, thì trong một phút giây nào đó, chính các bạn sẽ nhớ lại những lời dạy của quý thầy để cân bằng cảm xúc, trở về với chính mình.

PV: Để khép lại buổi phỏng vấn, Đại đức có điều gì muốn nhắn nhủ tới độc giả của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên không?

Mỗi ngày trôi qua, chúng ta hãy sống như một đoá hoa, bởi mỗi ngày trôi qua là một kiếp người. Ngày mai khi ta thức giấc, chắc gì ta đã còn hiện diện trong cuộc đời này. Vậy nên hãy sống hết lòng ngay từ ngày hôm nay, làm những điều mình mong muốn, những điều còn dang dở. Hãy yêu thương khi còn có thể, bởi thời gian sẽ không quay lại với bất kỳ ai. Các bạn có thể tìm đến những khóa tu để học tập sao cho phù hợp với mong muốn, hoàn cảnh và mục tiêu của mình. Hiện nay có rất nhiều chùa tổ chức các khóa tu đa dạng về nội dung, thời khoá. Hãy tìm cho mình một chốn phù hợp, vậy là các bạn đã có thể bắt đầu tu tập được rồi. 

PV: Cảm ơn thầy đã tham gia phỏng vấn và chia sẻ những thông tin giá trị tới độc giả của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Chúc thầy thật nhiều sức khoẻ và tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp của đạo Phật tới thế hệ trẻ Việt Nam!