PV: Thưa thầy, Phật giáo quan điểm như thế nào về đạo làm con?

Ở trong đạo Phật, đạo hiếu cũng chính là đạo làm người. Đức Phật dạy rằng, tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Bởi vậy có thể thấy, bao giờ những lời dạy của Đức Phật cũng đề cao việc hạnh hiếu. Một người tu tập căn bản nếu không đề cao việc hạnh hiếu thì cũng coi như chưa phải một người Phật tử. Do đó, một hành giả thực tập theo những lời Phật dạy chính là người biết lấy đạo hiếu làm căn bản cho việc tu tập, làm người. 

PV: Tháng 7 âm lịch, trong thế gian người ta thường nhắc tới ngày “xá tội vong nhân”, còn trong Phật giáo đây là ngày Vu Lan báo hiếu. Thầy có thể chia sẻ sự khác nhau giữa hai khái niệm này?

Vào dịp tháng 7 âm lịch hàng năm, ta thường hay nhắc tới ngày “xá tội vong nhân” và Vu Lan báo hiếu. Hai khái niệm này vừa có điểm tương đồng, vừa có một số điểm khác biệt.

Theo quan niệm người xưa, xá tội vong nhân là dịp mà các vong linh chốn âm ty địa phủ được trở về với gia đình, với trần thế, không bị ràng buộc bởi khổ đau chốn địa ngục. Xá tội vong nhân cũng bắt nguồn từ nguồn gốc lịch sử xa xưa. Thời xưa, hầu hết các vị vua đều chọn những ngày mùa thu (tháng 7 âm lịch) làm ngày để bước lên vương vị. Với ý niệm ban phát phước đức của bậc minh quân, các nhà vua thường chọn tha tội cho tù nhân vào dịp mình lên ngôi, cầu cho “âm siêu dương thái”. Với ý tưởng đó, dân gian dần dà hình thành nên ngày xá tội vong nhân để tưởng nhớ đến những người quá cố, nguyện cầu cho tất cả hương linh sẽ được trở về, giải thoát khỏi những nỗi khổ, niềm đau mà họ vướng phải. 

Đó là quan niệm dân gian. Còn khi về đến Việt Nam, cùng với sự đồng hành của dân tộc, đạo Phật cũng đem đến cho những tín đồ Phật tử nói riêng và cho cả dân tộc Việt Nam nói chung phương pháp trợ duyên những người quá cố, giúp họ cởi bỏ được những khổ đau vướng mắc khi đã trở thành một hương linh không nơi nương tựa. 

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu lại mang một ý nghĩa cao quý hơn. Vu Lan báo hiếu ở đây không chỉ là báo hiếu cha mẹ, mà nói đúng hơn, đó là ngày Vu Lan báo ân. Đức Phật dạy rằng trong ngày Vu Lan báo hiếu, mỗi người con của Phật không chỉ báo ơn cha mẹ mà phải nhớ đến “Tứ trọng ân”: Ơn thầy tổ, ơn cha mẹ, ơn những người lãnh đạo quốc gia và ơn chúng sanh. 

Cả Vu Lan và xá tội vong nhân đều hướng tới mong muốn giúp người khác thoát khỏi khổ đau, có được niềm vui cũng như vun bồi được gốc rễ của sự biết ơn và tri ân. Tuy nhiên có thể thấy rằng, Vu Lan báo hiếu trong đạo Phật mang tầm bao quát hơn, nhân văn hơn, bởi có thêm ý nghĩa “biết ơn mọi nâng đỡ đã giúp mình có mặt trên cõi đời này một cách bình an và hạnh phúc”. Đó là một ý nghĩa vô cùng cao quý, sâu rộng hơn so với ý nghĩa đơn thuần của ngày xá tội vong nhân.

PV: Theo con được biết, thầy có nhiều kinh nghiệm giảng pháp cho quý Phật tử đồng hương tại nước ngoài. Vậy thưa thầy, Phật tử Việt Nam ở nước ngoài hưởng ứng và tiếp nối tinh thần hiếu đạo của lễ Vu Lan như thế nào?

Hằng năm, vào dịp lễ Vu Lan, không chỉ tại Việt Nam mà người Việt ở khắp nơi trên thế giới đều hướng về tinh thần hiếu đạo. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam cũng nêu cao được tinh thần đó, và đây là điều rất đáng trân trọng. 

Có cơ duyên được tiếp cận với nhiều quý Phật tử ở nước ngoài, Tâm Nguyên thấy rằng tuỳ vào khả năng mà mỗi người lại có cách thức khác nhau để thể hiện tinh thần này, từ việc tu tập, hướng về cha mẹ, nguồn cội, thực hành lời dạy của Đức Phật,… tới những việc làm mang tính cộng đồng hơn như chung tay phát triển xã hội bản địa nơi mình đang sinh sống, cũng như hướng về quê hương – nơi chôn rau cắt rốn của mình. 

PV: Trong thời đại hiện nay, sợi dây kết nối truyền thống giữa cha mẹ và con cái dường như đang bị đứt quãng do cha mẹ dành nhiều thời gian làm kinh tế. Trong khi đó các con cũng có thế giới của riêng mình, thậm chí nhiều bạn trẻ chìm trong mạng xã hội. Theo góc nhìn của thầy, làm thế nào để gắn kết sợi dây truyền thông giữa cha mẹ và con cái?

Khi nói tới truyền thông, có nghĩa là phải có một thứ gì đó để “kết”, để làm sợi dây liên hệ giữa cha mẹ và con cái. 

Cái liên hệ đầu tiên phải là liên hệ của tình thương. Nếu như cha mẹ có tình thương, con cái có tình thương thì đó là mối liên hệ vững bền nhất. 

Mối liên hệ thứ hai chính là ý thức về bổn phận của mỗi người. Người làm cha, làm mẹ dù cho làm bất cứ công việc, vị trí gì trong xã hội cũng không được quên đi bổn phận của mình là một người mẹ, người cha. Cha mẹ phải có nhận thức sâu sắc về việc bản thân cần trở nên gương mẫu, đầy thương yêu và đầy sự nâng đỡ với con cháu của mình. Với những người làm con, làm cháu cũng vậy. Dù sống trong thời đại văn minh, khoa học công nghệ phát triển đến thế nào đi chăng nữa, thì phận làm con cũng cần ý thức được công lao của đấng sinh thành, luôn biết ơn tới những người đã sinh ra và nuôi dưỡng cho mình được lớn lên, được tiếp xúc với nguồn tri thức của xã hội hiện đại.

Điều tiếp theo, chúng ta không được quên mục đích sau cùng của gia đình là tạo dựng hạnh phúc và sự kết nối giữa các thành viên. Cho nên, đừng bao giờ bỏ đi hay quên đi cái đích đến của mình mà chạy theo những phương tiện hiện đại. Sống trong một xã hội thôi thúc ta làm quá nhiều thứ, ta rất có thể sẽ quên đi cái cốt lõi trong đời sống gia đình. Vì vậy, Đức Phật dạy rằng, muốn có sự kết nối đó, trước hết mỗi người, đặc biệt là người con cần có lối sống tỉnh thức, chánh niệm. Từ đó, ta sẽ có được trí tuệ và từ trí tuệ thì ta ý thức được rằng cái gì là cần thiết, cái gì sẽ tạo được nếp sống an lạc, hạnh phúc cho gia đình mình.

Cho nên giữa các thế hệ, dù là ai đi nữa thì cũng cần học theo lời Phật dạy. Đầu tiên mình hãy giữ gìn phẩm chất của mình, làm tròn bổn phận, làm tròn nền tảng đạo đức. Đây sẽ là nền tảng rất vững chắc cho gia đình của mỗi chúng ta. 

Thứ hai, cha mẹ thực tập tỉnh thức sẽ có khả năng làm chủ thân, tâm trước mọi biến động xã hội hiện đại, trở về với nếp sống an nhàn, biết đủ, nêu cao cái sự có mặt của những thành viên trong gia đình. Từ đó chúng ta mới ý thức được giá trị cốt lõi của gia đình. Cao hơn nữa, lối sống tỉnh thức cho chúng ta chữ “tuệ”, tức là cả gia đình cùng chung một chí hướng, một niềm tin, một lý tưởng, một ý thức rằng tất cả thành viên đều có một đích đến chung để hướng tới. Nhờ vậy, sợi dây kết nối sẽ ngày một bền chặt, không còn ai xa cách hay ai làm khổ ai.

PV: Tinh thần hiếu đạo của một vị tu sĩ sẽ như thế nào? Thầy có thể chia sẻ để những người trẻ cũng như hàng Phật tử có thể noi theo?

Là một tu sĩ, có nghĩa rằng bạn là người con của tất cả những người làm cha, làm mẹ trên cuộc đời này. Đối với một người tu sĩ, báo hiếu không chỉ dừng lại ở làm việc tốt để báo đáp ân đức cha mẹ, ông bà mà còn ở một mức độ cao hơn, nghĩa là góp phần làm đẹp cuộc đời, góp phần giúp cho những người xung quanh mình có một đời sống chánh niệm, tỉnh thức và giác ngộ. Chỉ khi con người có được sự giải thoát ở trong tâm hồn, người đó mới có thể có được một cái đời sống tự tại, hạnh phúc và bình an.

Do đó, nếu chúng ta chỉ báo hiếu ở trên phương diện vật chất mà không không hướng cho cha mẹ vào con đường của sự tỉnh thức chánh niệm, rất có thể trong tương lai, cha mẹ của mình cũng sẽ vướng vào những cái khổ đau của đời sống tinh thần. Vì vậy, người tu sĩ sẽ báo đáp cha mẹ trên tinh thần giải quyết những vấn đề gốc rễ trong đời sống tinh thần, thông qua việc hướng cha mẹ đến tu tập. 

Với tinh thần báo đáp “Tứ trọng ân” của Vu Lan, người tu sĩ không chỉ biết ơn mà còn làm tất cả mọi việc từ thân, tâm, lời nói để báo đáp ân nghĩa đó một cách trọn vẹn. Chúng ta sẽ tạo ra những điều tốt đẹp, những cái giá trị chung cho cuộc đời và đó chính là cách mà chúng ta biết ơn. 

PV: Có ý kiến cho rằng, con cái biết cách báo hiếu thôi là chưa đủ, cha mẹ cũng cần biết cách nhận nữa. Thầy nghĩ sao về điều này?

Khi mình muốn trao một món quà cho người khác, điều đầu tiên người tặng quà cần nghĩ tới chính là: Món quà này có phù hợp với người nhận hay không? Điều thứ hai là: Cách thức mình trao tặng có phù hợp hay không?

Một người con muốn báo hiếu cha mẹ sẽ không chỉ dừng lại ở cái tâm hiếu, mà còn phải có hạnh hiếu. Hạnh hiếu ở đây không đơn giản là báo đáp bằng vật chất một cách thông thường, mà báo đáp theo tinh thần, trí tuệ của đạo Phật cần có sự khéo léo. Nếu người con không trao đi tình thương một cách khéo léo thì sự báo đáp cũng không được trọn vẹn. Từ phía người nhận cũng vậy, nếu cha mẹ không biết tiếp nhận sự báo đáp của con thì việc báo hiếu cũng không được tròn đầy. 

Do đó, để việc trao và nhận tình thương được trọn vẹn, cả người báo đáp và người nhận sự báo đáp, cả cha mẹ và con cái đều nên có nếp sống tỉnh thức, biết ơn và khéo léo. Chữ “khéo léo” ở đây cũng đồng nghĩa với chữ “trí tuệ”. Nhờ chữ “trí tuệ” này mà mình có thể biết ơn tất cả những gì người khác đem đến cho mình, nhất là giá trị của sự kết nối, giá trị của sự yêu thương. 

PV: Lễ Vu Lan là dịp để con cái báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Nhưng báo hiếu cha mẹ đâu phải một ngày mà là cả một đời. Thay cho lời kết, con mong được lắng nghe những chia sẻ của thầy về cách báo hiếu cha mẹ sao cho trọn vẹn nhất. 

Nếu ta có tình thương thì ngày nào cũng là ngày báo hiếu. Nếu ta là người biết ơn thì mỗi giây, mỗi phút đều là ngày Vu Lan báo hiếu cả. Do đó, chúng ta không phải chờ đến dịp Vu Lan báo hiếu mới bày tỏ lòng biết ơn của mình, mà trong đời sống hằng ngày chúng ta vẫn luôn có cách để có thể báo đáp công ơn cha mẹ. 

Trước hết, mỗi chúng ta sinh ra trong cuộc đời đều là nhờ cha mẹ, nhờ ông bà, tổ tiên, các bậc tiền bối. Một người con khi bước ra cuộc đời cũng có nghĩa là đem theo cả ông bà, tổ tiên, cha mẹ mình đi ra giữa cuộc đời. Nếu ý thức được điều này, chúng ta sẽ làm mọi thứ với sự chánh niệm, từ lời nói, ý niệm tới những hành động dù là nhỏ nhất.

Và khi sự chánh niệm có mặt thì mọi hành động, lời nói và ý nghĩ của chúng ta sẽ là hoa, là trái, là nước trong để dâng lên chính bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình. Đó là sự kết tinh của những việc làm tốt đẹp, để có thể mang đến cho ông bà, cha mẹ ba điều. Thứ nhất là sự yên tâm về bản thân con cháu. Thứ hai là niềm vui vì đã tạo dựng nên một thế hệ có đời sống an lành, tích cực, biết cống hiến cho cuộc đời. Cuối cùng là sự tự hào vì thế hệ kế cận đã biết tiếp nhận những giá trị tích cực cao quý của bậc tiền nhân. 

Do đó, người muốn báo hiếu cha mẹ sẽ là người biết tu dưỡng nếp nghĩ, nếp sống và nếp làm ngay trong đời sống hàng ngày. Suy nghĩ, nói năng, hành động với cái gốc thiện chính là điều kiện đầu tiên và căn bản để mỗi người con ngày một hoàn thiện chính mình, tự bản thân trở thành hoa trái ngọt ngào dâng tặng lên ông bà, tổ tiên, cha mẹ. 

Cuối cùng, tỉnh thức, chánh niệm là lối sống có thể tạo dựng nên những phẩm chất cao quý, giúp cho bản thân người tu tập và gia đình cùng đi về tương lai, tiến đến một đời sống thảnh thơi, tự tại và giải thoát. Chỉ cần như vậy thôi, chúng ta đã có thể báo hiếu mẹ cha một cách trọn vẹn mà chẳng cần chờ tới Vu Lan.  

PV: Cảm ơn đại đức Thích Tâm Nguyên về những chia sẻ hết sức sâu sắc. Kính chúc thầy nhiều sức khỏe và có một mùa Vu Lan báo hiếu trọn vẹn tình thương!

PV: Thưa thầy, Phật giáo quan điểm như thế nào về đạo làm con?

Ở trong đạo Phật, đạo hiếu cũng chính là đạo làm người. Đức Phật dạy rằng, tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Bởi vậy có thể thấy, bao giờ những lời dạy của Đức Phật cũng đề cao việc hạnh hiếu. Một người tu tập căn bản nếu không đề cao việc hạnh hiếu thì cũng coi như chưa phải một người Phật tử. Do đó, một hành giả thực tập theo những lời Phật dạy chính là người biết lấy đạo hiếu làm căn bản cho việc tu tập, làm người. 

PV: Tháng 7 âm lịch, trong thế gian người ta thường nhắc tới ngày “xá tội vong nhân”, còn trong Phật giáo đây là ngày Vu Lan báo hiếu. Thầy có thể chia sẻ sự khác nhau giữa hai khái niệm này?

Vào dịp tháng 7 âm lịch hàng năm, ta thường hay nhắc tới ngày “xá tội vong nhân” và Vu Lan báo hiếu. Hai khái niệm này vừa có điểm tương đồng, vừa có một số điểm khác biệt.

Theo quan niệm người xưa, xá tội vong nhân là dịp mà các vong linh chốn âm ty địa phủ được trở về với gia đình, với trần thế, không bị ràng buộc bởi khổ đau chốn địa ngục. Xá tội vong nhân cũng bắt nguồn từ nguồn gốc lịch sử xa xưa. Thời xưa, hầu hết các vị vua đều chọn những ngày mùa thu (tháng 7 âm lịch) làm ngày để bước lên vương vị. Với ý niệm ban phát phước đức của bậc minh quân, các nhà vua thường chọn tha tội cho tù nhân vào dịp mình lên ngôi, cầu cho “âm siêu dương thái”. Với ý tưởng đó, dân gian dần dà hình thành nên ngày xá tội vong nhân để tưởng nhớ đến những người quá cố, nguyện cầu cho tất cả hương linh sẽ được trở về, giải thoát khỏi những nỗi khổ, niềm đau mà họ vướng phải. 

Đó là quan niệm dân gian. Còn khi về đến Việt Nam, cùng với sự đồng hành của dân tộc, đạo Phật cũng đem đến cho những tín đồ Phật tử nói riêng và cho cả dân tộc Việt Nam nói chung phương pháp trợ duyên những người quá cố, giúp họ cởi bỏ được những khổ đau vướng mắc khi đã trở thành một hương linh không nơi nương tựa. 

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu lại mang một ý nghĩa cao quý hơn. Vu Lan báo hiếu ở đây không chỉ là báo hiếu cha mẹ, mà nói đúng hơn, đó là ngày Vu Lan báo ân. Đức Phật dạy rằng trong ngày Vu Lan báo hiếu, mỗi người con của Phật không chỉ báo ơn cha mẹ mà phải nhớ đến “Tứ trọng ân”: Ơn thầy tổ, ơn cha mẹ, ơn những người lãnh đạo quốc gia và ơn chúng sanh. 

Cả Vu Lan và xá tội vong nhân đều hướng tới mong muốn giúp người khác thoát khỏi khổ đau, có được niềm vui cũng như vun bồi được gốc rễ của sự biết ơn và tri ân. Tuy nhiên có thể thấy rằng, Vu Lan báo hiếu trong đạo Phật mang tầm bao quát hơn, nhân văn hơn, bởi có thêm ý nghĩa “biết ơn mọi nâng đỡ đã giúp mình có mặt trên cõi đời này một cách bình an và hạnh phúc”. Đó là một ý nghĩa vô cùng cao quý, sâu rộng hơn so với ý nghĩa đơn thuần của ngày xá tội vong nhân.

PV: Theo con được biết, thầy có nhiều kinh nghiệm giảng pháp cho quý Phật tử đồng hương tại nước ngoài. Vậy thưa thầy, Phật tử Việt Nam ở nước ngoài hưởng ứng và tiếp nối tinh thần hiếu đạo của lễ Vu Lan như thế nào?

Hằng năm, vào dịp lễ Vu Lan, không chỉ tại Việt Nam mà người Việt ở khắp nơi trên thế giới đều hướng về tinh thần hiếu đạo. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam cũng nêu cao được tinh thần đó, và đây là điều rất đáng trân trọng. 

Có cơ duyên được tiếp cận với nhiều quý Phật tử ở nước ngoài, Tâm Nguyên thấy rằng tuỳ vào khả năng mà mỗi người lại có cách thức khác nhau để thể hiện tinh thần này, từ việc tu tập, hướng về cha mẹ, nguồn cội, thực hành lời dạy của Đức Phật,… tới những việc làm mang tính cộng đồng hơn như chung tay phát triển xã hội bản địa nơi mình đang sinh sống, cũng như hướng về quê hương – nơi chôn rau cắt rốn của mình. 

PV: Trong thời đại hiện nay, sợi dây kết nối truyền thống giữa cha mẹ và con cái dường như đang bị đứt quãng do cha mẹ dành nhiều thời gian làm kinh tế. Trong khi đó các con cũng có thế giới của riêng mình, thậm chí nhiều bạn trẻ chìm trong mạng xã hội. Theo góc nhìn của thầy, làm thế nào để gắn kết sợi dây truyền thông giữa cha mẹ và con cái?

Khi nói tới truyền thông, có nghĩa là phải có một thứ gì đó để “kết”, để làm sợi dây liên hệ giữa cha mẹ và con cái. 

Cái liên hệ đầu tiên phải là liên hệ của tình thương. Nếu như cha mẹ có tình thương, con cái có tình thương thì đó là mối liên hệ vững bền nhất. 

Mối liên hệ thứ hai chính là ý thức về bổn phận của mỗi người. Người làm cha, làm mẹ dù cho làm bất cứ công việc, vị trí gì trong xã hội cũng không được quên đi bổn phận của mình là một người mẹ, người cha. Cha mẹ phải có nhận thức sâu sắc về việc bản thân cần trở nên gương mẫu, đầy thương yêu và đầy sự nâng đỡ với con cháu của mình. Với những người làm con, làm cháu cũng vậy. Dù sống trong thời đại văn minh, khoa học công nghệ phát triển đến thế nào đi chăng nữa, thì phận làm con cũng cần ý thức được công lao của đấng sinh thành, luôn biết ơn tới những người đã sinh ra và nuôi dưỡng cho mình được lớn lên, được tiếp xúc với nguồn tri thức của xã hội hiện đại.

Điều tiếp theo, chúng ta không được quên mục đích sau cùng của gia đình là tạo dựng hạnh phúc và sự kết nối giữa các thành viên. Cho nên, đừng bao giờ bỏ đi hay quên đi cái đích đến của mình mà chạy theo những phương tiện hiện đại. Sống trong một xã hội thôi thúc ta làm quá nhiều thứ, ta rất có thể sẽ quên đi cái cốt lõi trong đời sống gia đình. Vì vậy, Đức Phật dạy rằng, muốn có sự kết nối đó, trước hết mỗi người, đặc biệt là người con cần có lối sống tỉnh thức, chánh niệm. Từ đó, ta sẽ có được trí tuệ và từ trí tuệ thì ta ý thức được rằng cái gì là cần thiết, cái gì sẽ tạo được nếp sống an lạc, hạnh phúc cho gia đình mình.

Cho nên giữa các thế hệ, dù là ai đi nữa thì cũng cần học theo lời Phật dạy. Đầu tiên mình hãy giữ gìn phẩm chất của mình, làm tròn bổn phận, làm tròn nền tảng đạo đức. Đây sẽ là nền tảng rất vững chắc cho gia đình của mỗi chúng ta. 

Thứ hai, cha mẹ thực tập tỉnh thức sẽ có khả năng làm chủ thân, tâm trước mọi biến động xã hội hiện đại, trở về với nếp sống an nhàn, biết đủ, nêu cao cái sự có mặt của những thành viên trong gia đình. Từ đó chúng ta mới ý thức được giá trị cốt lõi của gia đình. Cao hơn nữa, lối sống tỉnh thức cho chúng ta chữ “tuệ”, tức là cả gia đình cùng chung một chí hướng, một niềm tin, một lý tưởng, một ý thức rằng tất cả thành viên đều có một đích đến chung để hướng tới. Nhờ vậy, sợi dây kết nối sẽ ngày một bền chặt, không còn ai xa cách hay ai làm khổ ai.

PV: Tinh thần hiếu đạo của một vị tu sĩ sẽ như thế nào? Thầy có thể chia sẻ để những người trẻ cũng như hàng Phật tử có thể noi theo?

Là một tu sĩ, có nghĩa rằng bạn là người con của tất cả những người làm cha, làm mẹ trên cuộc đời này. Đối với một người tu sĩ, báo hiếu không chỉ dừng lại ở làm việc tốt để báo đáp ân đức cha mẹ, ông bà mà còn ở một mức độ cao hơn, nghĩa là góp phần làm đẹp cuộc đời, góp phần giúp cho những người xung quanh mình có một đời sống chánh niệm, tỉnh thức và giác ngộ. Chỉ khi con người có được sự giải thoát ở trong tâm hồn, người đó mới có thể có được một cái đời sống tự tại, hạnh phúc và bình an.

Do đó, nếu chúng ta chỉ báo hiếu ở trên phương diện vật chất mà không không hướng cho cha mẹ vào con đường của sự tỉnh thức chánh niệm, rất có thể trong tương lai, cha mẹ của mình cũng sẽ vướng vào những cái khổ đau của đời sống tinh thần. Vì vậy, người tu sĩ sẽ báo đáp cha mẹ trên tinh thần giải quyết những vấn đề gốc rễ trong đời sống tinh thần, thông qua việc hướng cha mẹ đến tu tập. 

Với tinh thần báo đáp “Tứ trọng ân” của Vu Lan, người tu sĩ không chỉ biết ơn mà còn làm tất cả mọi việc từ thân, tâm, lời nói để báo đáp ân nghĩa đó một cách trọn vẹn. Chúng ta sẽ tạo ra những điều tốt đẹp, những cái giá trị chung cho cuộc đời và đó chính là cách mà chúng ta biết ơn. 

PV: Có ý kiến cho rằng, con cái biết cách báo hiếu thôi là chưa đủ, cha mẹ cũng cần biết cách nhận nữa. Thầy nghĩ sao về điều này?

Khi mình muốn trao một món quà cho người khác, điều đầu tiên người tặng quà cần nghĩ tới chính là: Món quà này có phù hợp với người nhận hay không? Điều thứ hai là: Cách thức mình trao tặng có phù hợp hay không?

Một người con muốn báo hiếu cha mẹ sẽ không chỉ dừng lại ở cái tâm hiếu, mà còn phải có hạnh hiếu. Hạnh hiếu ở đây không đơn giản là báo đáp bằng vật chất một cách thông thường, mà báo đáp theo tinh thần, trí tuệ của đạo Phật cần có sự khéo léo. Nếu người con không trao đi tình thương một cách khéo léo thì sự báo đáp cũng không được trọn vẹn. Từ phía người nhận cũng vậy, nếu cha mẹ không biết tiếp nhận sự báo đáp của con thì việc báo hiếu cũng không được tròn đầy. 

Do đó, để việc trao và nhận tình thương được trọn vẹn, cả người báo đáp và người nhận sự báo đáp, cả cha mẹ và con cái đều nên có nếp sống tỉnh thức, biết ơn và khéo léo. Chữ “khéo léo” ở đây cũng đồng nghĩa với chữ “trí tuệ”. Nhờ chữ “trí tuệ” này mà mình có thể biết ơn tất cả những gì người khác đem đến cho mình, nhất là giá trị của sự kết nối, giá trị của sự yêu thương. 

PV: Lễ Vu Lan là dịp để con cái báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Nhưng báo hiếu cha mẹ đâu phải một ngày mà là cả một đời. Thay cho lời kết, con mong được lắng nghe những chia sẻ của thầy về cách báo hiếu cha mẹ sao cho trọn vẹn nhất. 

Nếu ta có tình thương thì ngày nào cũng là ngày báo hiếu. Nếu ta là người biết ơn thì mỗi giây, mỗi phút đều là ngày Vu Lan báo hiếu cả. Do đó, chúng ta không phải chờ đến dịp Vu Lan báo hiếu mới bày tỏ lòng biết ơn của mình, mà trong đời sống hằng ngày chúng ta vẫn luôn có cách để có thể báo đáp công ơn cha mẹ. 

Trước hết, mỗi chúng ta sinh ra trong cuộc đời đều là nhờ cha mẹ, nhờ ông bà, tổ tiên, các bậc tiền bối. Một người con khi bước ra cuộc đời cũng có nghĩa là đem theo cả ông bà, tổ tiên, cha mẹ mình đi ra giữa cuộc đời. Nếu ý thức được điều này, chúng ta sẽ làm mọi thứ với sự chánh niệm, từ lời nói, ý niệm tới những hành động dù là nhỏ nhất.

Và khi sự chánh niệm có mặt thì mọi hành động, lời nói và ý nghĩ của chúng ta sẽ là hoa, là trái, là nước trong để dâng lên chính bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình. Đó là sự kết tinh của những việc làm tốt đẹp, để có thể mang đến cho ông bà, cha mẹ ba điều. Thứ nhất là sự yên tâm về bản thân con cháu. Thứ hai là niềm vui vì đã tạo dựng nên một thế hệ có đời sống an lành, tích cực, biết cống hiến cho cuộc đời. Cuối cùng là sự tự hào vì thế hệ kế cận đã biết tiếp nhận những giá trị tích cực cao quý của bậc tiền nhân. 

Do đó, người muốn báo hiếu cha mẹ sẽ là người biết tu dưỡng nếp nghĩ, nếp sống và nếp làm ngay trong đời sống hàng ngày. Suy nghĩ, nói năng, hành động với cái gốc thiện chính là điều kiện đầu tiên và căn bản để mỗi người con ngày một hoàn thiện chính mình, tự bản thân trở thành hoa trái ngọt ngào dâng tặng lên ông bà, tổ tiên, cha mẹ. 

Cuối cùng, tỉnh thức, chánh niệm là lối sống có thể tạo dựng nên những phẩm chất cao quý, giúp cho bản thân người tu tập và gia đình cùng đi về tương lai, tiến đến một đời sống thảnh thơi, tự tại và giải thoát. Chỉ cần như vậy thôi, chúng ta đã có thể báo hiếu mẹ cha một cách trọn vẹn mà chẳng cần chờ tới Vu Lan.  

PV: Cảm ơn đại đức Thích Tâm Nguyên về những chia sẻ hết sức sâu sắc. Kính chúc thầy nhiều sức khỏe và có một mùa Vu Lan báo hiếu trọn vẹn tình thương!