Đại lễ Phật đản 2023: Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ mừng Đức Phật đản sinh

25/05/2023 14:27:08 1935 lượt xem

Lễ Phật đản là một trong những sự kiện quan trọng không chỉ trong Phật giáo mà còn là ngày lễ trọng đại đối với những người Phật tử, diễn ra vào tháng 4 hàng năm. Vậy để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và nguồn gốc ngày Phật đản, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Lễ Phật đản là gì?

Lễ Phật đản là một trong 3 sự kiện lớn trong năm của Đạo phật. Đây là ngày mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni năm 645 TCN.

Lễ Phật đản nhằm kỉ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Vào ngày này những người con Phật sẽ ăn chay, đọc kinh, niệm phật, không sát sinh, đến chùa làm công quả và làm nhiều việc thiện, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân giúp cho tâm hồn được thanh tịnh.

Từ năm 1999, ngày lễ Phật đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là lễ hội văn hóa tâm linh của thế giới.

Năm 2023, đại lễ Phật đản diễn ra vào ngày 15/4 Âm lịch (tức Chủ Nhật ngày 2/6/2023 Dương lịch).

Nguồn gốc ngày lễ Phật đản

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, thuộc dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Cha của ngài là Vua Tịnh Phạn và mẹ là hoàng hậu Maha Maya.

Nguồn gốc của ngày lễ Phật đản.

Theo lý giải của phái Bắc Tông, ngày 8/4 âm lịch tại vườn Lâm Tì Ni nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha tại Nepal Đức Phật được sinh ra. Chính vì thế, cứ đến tháng 4 âm lịch hàng năm phật tử khắp nơi trên hành tinh lại hân hoan tổ chức đại lễ Phật đản nhằm kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Ý nghĩa của ngày lễ Phật đản

Với những người Phật tử học tập và hành trì theo giới pháp, chân lý của đạo Phật thì lễ Phật đản là ngày kỷ niệm đấng giáo chủ ra đời. Đây cũng là dịp để những người con Phật cùng nhau ôn lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhằm khích lệ nghị lực của những người phật tử trên lộ trình tu tập.

Ý nghĩa của ngày lễ Phật đản như thông điệp truyền tải đến mọi người xung quanh sống hướng thiện để cùng nhau hưởng bình an, hạnh phúc.

Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để người phật tử có thể bày tỏ lòng thành kính, tôn vinh Đức Phật. Ngoài việc hộ trì cúng dường Tam bảo thì qua ngày lễ này như thông điệp truyền tải đến mọi người xung quanh sống hướng thiện để cùng nhau hưởng bình an, hạnh phúc.

Lễ Phật đản cũng ngầm khẳng định hình ảnh của Phật luôn tồn tại trong cuộc đời qua nhiều năm tháng chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí của những người phật tử.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho mọi người có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Phật đản.

Xem thêm: Lễ Phật đản 2023: Nên làm gì và kiêng gì để gia đình hạnh phúc, an vui?

50 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6328 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1151 lượt xem 0 Bình luận