Đạt Ma Sư Tổ là ai? Ý nghĩa hình tượng Đạt Ma Sư Tổ

29/03/2024 11:50:50 166 lượt xem

Đạt Ma Sư Tổ là một trong những người đã sáng lập môn phái Thiền Học và Võ Thuật. Ngoài ra, Ngài còn là vị Bồ Đề truyền giáo để người dân tu chánh quả thoát bể khổ trần gian. Cùng tìm hiểu về Ngài và ý nghĩa các hình tượng của Sư Tổ Đạt Ma qua nội dung dưới đây.

Tìm hiểu Đạt Ma Sư Tổ là ai?

Phật giáo lưu truyền lại rằng Sư Tổ Đạt Ma còn có tên gọi là Bồ Đề Đạt Ma, nghĩa là Giác Pháp. Ngài là người Ấn Độ đặt chân đến Trung Quốc để đặt nền móng cho Thiền học tại đây. Hơn nữa, Ngài còn hỗ trợ nhà sư Thiếu Lâm rèn luyện thân thể và hình thành nên môn võ Thiếu Lâm Tự.

Với sự cống hiến của Ngài cho nền Phật Giáo mà nhiều người tin rằng việc trưng bày tượng Đạt Ma Sư Tổ đem đến điều tốt đẹp, bình an trong cuộc sống. Có nhiều hình tượng Sư Tổ Đạt Ma khác nhau được thể hiện qua những bức tượng. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa hình tượng Ngài dưới đây.  

đạt ma sư tổ

Ý nghĩa hình tượng Đạt Ma Sư Tổ

Thông thường nhiều người cho hay việc trưng bày tượng Sư Tổ Đạt Ma sẽ đem đến sự bình yên, hạn chế điều xấu. Tuy nhiên thực tế có nhiều hình tượng khác nhau của Đạt Ma Sư Tổ với ý nghĩa tương ứng được thể hiện như sau:

Hình tượng “dữ” của Sư Tổ Đạt Ma

Tượng Đạt Ma Sư Tổ mang vẻ mặt dữ tợn, hung hăng gây nhiều sợ hãi cho người nhìn. Ngài với ánh mắt sâu, râu rậm, mày cong, thần thái hung tợn này sẽ mang lại hiệu quả trấn An gia Trạch. Ngoài ra hình tượng Đạt Ma này khi thờ phụng còn giúp xua đuổi điềm không may mắn để công việc và cuộc sống gia chủ suôn sẻ hơn.

đạt ma sư tổ (2)

Hình tượng Đạt Ma gắn liền với 1 chiếc giày 

Đạt Ma Sư Tổ có hình tướng đi kèm với một chiếc giày khá phổ biến hiện nay. Theo truyền thuyết kể lại thì có một vị tăng đã nhìn thấy Bồ Đề Đạt Ma tay cầm chiếc giày trở về Ấn Độ nhưng thực tế Ngài đã viên tịch 3 tháng. Bên cạnh đó, khi mở áo quan của Đạt Ma ra thì vị tăng không thấy gì chỉ thấy 1 chiếc dép. Đây là câu chuyện mang màu sắc thần bí khó có thể lý giải.

Từ câu chuyện này mà bức tượng hình tướng vị Sư Tổ cầm chiếc giày đã ra đời. Ý nghĩa của hình tượng Đạt Ma Sư Tổ này chính là lời khuyên răn, nhắc nhở chúng ta buông bỏ tham sân si. Từ đó để bạn có được cuộc sống bình an, thanh thản, hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Ngoài ra, bức tượng còn ẩn chứa mong muốn con người nên sống ý nghĩa để khi mất đi vẫn được người đời nhớ đến.

Thông qua hình tượng Sư Tổ Đạt Ma và chiếc giày cũng nhắc nhở người đời khi mất đi sẽ là cát bụi. Sự giác ngộ ở đây thể hiện chiếc giày là tượng trưng cho mộ phần con người và dấu vết này sẽ hiện hữu hay tuyệt diệt tùy duyên. 

đạt ma sư tổ (3)

Hình tượng Đạt Ma vượt hải

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ vượt hải bắt nguồn từ truyền thuyết kể về cuộc gặp với Lương Vũ Đế. Ngài không thể giác ngộ Lương Vũ Đế nên đã lấy một nhánh cỏ làm cầu để bước qua sông Trường Giang. Hình ảnh này mang ý nghĩa nhắc nhở chúng ta cần kiên định để giác ngộ. Con người có tinh thần vượt qua khó khăn mạnh mẽ thì sẽ thành công, đặc biệt là tu hành. Mẫu tượng này giúp trấn an gia trạch, khuyên răn chúng ta luôn kiên định và phấn đấu để nhận thành công mong muốn.

đạt ma sư tổ (4)

Hình tượng Đạt Ma Thế võ

Đây là hình tượng Đạt Ma Sư Tổ gắn liền với truyền thuyết Ngài truyền bá thế võ cho sư tại chùa Thiếu Lâm. Sư Tổ Đạt Ma không mang vẻ hiền từ, trang nghiêm mà thay vào đó mà tinh thần chiến đấu mạnh mẽ. Ngài đã sáng lập môn võ Thiếu Lâm để tự vệ, rèn luyện sức khỏe, phòng chống thú dữ.  

Từ hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ thế võ này chúng ta nhìn rõ được nét đẹp mạnh mẽ, ý chí kiên cường. Đây là một trong những mẫu tượng phong thủy có khả năng trấn an gia trạch cao, đem đến may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, bức tượng còn giúp bảo toàn phong độ và sự oai hùng của gia chủ.

đạt ma sư tổ (6)

Hình tượng Đạt Ma khất thực

Trong Phật Giáo thì hình tượng Đạt Ma Sư Tổ khất thực rất phổ biến và là biểu tượng được nhiều người nhìn thấy. Khất thực là hoạt động mà người tu hành cần thực hiện nhằm giác ngộ chân lý, thực hiện tu thành chánh quả.

Thông qua bức tượng này nhắc nhở chúng ta cần kiên định với mọi cám dỗ, luôn tu tâm dưỡng tính để đạt được thành quả khi tu hành. Ngoài ra, mỗi người không nên vì cái lợi trước mắt gây ảnh hưởng kết quả tu hành.

Mẫu tượng Đạt Ma khất thực thể hiện sự giác ngộ, quá trình tu thành chính quả đầy kiên nhẫn. Đây là bài học cho chúng ta cần luôn tỉnh táo để có quyết định sáng suốt cho công việc và cuộc sống.

đạt ma sư tổ (7)

Tiểu sử của Bồ Đề Đạt Ma khi sang Trung Quốc

Đạt Ma Sư Tổ sinh ra ở Nam Thiên Trúc, Ấn Độ và sang Trung Quốc vào triều Lưu Tống. Tuy nhiên, có truyền thuyết khác lại kể Đạt Ma đến Trung Quốc vào thời nhà Lương và hoạt động chủ yếu trong triều đại Bắc Ngụy. Cụ thể, dưới đây là tiểu sử của Ngài khi sang Trung Quốc.

Sư Tổ Đạt Ma gặp vị Tổ thứ 27

Truyền thuyết phổ biến nhất chúng ta được nghe về Đạt Ma Sư Tổ đó là Ngài trở thành vị Tổ thứ 28 của Phật giáo. Lúc Người đến gặp đàm đạo cùng vị tổ thứ 27 thì Người đã tinh tấn học theo giáo lý của Đạo Phật. Đạt Ma được Tổ thứ 27 chọn làm người kế vị, phát nguyện truyền bá Phật pháp để mọi người chứng ngộ Phật pháp.

đạt ma sư tổ (5)

Đạt Ma Sư Tổ gặp vua Lương Võ Đế

Ngoài ra, cũng có truyền thuyết khác kể về Bồ Đề Đạt Ma cùng cuộc gặp gỡ với Vua Lương Võ Đế. Vua Lương Võ Đế là người sùng đạo, luôn thực hiện xây dựng đền thờ tích đức. Tuy nhiên, khi Đạt Ma hỏi nhà vua đã tích bao công đức thì nhà Vua trả lời rằng chưa đạt công đức nào cả. 

Lúc này, Đạt Ma Sư Tổ đã giải thích về Phật giáo, cách tích lũy công đức cho nhà vua nhưng nhà vua đã tiễn Ngài ra khỏi thành. Lúc này, Đạt Ma đã vượt sông Bắc Hải, đến Trung Sơn – nơi ông không thuyết giáo.

đạt ma sư tổ (8)

Tóm lại, qua nội dung trên chúng ta đã hiểu rõ Đạt Ma Sư Tổ là ai và ý nghĩa các hình tướng của Ngài. Việc trưng bày thờ phụng tượng Sư Tổ Đạt Ma đúng cách sẽ  mang lại may mắn, bình an cho gia chủ.

17 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

GS. TSKH NGND Vũ Minh Giang: Thấm nhuần lý tưởng Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Nhân vật 05/09/2024 13:44:16

Đại uý Thái Ngô Hiếu: Vượt qua mọi nỗi sợ, sẵn sàng lao vào nguy hiểm cứu người

Nhân vật 05/09/2024 13:38:21

GS. TS Khoa học Vũ Minh Giang: Phật giáo giúp tôi sống thanh thản

Nhân vật 29/08/2024 13:57:55

Trung tá Nguyễn Chí Thành: Lấy nỗi ám ảnh trong cuộc đời làm động lực cứu người

Phật pháp ứng dụng 24/08/2024 09:56:50

Trung tá Nguyễn Chí Thành: Lấy nỗi ám ảnh trong cuộc đời làm động lực cứu người

Phật pháp ứng dụng 24-08-2024 09:56:50

Từ một cậu bé chứng kiến bao nhiêu hoàn cảnh đuối nước thương tâm diễn ra ngay trong cuộc sống và ngay trong chính gia đình người thân của mình nên anh đã thôi thúc trong lòng được theo nghề cứu hộ, cứu nạn giúp đỡ những người gặp nạn về với gia đình và vượt qua nguy hiểm.
5431 lượt xem 0 Bình luận

Trung tá Nguyễn Chí Thành: Khi lao vào lửa thì không còn thời gian để sợ

Nhân vật 20/08/2024 15:56:48