Đến thăm vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni – nơi Đức Phật đản sinh
Vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni là một di sản thế giới mà chắc chắn với những ai tin và theo đạo Phật đều ao ước được một lần đặt chân tới.
Vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni là 1 trong 4 thánh tích Phật giáo quan trọng nhất thế giới. Khi về nơi đây, mọi người đều cảm nhận được nguồn năng lượng an lành và hướng thân, tâm đến những điều đẹp đẽ nhất.
Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra vào năm 623 TCN tại khu vườn nổi tiếng Lâm Tỳ Ni, nơi đây sớm trở thành một địa điểm hành hương của tín đồ Phật giáo.
Lịch sử vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni – nơi Đức Phật đản sinh
Vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni – nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh.
Lâm Tỳ Ni phạm ngữ là Lumbini, xưa kia là khu vườn xinh đẹp của kinh thành Ca Tỳ La Vệ. Hiện nay, khu vườn này nằm trên phần đất của Nepal tiếp giáp biên giới cách Ấn Độ khoảng 30km.
Vườn Lâm Tỳ Ni là một trong Tứ động tâm – tên gọi chung cho bốn địa danh đánh dấu những sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật, gồm: Khu Lumbini (Lâm Tỳ Ni) – nơi Đức Phật đản sanh, Bodhgaya (Bồ Ðề Ðạo Tràng) – nơi Đức Phật thành đạo, Sarnath (vườn Lộc Uyển) – nơi Đức Phật thuyết giảng lần đâu tiên cho nhóm bạn đồng tu khổ hạnh, Kiều Trần Như và Kushinagar (Câu Thi Na) – nơi Đức Phật nhập niết bàn. Bốn thánh tích này vô cùng trọng đại, không chỉ là những thánh địa thiêng liêng trong lịch sử Phật giáo mà là ước nguyện của bất kỳ Tăng Ni, Phật tử trên thế giới mong muốn ít nhất một lần được tới đây chiêm bái.
Bên cạnh đó, cụm từ “động tâm” – mang ý nghĩa làm lay động trái tim vì mọi người tới đây hành hương lễ Phật đều cảm nhận được một nguồn năng lực chân thực từ chính trái tim của mình giúp vững tin hơn khi hướng về chân lý của đạo Phật đấng Giác ngộ.
Đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni.
Theo phong tục Ấn Độ, người phụ nữ sắp tới kỳ sinh nở sẽ phải trở về quê mẹ, Hoàng hậu Maya cũng không ngoại lệ. Trên đường trở về quê, khi đi ngang qua vườn Lâm Tỳ Ni bà cảm thấy tâm trạng thư thái, niềm vui hân hoan khó tả giữa tiếng chim hót, cành cây đung đưa chào đón một thánh mẫu đang mang thánh thai.
Trong lúc say sưa ngắm nhìn cảnh vật bỗng bà cảm thấy nhiệm vụ thiêng liêng của người mẹ bắt đầu xảy ra và diễn ra ngay tại nơi này. Bà liền với tay nắm cành cây vô ưu để vững vàng trong giây phút chuyển dạ đột ngột. Và giây phút được mong chờ đã đến, Thái tử Tất Đạt Đa đã ra đời ngay chính nơi đây.
Thái tử Tất Đạt Đa đã sống tại đây tới năm 29 tuổi trong nhung lụa, xa hoa nhưng ngài đã quyết định từ bỏ hết tiền tài, danh vọng, quyền lực để xuất gia tầm tạo và chính mình đi tìm con đường chấm dứt khổ đau của kiếp người. Hành trình linh thiêng và sự Giác ngộ của ngài đã tạo nên sự ra đời của Phật giáo trên thế giới.
Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, vườn Lâm Tỳ Ni trở thành thánh địa và là nơi tưởng niệm sự kiện quan trọng đầu tiên của cuộc đời Đức Phật.
Vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni ngày nay
Vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni được người Trung Hoa dịch sang nhiều cái tên khác nhau như: Lạc thắng viên quang giải thoát xứ, Hoa quả đẳng thắng diệu sự cụ túc.
Trụ đá dấu tích đây là Thánh địa – nơi Đức Phật đản sinh.
Sau một thời gian lâu dài bị hoang phế, đến năm 1896 các nhà khảo cổ khai quật và phát hiện ra trụ đá của vua A Dục mới biết tới đây là Thánh địa – nơi Đức Phật đản sinh. Trụ đá này được các nhà khảo cổ dựng lại trên nền nguyên thủy và công tác khai quật, trùng tu và bảo trì bắt đầu từ đây.
Với những sự kiện quan trọng đã diễn ra tại đây, Tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni là di sản văn hóa của nhân loại và tài trợ chi phí trùng tu, bảo trì trở thành di tích lịch sử mang ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Cũng từ đây, phương Tây mới tin rằng Đức Phật chính là một nhân vật lịch sử có thật. Trước đó, mọi người cho rằng nhân vật Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm chỉ có trong huyền thoại và giáo pháp của ngày chỉ là tổng hợp những tư tưởng của nhiều nhân vật khác nhau trong lịch sử văn hóa Ấn Độ.
Quang cảnh xung quanh vườn ngự uyển Lâm Tì Ni ngày nay.
Đến nay, vườn Lâm Tỳ Ni đã trải qua nhiều lần quy hoạch, xây dựng và bảo vệ của chính quyền Nepal, cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc và các tổ chức Phật giáo quốc tế.
Vườn Lâm Tỳ Ni ngày này rất rộng được chia thành 2 khu vực, gồm: Tu viện phía đông – Phật giáo nguyên thủy, Tu viện phía tây – Phật giáo Đại thừa và Kim Cương thừa. Bao bọc xung quanh là tu viện các nước như Ấn Độ, Đức, Pháp, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore và có cả chùa Việt Nam.
Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni từng từng bị tàn phá, lãng quên trong thời gian dài những đến nay đã trở lại vị thế là một điểm đến hàng đầu văn hóa Phật giáo thu hút hàng triệu Phật tử đến chiêm bái mỗi năm.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn đọc biết tới lịch sử vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni và những sự kiện trọng đại diễn ra tại đây. Đừng quên thường xuyên cập nhật website Bchannel.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!
Tin liên quan
Công tác từ thiện xã hội trong lòng Phật giáo
Đặc biệt 07/10/2024 10:44:03
Công tác từ thiện xã hội trong lòng Phật giáo
Đặc biệt 07-10-2024 10:44:03
Hiểu rõ Thông tư 04 về quản lý tiền công đức
Đặc biệt 28/09/2024 11:08:13
Hiểu rõ Thông tư 04 về quản lý tiền công đức
Đặc biệt 28-09-2024 11:08:13
Lan tỏa phong trào hiến tặng mô, tạng – Ý nghĩa cao cả và những rào cản còn tồn tại
Sự kiện 20/09/2024 13:46:58
Lan tỏa phong trào hiến tặng mô, tạng – Ý nghĩa cao cả và những rào cản còn tồn tại
Sự kiện 20-09-2024 13:46:58
Tầm vóc và ý nghĩa của việc thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện
Sự kiện 23/08/2024 14:24:55
Tầm vóc và ý nghĩa của việc thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện
Sự kiện 23-08-2024 14:24:55
Nghi lễ Vu Lan Báo Hiếu trong Phật giáo
Vu Lan 18/08/2024 15:04:57
Nghi lễ Vu Lan Báo Hiếu trong Phật giáo
Vu Lan 18-08-2024 15:04:57
29 lượt thích 0 bình luận