Diệu Tướng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát với biểu tượng tối thắng của trí tuệ
Trong vũ trụ bao la của Phật pháp, có những vị Bồ Tát hiện thân cho những đức hạnh cao quý nhằm dìu dắt chúng sinh thoát khổ. Trong đó, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là biểu tượng rạng ngời của trí tuệ siêu việt, là ánh tuệ soi đường vượt qua vô minh.
Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị thượng thủ, đại diện cho trí tuệ bậc nhất trong hàng Bồ Tát. Ngài là biểu tượng tối thắng của trí tuệ Bát Nhã thứ trí tuệ vượt ngoài mọi sự phân biệt nhị nguyên, thấy rõ chân tánh của các pháp, phá tan vô minh, soi sáng đường giải thoát.
Bồ Tát Văn Thù xuất hiện hầu như trong tất cả các bộ Kinh Đại thừa quan trọng như Kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Thủ Lăng Nghiêm, Duy Ma Cật… Trong các thời pháp, Ngài luôn giữ vai trò khơi mở, hướng dẫn và luận giải sâu xa về nghĩa lý thâm diệu của Phật pháp.

Thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Bồ Tát Văn Thù cùng với Bồ Tát Phổ Hiền — vị biểu trưng cho đại hạnh đồng hành hộ trì Đức Phật trong công cuộc giáo hóa. Hai Ngài là đôi cánh Trí và Hạnh, cùng nhắc nhở người tu phải song hành hai mặt: Tu trí tuệ để thấy rõ đạo lý, tu hạnh nguyện để hành trì cứu độ.
Hình tượng huyền diệu bởi trí tuệ bất khả tự nghị
Hình tượng đặc trưng của Bồ Tát Văn Thù là Ngài cưỡi sư tử xanh linh thú biểu tượng cho trí tuệ kiên cường và dũng mãnh. Tiếng rống sư tử ấy là pháp âm vô úy, xé toang màn đêm vô minh, thức tỉnh những tâm hồn còn mê lầm. Con sư tử không chỉ là linh vật, mà còn là hiện thân của trí lực lớn lao, bất động giữa muôn trùng vọng tưởng.

Bồ Tát Văn Thù dùng kiếm trí tuệ sắc bén để phá trừ tà kiến, phân định chánh tà, và mở lối cho chúng sinh quay về ánh sáng Phật pháp. Ngài là ánh bình minh soi rọi giữa màn đêm u tối của phiền não.
Vía Bồ Tát Văn Thù – Ngày mùng 4 Tháng Tư Âm lịch
Hằng năm, vào ngày 04/04 Âm lịch, chư Tăng Ni và Phật tử Việt Nam long trọng tổ chức lễ Vía tưởng niệm Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Đây là dịp thiêng liêng để mỗi người con Phật quán chiếu lại chính mình: đã và đang nỗ lực bồi đắp trí tuệ đến đâu, đã biết dùng trí tuệ để vượt qua phiền não, đoạn trừ tam độc tham, sân, si chưa?
Kính lễ Ngài Văn Thù không chỉ là hình thức tôn kính, mà là lời nhắc nhở tự thân phải phát huy trí tuệ sẵn có trong bản tánh, bởi chỉ có trí tuệ mới giúp chúng ta thoát khỏi biển khổ luân hồi. Ngưỡng nguyện ánh sáng trí tuệ của Bồ Tát Văn Thù chiếu rọi muôn nơi. Ngưỡng nguyện chư Phật tử phát tâm học theo gương trí huệ của Ngài, gìn giữ chánh kiến, nỗ lực tu học, dùng kiếm tuệ giải thoát mình và cứu độ người khác.
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Tin liên quan
Ý nghĩa niệm Phật A Di Đà
Kiến thức 08/07/2025 15:46:18

Ý nghĩa niệm Phật A Di Đà
Kiến thức 08-07-2025 15:46:18
Nên Niệm “Nam Mô A Di Đà” Hay “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca”?
Kiến thức 04/07/2025 09:48:02

Nên Niệm “Nam Mô A Di Đà” Hay “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca”?
Kiến thức 04-07-2025 09:48:02
Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật
Kiến thức 03/07/2025 10:49:30

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật
Kiến thức 03-07-2025 10:49:30
Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật
Kiến thức 27/06/2025 10:38:51

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật
Kiến thức 27-06-2025 10:38:51
Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo
Kiến thức 26/06/2025 15:04:48

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo
Kiến thức 26-06-2025 15:04:48