Đồng Tháp: Hòa thượng Thích Huệ Thông thuyết giảng tại khóa bồi dưỡng hành chính chức năng trụ trì cơ sở năm 2023
Nằm trong chuỗi khoá bồi dưỡng chức năng trụ trì năm 2023 của BTS GHPGVN tỉnh Đồng Tháp, Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó chủ tịch HĐTS – Trưởng Ban Pháp chế trung ương GHPGVN quang lâm thuyết giảng với chủ đề: “Hiến chương giáo hội và Nội quy Ban Tăng sự Trung ương” tại chùa Phước Hưng, Phường 1, TP. Sa Đéc.
Vào ngày nội dung chính của buổi thuyết giảng, Hòa thượng nhấn mạnh: Hiến chương Giáo hội được hình thành ngay từ ngày đầu thành lập GHPGVN 07/11/1981 cùng với nội quy Ban Tăng sự TW. Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức; đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống Hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng Chính pháp.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời là sự kết tinh trí tuệ, là nguyện vọng chân chính của Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử, các tổ chức Hội, và các Hệ phái Phật giáo trong cả nước, là chủ thể kế thừa lịch sử hàng ngàn năm của Phật giáo Việt Nam. Lý tưởng giác ngộ chân lý, hòa hợp chúng, hòa bình và công bằng xã hội của giáo lý Phật Đà, nhằm phục vụ Dân tộc, Tổ quốc và nhân loại chúng sinh, là tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”, trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế và tuân thủ Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Giữa xã hội thời văn minh công nghệ hiện đại, vị Trụ trì không chỉ đóng khung trong phạm vi hoạt động tiếp Tăng độ chúng của ngôi chùa, mà còn phải thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục, đóng góp trong mọi công tác thiện nguyện của xã hội. Bên cạnh đó, vị Trụ trì còn phải hòa nhập vào cuộc đời trong mọi hoàn cảnh để có thể thực hiện tâm từ bi, làm tấm gương sáng cho đại chúng noi theo, cùng nhau đoàn kết tu thân hướng thiện và an lạc trong chính pháp.
Hiến chương sửa đổi lần thứ VII về căn bản thừa kế các nội dung, điều khoản của Hiến chương hiện hành. Hiến chương sửa đổi có 14 chương, bao gồm Lời nói đầu và 87 điều (nhiều hơn 1 chương và 16 điều so với Hiến chương hiện hành).
Như vậy theo Hiến chương sửa đổi lần thứ VII đã có hiệu lực thi hành, hệ thống tổ chức GHPGVN gồm 4 cấp như sau (Điều 12, Chương III):
– Cấp Trung ương: Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh; Hội đồng Trị sự và các cơ quan của Hội đồng Trị sự.
– Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chứng minh Ban Trị sự; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: Chứng minh Ban Trị sự; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Cấp cơ sở: (Ban Quản trị cơ sở tự viện) Việc bổ sung cấp Cơ sở tự viện trong hệ thống tổ chức Giáo hội nhằm đáp ứng yêu cầu rất thiết thực của cơ sở tự viện trong thực tiễn. Lý do bổ sung sửa đổi vì, cơ sở tự viện của GHPGVN là nơi thành viên của Giáo hội gồm: Tăng Ni tu hành, Cư sĩ, tín đồ Phật tử tu tập, thực hành giáo pháp; là nơi tổ chức, triển khai, diễn ra tất cả các hoạt động Phật sự của Giáo hội. Do đó, thực tế đòi hỏi phải tăng cường sự quản lý chặt chẽ của Giáo hội các cấp về các hoạt động tôn giáo tại các cơ sở tự viện. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở tự viện là trụ trì chịu trách nhiệm trước Giáo hội các cấp và pháp luật Nhà nước về các hoạt động tôn giáo tại cơ sở tự viện. Vì vậy, cơ sở tự viện cần thiết phải được công nhận là tổ chức tôn giáo trực thuộc, có tư cách pháp nhân phi thương mại theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Buổi chiều cùng ngày TT. Thích Minh Sơn, Chính Thư ký BTS GHPGVN tỉnh cũng có buổi thuyết giảng với chủ đề: “Thể thức văn bản trong hành chính giáo hội ”. Qua chủ đề này TT chia sẻ đến chư tôn đức nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành các hoạt động Phật sự và kỹ năng hành chính cho chư Tăng là Trụ trì, Phó Trụ trì, Ban Quản trị và sắp trụ trì hiểu biết thêm về các thủ tục liên quan tới hành chính Giáo hội, các thủ tục liên quan về việc nhận đệ tử xuất gia, xây dựng tu sửa tự viện, tấn phong giáo phẩm, nhập hộ khẩu cho đệ tử, tăng ni thuyên chuyển nơi tu học, nhận đất hiến sát nhập vào đất Tôn giáo tự viện, tổ chức các buổi lễ ngoài đăng ký hàng năm với UBND cấp xã, triển khai an toàn khi tham gia giao thông……và các mẫu đơn thủ tục hành chính khác.
Kết thúc buổi thuyết giảng TT gửi lời đến Chư tôn đức học viên là Trụ trì là người quản lý tự viện thay Giáo hội, có trách nhiệm truyền bá chính pháp, hỗ trợ Tăng Ni ở chúng tu học, hướng dẫn đạo tràng Phật tử xây dựng tín tâm vững chắc đối với Tam Bảo, tích cực tham gia các công tác từ thiện xã hội, đặc biệt phải giữ gìn giới luật trang nghiêm và tinh tấn trau dồi đạo lực.
Tin liên quan
Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc
Tin Phật sự 17/11/2024 18:18:23
Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc
Tin Phật sự 17-11-2024 18:18:23
Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tin Phật sự 12/11/2024 14:14:49
Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tin Phật sự 12-11-2024 14:14:49
Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh
Tin Phật sự 07/11/2024 11:48:06
Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh
Tin Phật sự 07-11-2024 11:48:06
Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ
Tin Phật sự 23/10/2024 15:22:49
Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ
Tin Phật sự 23-10-2024 15:22:49
Kỷ niệm 35 năm Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: Tầm nhìn, Sứ mệnh và Di sản
Tin Phật sự 19/10/2024 21:05:57
Kỷ niệm 35 năm Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: Tầm nhìn, Sứ mệnh và Di sản
Tin Phật sự 19-10-2024 21:05:57
28 lượt thích 0 bình luận