Đức Phật dành trọn 7 ngày tri ân cây Bồ Đề và bài học về lòng biết ơn

15/01/2025 10:54:23 426 lượt xem

Sau khi thành đạo, Đức Phật dành tuần lễ thứ hai để tri ân cây Bồ đề đã che chắn nắng mưa trong suốt thời gian 49 ngày hành trì thiền quán.

Thái tử Tất Đạt Đa, sau này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sinh ra trong hoàng tộc giàu sang nhưng sớm trăn trở trước nỗi khổ của nhân sinh. Với lòng từ bi và khát vọng tìm kiếm con đường giải thoát, Ngài đã từ bỏ tất cả cung vàng, điện ngọc, gia đình để dấn thân vào hành trình tìm đạo.

Ngài trải qua 5 năm tầm sư học đạo nhưng không tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Sau đó, Ngài tiếp tục 6 năm khổ hạnh trong rừng già, ép xác đến mức kiệt quệ. Nhận ra con đường cực đoan không dẫn đến giác ngộ, Ngài từ bỏ khổ hạnh và chọn Trung đạo, giữ sự cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần.

Dưới cội Bồ Đề, sau 49 ngày đêm thiền định, Ngài đạt giác ngộ và tìm ra Tứ Diệu Đế – chân lý về khổ đau và giải thoát. Đây là con đường đưa chúng sinh đến hạnh phúc tối thượng. Sau khi đắc đạo, Ngài dành 7 ngày tri ân cây Bồ Đề đã che chở trong suốt thời gian thiền định.

Câu chuyện của Đức Phật dạy chúng ta về lòng từ bi, sự kiên trì và lòng biết ơn. Hạnh phúc chân thật không nằm ở vật chất mà ở sự giác ngộ và giải thoát khỏi những ràng buộc của tham, sân, si.

Đức Phật – bậc thầy thị phạm về lòng biết ơn

Chính Đức Phật là bậc thầy mô phạm và thị phạm về lòng biết ơn. Sau khi thành đạo, Người dành tuần lễ thứ hai để tri ân cây Bồ đề (Bodhi tree, tên khoa học là Ficus religiosa) đã che chắn nắng mưa trong suốt thời gian 49 ngày hành trì thiền quán. Nhất là trong đạo Phật, cây Bồ đề như biểu tượng đại diện cho Đức Phật tại thế gian.

Theo Kinh A Dục Nhân Duyên (SA 604), “Ta thấy cây Bồ đề, như là thấy Như Lai”. Như vậy, hành động tri ân cây Bồ đề của Đức Phật, cùng việc toàn thể Phật tử từ xưa đến nay quan tâm chăm sóc và tôn kính cây Bồ đề đã thể hiện địa vị cao quý của lòng biết ơn trong Đạo Phật. Vì lẽ đó, biết ơn và báo ơn là tinh thần của đạo tỉnh thức, chất liệu nuôi dưỡng sự tỉnh giác và an lạc của tâm hồn đệ tử Phật.

Thực hành lòng biết ơn trong đạo Phật là con đường dẫn đến sự giác ngộ, nuôi dưỡng tâm từ bi và an lạc. Đức Phật dạy rằng mọi thứ trên đời đều tồn tại trong mối quan hệ tương duyên, vì vậy, chúng ta cần nhận thức rằng không có ai hay điều gì tồn tại độc lập. Lòng biết ơn bắt nguồn từ việc nhận ra sự phụ thuộc lẫn nhau và trân trọng tất cả những gì đã giúp ta trưởng thành, cả trong đời sống vật chất lẫn tâm linh.

Trước hết, ta phải biết ơn cha mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng. Đức Phật nhấn mạnh rằng, công ơn cha mẹ không gì có thể đền đáp trọn vẹn, nhưng mỗi người con có thể thể hiện lòng hiếu kính qua việc chăm sóc, yêu thương và sống đúng đạo. Tiếp đến, chúng ta cần biết ơn thầy cô và những bậc thiện tri thức, những người truyền dạy trí tuệ và hướng dẫn ta vượt qua vô minh. Đồng thời, lòng biết ơn cũng được dành cho thiên nhiên, bởi mỗi giọt nước, hạt gạo, hay không khí mà ta sử dụng đều là kết quả của sự vận hành kỳ diệu của vũ trụ.

Trong đạo Phật, khổ đau cũng là đối tượng của lòng biết ơn. Chính những thử thách và nghịch cảnh là cơ hội để ta nhận ra chân lý Tứ Diệu Đế, từ đó buông bỏ tham ái và đạt đến sự giải thoát. Bằng việc biết ơn khổ đau, ta sẽ không oán trách hay đổ lỗi, mà học cách đối diện và chuyển hóa nó thành động lực để hoàn thiện bản thân.

Thực hành lòng biết ơn không chỉ dừng ở ý niệm mà còn được thể hiện qua hành động. Ta có thể thực hiện việc này bằng cách hồi hướng công đức, phóng sinh, bảo vệ môi trường và sống chánh niệm. Đức Phật từng dạy rằng một người biết tri ân và báo ân là người thực hành đúng con đường của chư Phật. Khi lòng biết ơn lan tỏa từ trái tim, ta sẽ sống với tâm hồn rộng mở, yêu thương tất cả chúng sinh, và đạt được sự thanh thản trong nội tâm.

1 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

“Tin vào Phật giáo, luật nhân quả giúp tôi có điểm tựa tinh thần vững vàng”

Nhân vật 01/01/2025 09:02:17

Hành trình vượt qua bệnh tật nhờ ánh sáng Phật pháp

Nhân vật 01/01/2025 08:58:30

Giây phút bước ngoặt đưa người phụ nữ khuyết tật đến “một cuộc đời rực rỡ”

Nhân vật 28/12/2024 17:00:15

Cuộc đời rực rỡ của nữ giám đốc khuyết tật nổi tiếng giàu nghị lực

Nhân vật 25/12/2024 16:57:52

Vượt qua biến cố cuộc đời nhờ ánh sáng nhiệm màu của Phật pháp

Phật pháp ứng dụng 20/12/2024 11:35:39

Vượt qua biến cố cuộc đời nhờ ánh sáng nhiệm màu của Phật pháp

Phật pháp ứng dụng 20-12-2024 11:35:39

Cô Nguyễn Thị Minh Phương, giảng viên Tâm lý học tại Học viện Phật giáo Việt Nam, đã từng đối mặt với căn bệnh lo âu mãn tính và cảm giác bất lực, như lạc lối trong tâm hồn. Giữa thử thách trong đời, Phật pháp đã xuất hiện như một ánh sáng nhiệm màu, dẫn lối nữ giảng viên Nguyễn Thị Minh Phương ra khỏi sự mê muội nơi tâm hồn.
1150 lượt xem 0 Bình luận