Giác ngộ là gì? Ý nghĩa và 7 yếu tố giác ngộ trong Phật giáo

17/08/2023 17:41:44 1119 lượt xem

Trong cuộc sống hay các giáo lý nhà Phật thì từ “giác ngộ” xuất hiện khá nhiều. Vậy, giác ngộ là gì? Có những yếu tố nào trong Phật giáo bạn nên biết? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có câu trả lời chi tiết nhất về giác ngộ.

Giác ngộ là gì? 

Giác ngộ là thức tỉnh, tìm được sự giải thoát cho chính bản thân mình khi không bị trói buộc vào những tham sân si trong cuộc sống.

Còn có nghĩa sự hiểu biết bằng trí thức, lý luận, cảm xúc sâu sắc, kinh nghiệm sống, thể hiện ý nghĩa tốt đẹp khi con người từ bỏ thói quen xấu, sống an nhiên, theo điều hay lẽ phải trên đời.

Giác ngộ là gì_ Ý nghĩa và 7 yếu tố giác ngộ trong Phật giáo

Ý nghĩa giác ngộ trong Phật giáo

Giác ngộ gồm bốn giai đoạn, khi chúng ta hiểu được một phần nào đó trong giáo lý một cách chuyên sâu.  

Đặc biệt, điều cấm kỵ mà tu sĩ không được phép phạm phải chính là công bố mình chứng đắc khi chưa giác ngộ. Niết bàn là trạng thái của người đã giác ngộ hoàn toàn. Đây là cảm xúc khi họ giải thoát bản thân khỏi tất cả những điều khổ đau, không còn ràng buộc thế giới này nữa.  

Giác ngộ là gì_ Ý nghĩa và 7 yếu tố giác ngộ trong Phật giáo (2)

7 yếu tố giác ngộ 

7 yếu tố đưa đến giác ngộ, giải thoát gồm có niệm, trạch pháp; qua tấn, hỷ, đến an, định, xả. Cụ thể từng yếu tố có những điểm đặc trưng riêng như sau: 

Trạch pháp giác chi

Trạch pháp giác chi gồm có đủ quán như ý túc, tuệ căn, tuệ lực khiến cho phiền não loại bỏ, Bồ-đề đã sanh dẫn đến viên mãn.

Tinh tấn giác chi

Đây là sự nỗ lực biến trạch pháp giác chi trở thành hiện thực của đời sống. Nhờ có Tinh tấn giác chi sẽ loại bỏ mọi điều ác trong tâm, điều thiện nơi tâm tiến đến chỗ viên mãn. Tinh tấn giác chi là tiêu biểu cho bước chân thứ hai khi đức Phật thị hiện đản sanh.

Giác ngộ là gì_ Ý nghĩa và 7 yếu tố giác ngộ trong Phật giáo (3)

Hỷ giác chi

Hỷ giác chi là sự vui thích do việc thực hành trạch pháp giác, tinh tấn giác sinh khởi. Tóm lại, hỷ là niềm vui có cơ sở từ giác ngộ, không phải niềm vui sinh khởi từ vô minh, mù quáng. Hỷ giác chi đại diện cho bước đi thứ ba của đức Phật trong ngày Ngài đản sanh.

Khinh an giác chi

Khinh an là tâm nhẹ nhàng do thực hành pháp phần giác ngộ đem lại. Chúng ta cần thực tập buông bỏ lời nói không dễ thương đối với mọi người và cả muôn vật. Hơn nữa, bạn cũng cần thực tập buông bỏ triệt để hạt giống tham dục, hận thù, hờn oán, trách móc, nghi ngờ và ích kỷ. Từ đó tâm của bạn mới có thể nhẹ nhàng và thanh thoát.  

Niệm giác chi

Niệm giác chi chính là việc duy trì năng lượng ý thức tỉnh giác hiện tiền. Trong đó, các yếu tố trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an được duy trì. Con người đem ý thức duy trì năng lượng tỉnh giác hiện tiền cúng dường đức Phật trong ngày đản sanh là sự cúng dường Phật đản tối thượng.

Giác ngộ là gì_ Ý nghĩa và 7 yếu tố giác ngộ trong Phật giáo (4)

Định giác chi

Định giác chi là chi phần giác ngộ trong thiền định gồm các phần như niệm xứ, niệm như ý túc, niệm căn, niệm lực, định căn, định lực. Nhờ thực tập các niệm và định  sung mãn tạo điều kiện để định giác chi sinh khởi.

Xả giác chi

Xả giác chi là chi phần giác chiếu đối với xả, là việc buông bỏ các tư niệm sai lầm liên hệ vô minh, tham dục, nhân duyên của sinh tử luân hồi. Hành xả là đi theo tỉnh giác, đi theo hạnh nguyện thoát ly sanh tử độ đời.

Dấu hiệu của người đã giác ngộ

Thực tế, giác ngộ và sự thức tỉnh luôn tồn tại song song không thuộc tầm hiểu biết con người. Khi con người có thể giảm dần ham muốn trần tục trong cuộc sống là lúc bạn đã tiến tới dần dần. Từ đó, bạn sẽ hiểu được những ham muốn, vật chất chỉ mang đến khổ đau, buồn thương.

Giác ngộ là gì_ Ý nghĩa và 7 yếu tố giác ngộ trong Phật giáo (5)

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là con người dần chuyển biến thành người cao thượng, nhường nhịn, bao dung. Bạn sở hữu tâm hồn thanh thản, không vướng mắc về bất cứ điều gì. 

Những người giác ngộ thường khó để nhận ra trong đám đông. Bởi họ thường có phong cách sống kín đáo và trầm lặng. Chỉ khi không khí sôi nổi hơn thì những người này mới thật sự tỏa sáng và nổi bật.

Người giác ngộ chọn cách im lặng, dùng lòng vị tha, tình yêu thương nhằm xoa dịu sự việc. Họ chọn sống cuộc đời bình tĩnh, nét mặt luôn rạng rỡ, tươi tắn, bình yên. Bởi cho dù thế nào thì họ vẫn sẽ sống với một cuộc sống bình dị, không sân si, không hằn thù.

Video Sống tỉnh thức, giác ngộ, cuộc sống an nhiên tự tại

Trên đây là những chia sẻ về giác ngộ là gì và ý nghĩa . Mong rằng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm sự hiểu biết về giác ngộ để thuận tiện hơn trên con đường tu hành. Sẽ giúp chúng ta luôn cảm thấy yên bình, không sân si hay giận hờn về bất cứ điều gì trong cuộc sống. 

48 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6326 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1148 lượt xem 0 Bình luận