Gìn giữ biểu tượng Phật giáo tại các làng nghề

14/08/2023 09:17:39 298 lượt xem

Có thể thấy việc đưa các biểu tượng Phật giáo truyền thống vào các làng nghề đang gặp nhiều khó khăn. Từ nhận thức của cộng đồng cho đến việc thiếu các tài liệu, bộ nhận diện thống nhất. Tuy nhiên, không vì khó khăn mà thiếu đi những con người tâm huyết, dành thời gian, công sức đưa các biểu tượng Phật giáo Việt Nam vào các sản phẩm truyền thống.

Đó là trăn trở không chỉ của nghệ nhân Nguyễn Đức Hiệp, mà còn là ưu tư chung của những người đau đáu gìn giữ nét hoa văn, chạm khắc thuần Việt. Sinh ra tại miền quê Sơn Đồng, từ nhỏ đã quen với tiếng đục đẽo, với mùi sơn ta truyền thống; người nghệ nhân luôn đau đáu làm sao có thể thổi hồn cốt dân tộc vào từng tượng Phật. Chính vì vậy anh đã tham gia đề án “Bảo tồn và lan tỏa nghệ thuật tạo tác tượng Phật thuần Việt qua các thời kỳ” của Ban Văn hóa TƯGH với nhiều chuyến điền dã trên khắp mọi miền đất nước.

Nghệ nhân Nghệ nhân Nguyễn Đức Hiệp – Xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Trong phong cách tạo tác thời xưa, các pho tượng cổ vốn chứa đựng nhiều biểu tượng ước lệ, phản ánh tư tưởng, triết lý Phật giáo nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Cũng bởi thế, không phải ai cũng đủ tinh tế để phục dựng các họa tiết, hoa văn này. Vì vậy, sau mỗi chuyến điền dã, các hình ảnh sẽ được chụp lại chi tiết, sử dụng công nghệ 3D để quét biên dạng giống y như thật, từ đó được lưu trữ làm bản gốc để chế tác. Điều này giúp anh và ê kíp có thể phỏng dựng đúng nguyên gốc của các pho tượng.

Để đạt được mục tiêu bảo tồn và lan tỏa biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam, rất cần sự chung tay của các nghệ nhân, các làng nghề tạo tác sản phẩm Phật giáo trên khắp cả nước. Từ đó, để mỗi sản phẩm, biểu tượng, trang trí, mỹ thuật, hoa văn họa tiết tại các ngôi chùa đều được thống nhất, nhằm thực hiện bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo một cách thiết thực, hiệu quả hơn.

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Đạt – Xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.

Thời gian tới, các nghệ nhân sẽ tích cực tham gia các triển lãm Phật giáo trong và ngoài nước, phối hợp chặt chẽ với Chư tôn đức, các cơ quan bảo tồn văn hóa, Viện nghiên cứu, thực hiện tốt việc phát huy giá trị di sản Phật giáo. Từ đó góp phần bảo tồn, bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, tạo nguồn sức mạnh nội sinh, yếu tố quan trọng hàng đầu của đất nước thời kỳ hội nhập, phát triển.

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

21 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Trợ duyên sách mùa An cư – Tấm lòng người con Phật

Tin Phật sự 01/07/2024 10:23:15

Trợ duyên sách mùa An cư – Tấm lòng người con Phật

Tin Phật sự 01-07-2024 10:23:15

Mùa an cư, khi hành giả phải nghiêm trì giới luật, tu học tại trường hạ, hạn chế tối đa việc đi lại thì cũng là lúc người dân và Phật tử thể hiện sự tín kính Tam Bảo, trợ duyên chư tôn đức tăng ni tu học nhiều nhất. Trong đó, việc ấn tống kinh sách được coi là đem lại nhiều giá trị.
2541 lượt xem 0 Bình luận

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Hiến tạng là sự hy sinh cao nhất của hạnh Bồ tát đạo

Tin Phật sự 25/06/2024 17:00:02

Lễ ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền vận động hiến tặng mô, tạng

Tin Phật sự 25/06/2024 14:46:43

Lễ ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền vận động hiến tặng mô, tạng

Tin Phật sự 25-06-2024 14:46:43

Sáng ngày 25/06/2024, tại Hội trường lớn chùa Quán Sứ diễn ra lễ ký kết phối hợp giữa Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam và Giáo hội phật giáo Việt Nam hưởng ứng “Chương trình đăng ký hiến tặng mô, tạng - cho đi là còn mãi” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
3100 lượt xem 0 Bình luận

Điểm tựa của bản làng

Tin Phật sự 24/06/2024 14:30:48

Điểm tựa của bản làng

Tin Phật sự 24-06-2024 14:30:48

Những người uy tín trong bản làng đang ngày càng phát huy tốt vai trò, được bà con tín nhiệm giúp tuyên truyền hiệu quả những chính sách, chủ trương đến với đồng bào. Vừa qua, Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II năm 2024 đã được tổ chức, tôn vinh 200 đại biểu là những người tiêu biểu, gương mẫu, có uy tín trong cộng đồng. Trong đó, nhiều tu sĩ Phật giáo cũng được vinh danh tại chương trình, với vai trò cầu nối giữa đạo và đời, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc đặc biệt là những nơi biên cương, hải đảo xa xôi của Tổ quốc.
2370 lượt xem 0 Bình luận

Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế – Tài chính TƯGH thăm các trường hạ tại Đắk Lắk và Đắk Nông

Tin Phật sự 24/06/2024 14:24:54

Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế – Tài chính TƯGH thăm các trường hạ tại Đắk Lắk và Đắk Nông

Tin Phật sự 24-06-2024 14:24:54

Tiếp nối lịch trình thăm các trường hạ tại các tỉnh thành khu vực Tây Nguyên, hôm nay 22/06, đoàn Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế – Tài chính TƯGH đã đến thăm, cúng dường trường hạ các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, qua đó, thể hiện sự quan tâm của Giáo hội dành cho các hành giả trong mùa an cư năm nay.
4182 lượt xem 0 Bình luận