Hiểu đúng bản chất của chú Đại Bi

19/08/2024 11:02:34 1318 lượt xem

Tụng chú Đại Bi hàng ngày sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình. Điều này có đúng không?

Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi là bài thần chú thuộc Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni của Phật Quan Thế Âm bao gồm có 84 câu và 415 chữ với hai loại là phần hiển và phần mật. Trong đó, phần hiển còn gọi là phần kinh phô ra ý nghĩa, chân lý trong kinh để hành giả tụng niệm, phần mật chính là phần câu chú trong chú Đại Bi.

Thần chú này là hình thức bằng lời nói của Đà La Ni, kinh điển sử dụng các âm tiết để truyền tải thông điệp hiệu quả. Từ đó có thể tạo ra trạng thái ý thức đặc biệt và giải phóng chúng sinh đau khổ dưới địa ngục và trần thế.

Nguồn gốc chú Đại Bi

Chú Đại Bi có nguồn gốc từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, bắt nguồn từ câu chuyện giữa Đức Phật Thích Ca và chư Phật.

Trong kinh có ghi Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát bạch với Phật rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn, tôi chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni. Nay xin được nói ra vì muốn cho tất cả chúng sinh đều hưởng an vui, lìa xa chướng nạn, tiêu trừ bệnh tật, diệt tất cả ác tội nặng, thành tựu tất cả thiện căn, tiêu tan sợ hãi, sống khỏe sống lâu, giàu có, may mắn đủ đầy….Cầu xin Thế Tôn từ bi doãn hứa”.

Sau khi Quan Thế Âm Bồ Tát thuyết chú thì tất cả cõi đất sáu phen đều biến động, khắp nơi trời mưa ra hoa báu. Bên cạnh đó, mười phương chư Phật đều vui mừng rạng rỡ và chúng hội khắp nơi đều được quả chứng.

Hiểu đúng về chú Đại Bi

Về chú Đại Bi, nhiều người thắc mắc rằng liệu có phải cứ trì tụng chú Đại Bi hàng ngày thì sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình, có phải không?

Thực tế bản chất của chú Đại Bi đó là tâm đại bi. Khi có tâm từ bi chân thật, trì chú mới có công đức và được hộ trì. Trái lại, nếu tụng chú Đại Bi mà tâm đầy hiểm ác thì sẽ không có tác dụng, thậm chí còn bị quả báo.

Chính vì thế, chúng ta phải minh bạch và không mê muội cho rằng ai trì chú cũng được công đức và được chư Thiên, chư Thần đi theo hộ trì. Có người một ngày trì hàng nghìn biến nhưng cũng không có được sự hộ trì. Bởi họ không có công đức chân thật, tâm không thật sự là thiện tâm. Như vậy làm sao chư Thiên, chư Thần hồ trị được.

Các bước trì tụng chú Đại Bi 

Dưới đây là các bước giúp bạn có thể thực hiện trì tụng dễ dàng để tâm hồn thanh tịnh.

Chuẩn bị tinh thần trước khi trì tụng

Khi đọc chú Đại Bi, tư tưởng của các hành giả cần thoải mái và chọn lựa không gian niệm chú thanh tịnh. Bên cạnh việc chuẩn bị tinh thần trước khi niệm chú thì bạn cũng cần giữ thân thể sạch sẽ. Cụ thể, bạn hãy tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục trang nghiêm., tránh để cơ thể có mùi hôi khi trì tụng.

Điều quan trọng khác là trước khi trì tụng, chúng ta phải khởi được tâm từ bi rộng lớn, tâm thương người, thương vật, mong muốn cho mọi người được hạnh phúc, được an lạc.

Chú Đại Bi là gì (7)

Địa điểm, bàn thờ trang nghiêm

Để đạt hiệu quả cao khi trì tụng thì hành giả cần chuẩn bị bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát trang nghiêm. Không gian trì chú cần yên tĩnh, thoáng đãng để tâm hồn bạn được tập trung hơn. Các hành giả cũng nên chuẩn bị trái cây, hoa tươi, nước, đèn, lư hương trước khi trì tụng.

Cách thức ngồi và lạy

Khi tụng kinh Chú Đại Bi, hành giả cần chuẩn bị khăn bông sạch xếp lại làm nơi tọa thiền. Hãy ngồi ở tư thế thoải mái nhất với cách kiết già hoặc hình thức bán già tùy theo. Có nghĩa hành giả ngồi xếp bằng, dùng chân trái gác lên chân phải hay ngược lại tùy ý. Hai lòng bàn tay úp vào nhau hướng chếch ngang cằm.

Cách lạy đúng khi niệm là ngồi tư thế hành thiền, khi lạy chỉ cần cúi gập đầu về phía trước và giữ tư thế khoảng thời gian đủ niệm câu “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”. Sau khi niệm xong, hành giả ngồi thẳng dậy.

Cách trì tụng 

Nếu ở chỗ đông người hay khi hành giả mới bắt đầu vào tụng niệm thì nên tụng thật to, rõ ràng, giọng điệu trầm hùng, liên tục. Bởi âm thanh tụng phát ra là để nhắc nhở người hành giả chuyên tâm vào lời thần chú. Đồng thời sẽ giúp đánh thức tâm ý bồ đề của bản thân và người xung quanh.

Chú Đại Bi là gì (8)

Khi bạn đã quen với việc trì niệm thì có thể niệm chú bằng ý nghĩ mà không cần phát ra tiếng. Cho dù trì kinh Chú Đại Bi bằng bất kỳ hình thức nào thì người tụng phải một lòng hướng Phật. Quá trình trì tụng cần có sự chú tâm, chăm chú vào từng lời, từng chữ để giác ngộ chân lý.

Chú Đại Bi là gì, hiểu đúng về chú Đại Bi và cách tụng đã được nêu rõ trong bài. Nắm vững thông tin về Chú Đại Bi sẽ giúp hành giả có thêm niềm tin để niệm chú. Từ đó mỗi người có thể giác ngộ được những chân lý của Phật Pháp vô biên.

Xem thêm: Thượng tọa Thích Minh Quang – Tụng Kinh Chú Đại Bi 

8 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27/08/2024 15:59:35

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27-08-2024 15:59:35

Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajrachedikā Prajñāpāramitā) là một bài kinh ngắn khoảng 6.000 từ, tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa và phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng Đông Nam Á.
97 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27/08/2024 15:47:19

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27-08-2024 15:47:19

Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni bảo vệ trẻ em và giúp hóa giải nghiệp chướng, đặc biệt dành cho những ai muốn sám hối và thanh tịnh tâm hồn sau những hành động không may.
14354 lượt xem 0 Bình luận

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?

Kiến thức 26/08/2024 17:35:00

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?

Kiến thức 26/08/2024 15:36:44

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24/08/2024 10:51:00

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24-08-2024 10:51:00

Kinh Pháp Cú là tập hợp những lời dạy ngắn gọn và sâu sắc của Đức Phật, được xem như những bài kệ quý giá, chứa đựng tinh hoa của đạo Phật.
2485 lượt xem 0 Bình luận