Học tài thi phận là gì? Cách để đạt được điểm cao trong kỳ thi

26/10/2023 16:02:04 1256 lượt xem

Mỗi khi có kết quả thi không như mong muốn, chưa phản ánh chính xác khả năng thật sự của mình thì con người ta thường có câu than trách là Học tài, thi phận. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hàm nghĩa thật sự của câu nói đó. Học tài thi phận là gì? Làm sao để đạt điểm cao trong mỗi kỳ thi? Cùng giải đáo vấn đề này với Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên nhé!

Học tài thi phận là gì?

Trong dân gian xưa thường lưu truyền câu nói Học tài, thi phận để nhằm ám chỉ những người tài giỏi, thông minh nhưng vì không may mắn hoặc vì một vài nguyên nhân khác mà người đó không đạt được kết quả cao trong mỗi kỳ thi, thậm chí kết quả kém hơn rất nhiều so với những người bình thường không có năng lực như vậy và có thể thi trượt.

học tài thi phận

Cho tới ngày nay, câu nói này vẫn còn được sử dụng rất rộng rãi, lưu truyền trong môi trường học tập, giữa các em học sinh với nhau mỗi khi các em làm bài thi, bài kiểm tra có kết quả không tốt, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, hoặc trên lớp là một học sinh có năng lực, luôn ôn bài đầy đủ nhưng không may gặp phải dạng bài quá khó, dù đã nắm chắc kiến thức vẫn không biết làm nên mới dẫn tới điểm kém.

Học tài thi phận có thật không?

Các yếu tố để đạt được điểm cao trong các kì thi bao gồm bạn phải nắm chắc mọi kiến thức, đối với những kiến thức chưa kịp tiếp cận thì cần khả năng tư duy nhạy bén để vận dụng và xử lý vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian làm bài bảo đảm hoàn thành bài thi trong mức thời gian quy định đó, sự cẩn thận, kỹ lưỡng tránh sai sót trong quá trình làm bài,… Tuy nhiên, khi bạn đã đạt đủ mọi yêu cầu ở trên thì bạn mới có thể có khả năng đạt được kết quả cao nhất trong bài thi của mình chứ không riêng việc chỉ nắm vững kiến thức là đủ.

học tài thi phận (2)

Chính vì vậy, trong trường hợp khi đã có đầy đủ yếu tố như đã liệt kê ở trên thì câu nói ”học tài thi phận” có thể sẽ đúng vì do sự thiếu may mắn hoặc đề thi quá khó nên đạt điểm thấp hơn so với mong đợi. Ngược lại, nếu bạn chỉ nắm vững kiến thức, kĩ năng làm bài kém dẫn đến sai sót không đáng có khiến điểm thi của bạn thấp hơn, thì đó lại không được coi là ”Học tài thi phận”.

Học tài thi phận theo quan điểm khoa học

Như đã tìm hiểu ở trên, yếu tố quyết định mức kết quả đạt được của bài thi không chỉ phụ thuộc riêng vào việc chỉ nắm vững kiến thức mà còn do nhiều yếu tố khác quyết định. Những yếu tố đó là gì, đến phần này ta sẽ tìm hiểu rõ hơn và lý giải lý do vì sao thời nay học sinh, sinh viên lại thường áp dụng câu ‘học tài thi phận’ một cách phổ biến như vậy.

học tài thi phận (3)

Ta có thể hiểu đơn giản đối với họ đây chỉ là câu nói cửa miệng mang tính chất tự ản ủi bản thân hoặc an ủi bạn bè của mình khi nhận được kết quả bài thi không tốt, không đạt được những mức điểm mong đợi. Tuy nhiên, nếu điều đó chỉ xảy ra vài lần bạn hoàn toàn có thể sử dụng câu nói đó, nhưng nếu nhiều lần đạt được kết quả kém hơn thì câu nói đó lại không hợp lý bởi nguyên do xuất phát từ bản thân có những thiếu sót, chưa nắm chắc kiến thức, kĩ năng làm bài chưa ổn… Chi tiết hơn, ta có thể kể đến những nguyên do dưới đây.

Chưa hiểu sâu và nắm chắc kiến thức

Tuy đã học bài cực kì chăm chỉ, những nội dung giáo viên giảng dạy đều đã học hết nhưng phần kiến thức đó lại chưa hoàn toàn nắm rõ và hiểu sâu triệt để, chưa nắm chắc kiến thức thì chắc chắn sẽ dẫn đến sai sót trong quá trình làm bài, khiến điểm số kém hơn mong đợi.

Thiếu kỹ năng trình bày

Trong trường hợp bạn đã nắm chắc kiến thức, hiểu rõ vấn đề nhưng trình bày sơ sài, kĩ năng trình bày nhiều sai sót thì cũng sẽ dẫn đến việc không đạt được điểm tối đa, thậm chí còn bị trừ điểm.

học tài thi phận (4)

Không kiểm tra kỹ bài sau khi xong

Đây có thể nói là nguyên nhân chiếm phần lớn khiến học sinh bị mất điểm, bởi mặc dù các em nắm rõ cách làm bài nhưng trong quá trình làm vẫn sẽ có thể gặp sai sót không thể nhận ra. Bởi vậy nếu không ra soát lại bài dễ gây ra việc mất điểm oan.

Học tài thi phận theo quan điểm Phật giáo

Trong Phật giáo, những điều ta đạt được trong kiếp này đều dựa vào vòng xoáy nhân quả, những nghiệp ác, nghiệp thiện ta đã tạo ở kiếp trước, vì vậy có ”học tài thi phận” hay không, có may mắn đạt điểm cao hay không may đạt điểm thấp cũng là do phúc phần của người đó.

học tài thi phận (5)

Tạo thiện nghiệp

Theo quan điểm nhà Phật, phúc báo công danh sẽ bao gồm ngũ phúc, đồng thời những phúc này sẽ liên quan đến năm giới của người đó, bao gồm: tuổi thọ sức khỏe, dung nhan, tài sản, công danh uy tín và trí tuệ. Bên cạnh những giới sinh ra phúc, ta còn phải kể đến những nghiệp thiện giúp tạo ra phước báu đường công danh.

Để tạo ra được những nghiệp thiện đó là khi ra khởi tâm đảnh lễ chư vị Phật, Bồ Tát,… phát nguyện tụng kinh, chép kinh, làm việc thiện, tránh sát sinh, cứu người cứu vật, xây dựng chùa chiền, cúng dường Tam Bảo,.. thì những phúc đó cũng sẽ giúp chúng ta đạt được nhiều thành tựu trên con đường công danh, thi cử, đỗ đạt.

Tránh tạo ác nghiệp

Ngược lại, tạo ác nghiệp sẽ khiến ta mất hết phước báu. Ví dụ có thể kể đến như khẩu nghiệp, sát sinh, phỉ báng Tam Bảo, khinh chê bề trên, ganh ghét người tài, làm nhiều điều xấu ám hại người khác, sống dâm ô, trụy lạc, buông thả,…Việc gây thù chuốc oán với chúng sinh cũng một phần khiến bị ngăn chặn đường công danh, khiến thi cử gặp xui xẻo, đạt kết quả kém.

học tài thi phận (6)

Video hiểu rõ hơn về học tài thi phận

Để hiểu thêm về “Học tài thi phận”, mời Quý vị theo dõi chương trình Đâu Khó Có An Viên của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên:

Bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc có thêm kiến thức về học tài thi phận là gì và cách để đạt được điểm cao trong kỳ thi. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích tại Bchannel nhé!

31 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19/09/2024 17:09:46

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19-09-2024 17:09:46

Đời người tựa như ánh chớp đêm dông, thoáng qua một chốc là trăm năm đi đến tận cùng. Ai biết tỉnh thức sẽ dễ dàng tìm thấy con đường đúng đắn và sớm đến bến bờ giác ngộ.
823 lượt xem 0 Bình luận

Bồ Tát Kim Cương Thủ? Thần chú của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Kiến thức 19/09/2024 15:35:53

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19/09/2024 08:41:00

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19-09-2024 08:41:00

Theo Phật Giáo, sau khi qua đời, chúng sinh tái sinh vào một trong sáu cõi luân hồi: Trời, Người, A-tu-la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, và Súc Sinh. Tìm hiểu chi tiết về các cõi này trong bài viết sau.
1532 lượt xem 0 Bình luận

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống

Kiến thức 18/09/2024 15:50:11

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống

Kiến thức 17/09/2024 09:10:19