Đại lễ Phật đản là dịp không chỉ để tôn vinh ngày Đức Phật – đấng giác ngộ thị hiện trên thế gian mà còn là dịp để ôn lại lịch sử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên phương diện một con người lịch sử cùng những lời dạy của Ngài.
Nhân dịp này, phóng viên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên có cuộc trò chuyện cùng Đại đức Thích Trí Thịnh – Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hòa Bình, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Hòa Bình về nguồn gốc, ý nghĩa đặc biệt của những hoạt động mà Phật tử thực hành trong đại lễ Phật đản.
Pv: Lễ Phật đản là dịp để các Phật tử ôn lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhằm ca ngợi nghị lực phi thường của Phật trong hành trình tu tập thành chính quả. Ngày lễ Phật Đản cũng là cơ hội để các Phật tử có thể khẳng định được những giá trị tốt đẹp của Phật giáo. Xin thầy có thể chia sẻ thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Phật đản để chúng con hiểu rõ hơn những gì trị tốt đẹp của sự kiện đặc biệt này?
Nguồn gốc Lễ Phật đản được xuất phát từ lịch sử ngày Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh xuống cõi trần, cách đây hơn 2600 thế kỷ nguồn gốc bắt đầu từ đó. Sự kiện Đức Thái Tử đản sinh là một sự kiện trọng đại đối với nhân loại, theo trong Đại Tạng Kinh có nói rằng, khi Hoàng hậu Ma-Da đản sinh Thái tử trên hư không có hai dòng nước tự nhiên tắm cho Ngài, một dòng nước nóng và một dòng nước lạnh.
Theo ghi chép tại một bộ kinh khác cũng nói rằng khi Ngài sinh ra có chín rồng phun nước để tắm cho Ngài. Dù là chín rồng hay hai dòng nước thì sự kiện Thái tử đản sinh xuống cõi trần chính là một sự kiện lịch sử có thật. Vì vậy, nguồn gốc ngày Đức Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh được ghi chép trong rất nhiều kinh sách, sử sách để lại đến nay.
Ngày Lễ Phật đản đối với hàng triệu tín đồ trên khắp năm châu tất cả các nước có nền tôn giáo là Phật giáo, đặc biệt là tại Việt Nam diễn ra trong dịp tháng 4 hàng năm theo như Trung ương Giáo hội và các tổ chức của Liên Hợp Quốc đã đề ra.
Tuần lễ Phật đản năm nay theo Thông tư của Giáo hội kéo dài từ ngày mùng 1/4 âm lịch đến ngày 15/4 âm lịch. Nhiều năm tại Việt Nam chúng ta liên tiếp đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc. Ngày Phật đản sinh nhằm nhắc nhở chúng ta một lần nữa hướng về Đức Bổn Sư và nhắc nhở mỗi hàng đệ tử và tín đồ Phật giáo qua việc làm đó thể hiện lòng tôn kính đối với Đức Phật.
Pv: Xin Đại đức cho biết một số nghi thức truyền thống tốt đẹp trong Phật giáo vào dịp Lễ Phật đản?
Vào dịp Đại lễ Phật đản tất cả các đất nước có nền ảnh hưởng của đạo Phật, đặc biệt tại Việt Nam tại các cơ sở thờ tự, chùa, đạo tràng hay các tự viện, Ban Trị sự của các tỉnh thành đều long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh.
Các chùa sẽ chuẩn bị trang nghiêm lễ đài, có tượng Phật đản sinh để tắm Phật theo nghi thức truyền thống. Ngoài ra, tại các tỉnh hội có thể tổ chức các chương trình hoạt động như diễu hành xe hoa, kiệu hoa hoặc những nơi có điều kiện có thể tổ chức thuyền rồng để diễu hành.
Bên cạnh đó, còn có những hoạt động khác nhằm tôn vinh Thái tử Tất Đạt Đa ra đời để các tín đồ Phật giáo một lần nữa nhớ đến lịch sử và nguồn gốc trong đạo Phật và ôn lại những giá trị tốt đẹp, cốt lõi của Phật giáo.
Nhân mùa Đức Phật đản sinh, tất cả các việc làm thiện đều mang ý nghĩa lan tỏa đến cộng đồng nhất là đối với các tín đồ Phật giáo trên toàn quốc, các tỉnh thành, cơ sở tự viện nhằm tôn vinh giá trị truyền thống tốt đẹp của mỗi người con Phật dâng lên Đức Bổn Sư trong ngày Phật đản.
Pv: Thưa Đại đức, ngoài các hoạt động truyền thống trong Phật giáo, Phật tử thường thực hiện những hoạt động gì trong dịp Phật đản?
Trong dịp này, tại các cơ sở tự viện, chùa, Ban Trị sự trang trí lễ đài, treo cờ Phật giáo, phướn chào mừng bên cạnh đó còn khuyến khích các Phật tử ở tại tư gia bài trí bàn thờ trang nghiêm để cung nghinh Đức Phật đản sinh trong mùa Phật đản.
Ngoài những nghi thức truyền thống được tổ chức thường niên trong mùa Phật đản, là người Phật tử chúng ta phát nguyện ăn chay, làm công tác thiện nguyện giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, biết chia sẻ, biết yêu thương. Đó cũng chính là thông điệp trong mùa Phật đản mà các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo hướng tới mong muốn và chia sẻ đến các tín đồ của Phật giáo và các Phật tử nói riêng. Những việc làm đó mang lại sự chia sẻ và thực hành theo các giáo lý mà Đức Phật để lại nhằm đem công đức để cúng dường Đức Phật trong mùa Đức Phật đản sinh.
Pv: Nghi lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của Lễ Phật Đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Đại đức có thể chia sẻ về ý nghĩa của nghi lễ tắm Phật và cách tắm Phật như thế nào cho đúng?
Nghi thức tắm Phật là một nghi thức quan trọng và đặc trưng nhất trong ngày Phật đản trên tất cả đất nước có sự ảnh hưởng của Phật giáo. Trong dịp này, các cơ sở tự viện, chùa, trang trí hình tượng Đức Phật đản sinh và bồn tắm trang nghiêm, thanh tịnh được chuẩn bị bằng nước tinh khiết, nước sạch và dải hoa để dâng tắm lên kim thân của Ngài. Trong truyền thuyết được ghi chép tại Đại Tạng kinh có viết khi Đức Phật đản sinh có hai dòng nước nóng và nước lạnh tự nhiên ở trên không dội tắm cho Ngài. Một số sử sách có ghi lại rằng khi Ngài khi đản sinh có chín rồng phun nước Cửu long, phun thủy để tắm.
Ngày này, tất cả các tín đồ của Phật giáo nhân mùa Phật đản mượn hình ảnh này để thể hiện hình lòng tôn kính, tri ân và tưởng nhớ đến công đức của Đức Phật đản sinh mượn nghi thức dùng nước thanh tịnh để tắm lên kim thân của Thái tử đản sinh.
Trong quá trình thực hiện nghi thức tắm Phật, chúng ta cần phải giữ trang nghiêm, thanh tịnh thân tâm bằng sự tôn kính để nhắc nhở mỗi người đệ tử một người tín đồ của Phật giáo dùng nước thanh tịnh để gột rửa lại thân tâm của chính mình được thanh tịnh. Khi thực hiện nghi thức tắm Phật, chúng ta dùng dội từ bên phải sang bên trái và dội từ vai Ngài trở xuống. Mỗi một gáo nước chúng ta nguyện cầu cho thế giới được hòa bình, chúng sinh an lạc chính là những việc làm thiết thực trong mùa Phật đản đem công đức của mình kính dâng lên Ngài. Vì Vậy chúng ta luôn phải giữ cho mình được thân tâm thanh tịnh và thành kính để khi tắm Phật mới thành tựu được công đức lành.
Pv: Ngoài những hoạt động/nghi thức trong Phật giáo, chúng ta còn có những hoạt động xã hội nào được tổ chức nhằm lan tỏa thông điệp đoàn kết, yêu thương trong mùa Phật đản hay không thưa thầy? Và những hoạt động cụ thể đó là gì?
Ngoài hoạt động truyền thống của Phật giáo, trong dịp Phật đản Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành, tự viện thường tổ chức kết hợp cùng các cấp chính quyền làm các công tác thiện nguyện như tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi động viên các gia đình có công với cách mạng, đến thăm hỏi và tặng quà các trại trẻ mồ côi nhằm mang sự lan tỏa tình yêu thương và khẳng định Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc.
Nhân dịp sự kiện đặc biệt này, chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, tín đồ Phật giáo đều hưởng ứng các chương trình do Ban Trị sự đưa ra phối hợp cùng các cấp chính quyền để thực hiện công tác an sinh xã hội mang lại giá trị đoàn kết, yêu thương, chia sẻ lan tỏa cộng đồng nhân mùa Phật đản.
Pv: Con thấy số lượng các bạn trẻ tín tâm và tu tập Phật pháp rất đông, vậy các chùa/tự viện hiện nay có những chương trình giáo dục nào dành cho giới trẻ dịp này để giúp mọi người hiểu và thực hành tốt hơn những gia giá trị của ngày lễ Phật đản?
Lễ Phật đản cũng là dịp mà các em Thanh thiếu niên Phật tử chuẩn bị bước vào dịp nghỉ hè. Chính vì vậy, các cơ sở tự viện, Ban Trị sự thường sẽ có những hoạt động, chương trình nhằm kết nối tất cả Thanh thiếu niên, Phật tử tổ chức các buổi thuyết giảng, khóa tu nhằm giúp Thanh thiếu niên Phật tử tìm hiểu rõ lịch sử và nguồn gốc, ý nghĩa mang lại lợi ích cho các bạn hiểu rõ hơn về ngày Đức Phật đản sinh khuyến khích các bạn biết tu tập hoàn thiện bản thân làm những việc thiện lành, tránh việc giữ. Đây cũng là việc làm thiết thực nhằm dâng lên cúng dường Đức Phật nhân mùa Phật đản.
Tất cả các hoạt động này đều được Ban Trị sự và Ban Hướng dẫn Phật tử tập trung vào đối tượng là Thanh thiếu niên, Phật tử có tín tâm với Phật giáo và các con em là Phật tử trong các đạo tràng, các chùa nhằm hướng thiện cho các em biết đến và hiểu được ý nghĩa sự kiện này một cách rõ ràng hơn.
Pv: Liên quan đến công tác truyền thông cho Đại lễ Phật đản, theo Đại đức đâu là vấn đề được đại chúng quan tâm nhất?
Chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản hàng năm Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo tới các Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành và Ban Trị sự các tỉnh thành đã có công văn gửi xuống các cấp huyện, thành phố và cơ sở tự viện để thực hiện nghi thức thống nhất theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam đưa ra.
Sự lan tỏa của mỗi người đệ tử Phật, mỗi người con Phật hướng về ngày Đức Phật đản sinh ngày càng rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng và các kênh chính chống của Giáo hội. Đặc biệt, sự lan tỏa cộng đồng Phật tử trên nền tảng Facebook trong dịp trọng đại này.
Đặc biệt, năm 2025 Việt Nam một lần nữa tiếp tục đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc diễn ra tại TP. HCM, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các văn phòng của Ban Trị sự các cấp trong các kỳ họp đưa ra chương trình dự kiến tạo tiền đề cho các cấp Giáo hội có tinh thần chuẩn bị chào đón sự kiện trọng đại này, đó là Lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 trang trọng. Đây không chỉ là dịp để tất cả người con của Đức Phật hướng về Ngài mà đó là dịp để quảng bá Phật giáo Việt Nam ra toàn thế giới và tất cả các nước tới tham dự đón nhận được chương trình trang nghiêm, long trọng nhất.
Pv: Cuối cùng, xin Đại đức dành đôi lời chúc nhân mùa Phật đản để gửi đến cộng đồng?
Nhân mùa Phật đản PL.2568 – DL.2024, xin kính chúc chư Tôn đức Giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư, một mùa Phật đản pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, Phật sự viên thành. Kính chúc đồng bào Phật tử một mùa Phật đản an lành, hạnh phúc trong ánh hào quang của mười phương chư Phật và thành tựu mọi thiện nguyện của mình trong cuộc sống và công việc.
Pv: Xin cảm ơn Đại đức Thích Trí Thịnh về những chia sẻ sâu sắc. Kính chúc Đại đức pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, Phật sự viên thành và đón một mùa Phật đản ấm tình đạo pháp!