Hướng dẫn sám hối 35 vị Phật chi tiết

22/08/2023 16:42:23 1738 lượt xem

Sám hối nghiệp chướng là hạnh nguyện thứ tư trong Thập quảng đại nguyện mà Đức Phổ Hiền Bồ Tát tuyên thuyết nơi Hoa Nghiêm đại hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hạnh nguyện này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ hơn nhé!

Đức Phật dạy rằng: “Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm, hai là người có lỗi những biết sai và biết chia sẻ. 

Thế nhưng ít nhiều chúng ta thường mắc phải lỗi lầm trong cuộc sống nhưng biết nhận ra lỗi lầm và sửa chữa sẽ khiến chúng ta kính trọng người khác hơn.

Lợi ích sám hối 35 vị Phật

Trong Kinh Bảo Tích nói: Nếu như tất cả chúng sinh hoặc phạm tội ngũ nghịch hay thập ác đến muôn kiếp không thể sám hối chỉ xưng danh hiệu 35 vị Phật và thực hành lễ bái thì bao nhiêu tội chương đều tiêu trừ”.

Kinh Đại Bảo Tích còn dạy: Này Xá Lợi Phất! Nếu có người phạm ngũ nghịch, phạm ba la di, phạm tăng tàn, phạm Tháp, phạm Tăng và những tội khác thì nên đối trước ba mươi năm Phật mà ân trọng sám hối.

Long Thọ Bồ Tát dạy trong Tỳ Bà Sa: Ở trong các phước đức, sám hối phước đức rất lớn vì sám hối trừ các tội và nghiệp chướng nên được thiện hạnh và đạo hạnh của Bồ tát.

Long Thọ Bồ Tát dạy: Tôi không nói sám hối thời tội nghiệp diệt sạch hết không có quả báo, mà tôi chỉ nói sám hối thời tội nhẹ mỏng và ít nhận chịu nên sám hối.

Đạo hữu muốn sám hối danh hiệu 35 vị Phật này mỗi ngày 1 hoặc 2 lần (tùy khả năng và hoàn cảnh của đạo hữu như thế nào).

Làm nghi thức sám hối 35 vị Phật chỉ mất khoảng 15 phút. Sám hối càng nhiều lần thì mình càng mau tiêu những tội chướng của mình và sự tu hành của mình mau thành tựu hơn.

Nghi thức lạy sám hối 35 vị Phật

Con tên là… nếu có pháp danh… 

  • Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.
  • Quy y Phật không đoạ địa ngục
  • Quy pháp không đoạ ngạ quỷ
  • Quy y tăng không đoạ súc sanh 
  1. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật
    2. Nam mô Kim Cương Bất Hoại Phật
    3. Nam mô Bảo Quang Phật
    4. Nam mô Long Tôn Vương Phật
    5. Nam mô Tinh Tấn Quân Phật
    6. Nam mô Tinh Tấn Hỉ Phật
    7. Nam mô Bảo Hỏa Phật
    8. Nam mô Bảo Nguyệt Quang Phật
    9. Nam mô Hiện Vô Ngu Phật
    10. Nam mô Bảo Nguyệt Phật
    11. Nam mô Vô Cấu Phật
    12. Nam mô Dũng Thí Phật
    13. Nam mô Thanh Tịnh Phật
    14. Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật
    15. Nam mô Ta Lưu Na Phật
    16. Nam mô Thủy Thiên Phật
    17. Nam mô Kiên Đức Phật
    18. Nam mô Chiên Đàn Công Đức Phật
    19. Nam mô Vô Lượng Cúc Quang Phật
    20. Nam mô Quang Đức Phật
    21. Nam mô Vô Ưu Đức Phật
    22. Nam mô Na La Diên Phật
    23. Nam mô Công Đức Hoa Phật
    24. Nam mô Tịnh Hoa Quang Du Hí Thần Thông Phật
    25. Nam mô Liên Hoa Du Hí Thần Thông Phật
    26. Nam mô Tài Công Đức Phật
    27. Nam mô Đức Niệm Phật
    28. Nam mô Thiện Danh Xưng Công Đức Phật
    29. Nam mô Hồng Diệm Đế TràngVương Phật
    30. Nam mô Thiện Du Bộ Công Đức Phật
    31. Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật
    32. Nam mô Thiện Du Bộ Phật
    33. Nam mô Châu Táp Trang Nghiêm Công Đức Phật
    34. Nam mô Bảo Hoa Du Bộ Phật
    35. Nam mô Tu Di Sơn Vương Phật
  • Tất cả thế giới chư Phật Thế Tôn hi hữu như vậy thường tại ở đời. Chư Thế Tôn ấy nên thương nhớ con. Hoặc con ở đời nầy hoặc con ở đời trước từ đời vô thỉ sanh tử đến nay đã tạo những tội: hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, thấy làm tùy hỉ; hoặc vật của tháp, hoặc vật của Tăng, vật tứ phương Tăng, hoặc tự mình lấy; hoặc bảo người lấy, thấy lấy tùy hỉ; năm tội vô gián hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, thấy làm tùy hỉ; những tội đã làm, hoặc có che giấu, đáng đọa địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, các ác đạo khác biên địa hạ tiện và kẻ ác kiến, bao nhiêu những tội đã làm như vậy nay đều sám hối.
  • Nay chư Thế Tôn nên chứng biết con nên ghi nhớ con, con lại ở trước chư Phật Thế Tôn bạch lời như vầy: 
  • Hoặc con ở đời này hoặc con ở đời khác từng làm bố thí hoặc giữ tịnh giới nhẫn đến thí cho súc sanh thiếu đói chừng một vắt cơm, hoặc tu tịnh có những thiện căn, thành tựu chúng sanh có những thiện căn, tu hành Bồ Đề có những thiện căn và trí vô thượng có những thiện căn, tất cả hội họp so đếm tính lường thảy đều hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề, như chư Thế Tôn quá khứ vị lai và Phật hiện tại hồi hướng như vậy.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chép kinh sám hối tại nhà

Các tội đều sám hối
Các phước đều tùy hỉ
Và công đức chư Phật
Nguyện thành trí vô thượng
Khứ lai hiện tại Phật
Tối thắng trong chúng sanh
Biển vô lượng công đức
Nay con quy mạng lễ.
Nguyện đem công đức này
Hồi hướng khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.

36 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

28 lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ứng dụng 17/09/2024 09:30:06

28 lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ứng dụng 17-09-2024 09:30:06

Trì tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát mang lại nhiều lợi ích như tăng cường phước báo, tiêu trừ nghiệp chướng, bảo vệ bình an và phát triển trí tuệ. Kinh này giúp người hành trì vượt qua khó khăn và đạt được an lạc trong cuộc sống.
1507 lượt xem 0 Bình luận

Tình cảm thầy trò theo góc độ Phật giáo

Ứng dụng 31/05/2024 10:35:09

Tình cảm thầy trò theo góc độ Phật giáo

Ứng dụng 31-05-2024 10:35:09

Giáo dục trong Phật giáo nhằm hướng dẫn và rèn luyện con người đạt tới sự hoàn thiện về đạo đức, thiền định và trí tuệ. Vậy, quan điểm về mối quan hệ thầy trò trong Phật giáo ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1713 lượt xem 0 Bình luận

Con có đang hạnh phúc không?

Ứng dụng 02/05/2024 16:12:27

Con có đang hạnh phúc không?

Ứng dụng 02-05-2024 16:12:27

Thường khi được hỏi về điều khiến bậc phụ huynh cảm thấy tự hào nhất về con cái, họ sẽ trả lời ngay là "Con tôi rất ngoan, con tôi thành đạt". Tuy nhiên, chúng ta quên rằng con trẻ cần được nuôi dưỡng không chỉ về thành tựu mà còn về cảm xúc và tâm lý bên trong. Liệu rằng con có đang hạnh phúc không?
3076 lượt xem 0 Bình luận

Con đường đến với Phật giáo bắt đầu từ đâu?

Ứng dụng 24/04/2024 08:43:56

Con đường đến với Phật giáo bắt đầu từ đâu?

Ứng dụng 24-04-2024 08:43:56

Đức Phật là đấng giác ngộ, là người đã truyền dạy lại từng bước để con người và muôn loài chúng sinh đến với con đường giác ngộ. Giáo lý là những lời Phật dạy để tu tập về những quy luật tự những chân lý, những lẽ thật,...
19556 lượt xem 0 Bình luận

Sứ mệnh Hoằng pháp trong thời đại ngày nay

Ứng dụng 12/04/2024 17:09:48