Khám phá một vòng chùa Bút Tháp nơi lưu giữ 4 bảo vật quốc gia

16/11/2023 16:15:44 901 lượt xem

Chùa Bút Tháp – Bắc Ninh là một trong những ngôi chùa linh thiêng lâu đời, sở hữu lối kiến trúc vô cùng độc đáo cùng những di vật quý hiếm thu hút khách thập phương.

Địa chỉ chùa Bút Tháp ở đâu?

Địa chỉ chùa Bút Tháp ở đâu?

Theo giới thiệu về chùa Bút Tháp thì đây là ngôi chùa có niên đại lâu đời tại Việt Nam. Chùa tọa lạc tại địa chỉ xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa cách Hà Nội 25km với quang cảnh hữu tình là điểm đến tâm linh bạn đừng bỏ lỡ.  

Ngôi chùa này được vua Tự Đức đặt tên với nguồn gốc bắt nguồn từ tháp Báo Nghiêm trong khuôn viên chùa rất giống một cây bút khổng lồ khi nhìn từ xa. Đây là một công trình Phật giáo lâu đời nổi tiếng bởi lối kiến trúc đặc sắc. Bên cạnh đó, chùa Bút Tháp – Bắc Ninh còn là ngôi chùa cổ từ thời vua Trần có kiến trúc hoàn chỉnh nhất tồn tại hiện nay. 

Lịch sử chùa Bút Tháp – Bắc Ninh

Lịch sử chùa Bút Tháp Bắc Ninh.

Ngôi chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIV dưới thời vua Trần Thánh Tông. Đến thế kỷ XVII, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc chọn chùa Bút Tháp làm nơi tu hành năm tháng cuối đời. Hiện nay, qua nhiều lần trùng tu tôn tạo thì chùa vẫn lưu giữ nguyên vẹn nét kiến trúc Phật giáo ở thế kỷ XVII. 

Ngôi chùa Bút Tháp cổ kính với lịch sử lâu đời này là một trong các điểm đến mà bạn nên chọn vào dịp lễ tết sắp đến.

Khám phá kiến trúc chùa Bút Tháp – Bắc Ninh

Kiến trúc chùa Bút Tháp mang nét đặc trưng của ngôi chùa cổ phía Bắc theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Trong đó, các công trình lớn nhỏ trong chùa đều được bố trí chặt chẽ và công trình chính xây theo hướng Nam – hướng trí tuệ trong đạo Phật.

Một trong điểm nổi bật của kiến trúc ngôi chùa là tổng thể có 8 nếp nhà chạy song song trục dọc. Khu vực ngoài cùng là Tam Quan, đến gác chuông 2 tầng 8 mái và bên trái là tháp Báo Nghiêm cao 13m.

Khám phá kiến trúc chùa Bút Tháp Bắc Ninh.

Đặc biệt, chùa sử dụng khung gỗ chịu lực, nền bệ, lan can dùng đá khi thi công các công trình. Các chi tiết trang trí đều được điêu khắc bằng hình ảnh tươi vui mang  ý nghĩa về Phật đạo và đậm nét nghệ thuật thiền. Trong đó, một công trình điêu khắc tiêu biểu chính là cây cầu nối giữa Thượng điện và Tích Thiện làm bằng đá, có 12 bức phù điêu tinh xảo, chạm trổ chim muông, linh vật, hoa lá…

Bạn hãy ghé thăm chùa Bút Tháp – Bắc Ninh để khám phá nét kiến trúc độc đáo và cổ kính này.

Độc đáo tượng Quan Âm ở chùa Bút Tháp – Bắc Ninh

Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy thú vị bởi chùa Bút Tháp là nơi lưu giữ nhiều bảo vật quốc gia quý hiếm, trong đó có tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, tòa Cửu phẩm liên hoa, Siêu hương án, Bộ tượng Phật Tam thế. 4 bảo vật này được chế tác công phu, vô cùng độc đáo.

Độc đáo tượng Quan Âm chùa Bút Tháp – Bắc Ninh.

Bức tượng Phật Bà Quan Âm được phong tặng là Bảo vật Quốc gia vào năm 2012. Pho tượng này được đúc bằng gỗ mang đậm giá trị tín ngưỡng, tâm linh vào năm 1656, cao 3.7m, ngang 2.1m và bề dày 1.15m.

Tượng Phật Bà Quan Âm có tổng cộng 11 đầu, 42 tay lớn và 940 tay nhỏ. Hình ảnh Phật Bà Quan Âm uy nghi thượng tọa trên đài sen nhìn thấu mọi vạn vật vũ trụ. Đây là một trong các bảo vật quý giá của chùa mà bạn nên ghé thăm để chiêm ngưỡng.  

Lễ hội chùa Bút Tháp – Bắc Ninh

Du khách có thể ghé thăm lễ hội chùa Bút Tháp diễn ra vào ngày 23 và 24 tháng 3 âm lịch hàng năm. Tại lễ hội này, bạn sẽ có thể thực hiện nghi thức cúng bái, dâng hương Đức Phật. Ngoài ra, vào những ngày này tại ngôi chùa linh thiêng này còn diễn ra nhiều hoạt động đậm nét văn hóa truyền thống.

Lễ hội của chùa có 2 phần chính như sau:

  • Phần lễ gồm có lễ dâng hương, cúng phật, cúng đàn, cầu phúc, cúng tổ. Đây là nghi thức có sự góp mặt đông đảo người dân tại Bắc Ninh và du khách thập phương.
  • Phần hội gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao như bóng bàn, thả chim bồ câu, biểu diễn nghệ thuật, chơi cờ tướng. Các chương trình này còn có sự tham gia, giao lưu giữa đoàn thể ở khu vực lân cận khác.

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh là một trong những địa điểm tâm linh thu hút nhiều tín đồ Phật giáo ghé thăm. Bạn có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, các bảo vật quý giá hay tham gia hoạt động lễ hội truyền thống tại nơi đây để có trải nghiệm của riêng mình.

28 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định

Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17

Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật

Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”

Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36

Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ

Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22

Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”

Du lịch chùa 30/07/2024 16:48:58