Khám phá Thanh Mai cổ tự – Ngôi chùa linh thiêng trong rừng sâu

21/11/2023 09:45:25 444 lượt xem

Chùa Thanh Mai mang vẻ đẹp cổ kính, uy nghi, thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm.

Địa chỉ chùa Thanh Mai ở đâu?

Địa chỉ chùa Thanh Mai ở đâu?

Chùa Thanh Mai có vị trí tại xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Năm 1329, ngôi chùa được thiền sư Pháp Loa – vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử xây dựng. Du khách có thể đi dọc đường quốc lộ 18 hướng Hà Nội – Quảng Ninh để đến viếng thăm ngôi chùa cổ kính này.

Lịch sử chùa Thanh Mai

Chùa Thanh Mai – Chí Linh được biết đến là trung tâm tôn giáo của thiền phái Trúc Lâm. Ngôi chùa được thiền sư Pháp Loa xây dựng năm 1329 ở trên sườn núi Tam Ban, bên một con suối nhỏ, nhìn về phía nam.  

Chùa Thanh Mai – Hải Dương cùng với chùa Côn Sơn, chùa Ngũ Đài, chùa Quỳnh Lâm, Yên Tử là trung tâm của Thiền phái Phật giáo do 3 vị tổ Đệ nhất tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa, Đệ tam tổ Huyền Quang sáng lập.

Ngôi chùa đang được khôi phục các hạng mục như tiền đường 7 gian, tam bảo 5 gian, 2 dãy hành lang, nhà tổ, nhà tăng, tháp Viên Thông.

Khu di tích cùng rừng tự nhiên này đã được nhà nước bảo vệ, trùng tu, tôn tạo để bảo tồn một di sản văn hóa.

Khám phá chùa Thanh Mai

Hiện nay, rất nhiều du khách ghé thăm chùa Thanh Mai – Hải Dương vào các dịp lễ hội, ngày tết. Trong đó, một số điểm nổi bật tại ngôi chùa này thu hút khách thập phương như sau:

Vẻ đẹp của chùa Thanh Mai 4 mùa

Vẻ đẹp của chùa Thanh Mai 4 mùa.

Chùa Thanh Mai – Chí Linh tọa lạc ở lưng chừng núi Tam Ban với sự đa dạng, phong phú hệ thống động thực vật. Nơi đây có cảnh sắc đẹp nên thơ với 4 mùa riêng biệt. Vào mùa xuân khi cây cối đâm chồi nảy lộc với màu xanh non tơ đan xen cùng tiếng chim hót rộn ràng khiến bất cứ ai cũng cảm thấy yêu đời, phấn khởi.  

Khi mùa đông tới, hoa dẻ nở trắng rừng, lá trám ngả vàng rực mang đến cho ngôi chùa một bức tranh thiên nhiên độc đáo. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh phong thủy hữu tính khi ghé thăm chùa Thanh Mai vào mùa đông này.

Con đường lên chùa Thanh Mai đã được trải thảm bê tông uốn lượn giữa những vạt rừng thông ngút ngàn giúp khách hành hương quên hết mệt nhọc. Ngôi cổ tự được bao bọc bởi rừng phong và các cây cổ thụ to sừng sững mang đến sự trầm mặc, cổ kính, uy linh.

Quang cảnh thơ mộng của chùa

Quang cảnh thơ mộng của chùa Thanh Mai.

Không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp chùa qua 4 mùa mà chùa Thanh Mai còn có quang cảnh thơ mộng. Chùa Thanh Mai có rừng lá phong cổ thụ hàng trăm năm tuổi chuyển màu vàng rực khi sang đông. Một vẻ đẹp đến kỳ lạ thu hút nhiều du khách thập phương tò mò muốn được chiêm ngưỡng.

Như chúng ta đã biết rừng phong chỉ có ở xứ lạnh, nhưng tại chùa Thanh Mai thì thiên nhiên đã cực kỳ ưu đãi. Vào đầu mùa đông, rừng phong thay lá mang đến một khung cảnh thơ mộng và yên bình. Những chiếc lá phong vàng rực rụng xuống được nhiều người chọn làm món quà độc đáo để bạn dành tặng bạn bè. Món quà như 1 dấu ấn đặc trưng về chùa Thanh Mai Chí Linh mà không phải ngôi chùa nào cũng có.  

Tìm về chùa những ngày này, bạn sẽ cảm nhận sự tĩnh lặng chốn cửa thiền và được chìm đắm trong không gian quang cảnh thơ mộng.

Bia “Thanh Mai Viên Thông Tháp Bi”

Bia “Thanh Mai Viên Thông Tháp Bi”.

Một trong các di sản đặc biệt mà chùa Thanh Mai hiện còn lưu giữ được là các tấm bia thời Trần Lê. Bên cạnh các di sản khác như Viên Thông Bảo Tháp năm 1334, tháp Phổ Quang năm Chính Hòa 23 (1702), tháp Linh Quang năm Chính Hòa 24 (1703) thì tấm bia quý nhất, giá trị nhất là “Thanh Mai Viên Thông Tháp Bi”. 

Trên tấm bia này đã khắc ghi lại tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp tu hành của sư tổ Thiền Phái Trúc Lâm để lưu truyền muôn đời. Tấm bia vẫn trường tồn cùng thời gian qua nhiều thập kỷ để du khách đến thắp hương chiêm bái, chiêm ngưỡng bia. Năm 2016, tấm bia cổ này được Thủ tướng Chính phủ công nhận là “Bảo vật quốc gia”.

Bia “Thanh Mai Viên Thông Tháp Bi” cho biết về tiểu sử, hành trạng của Đệ nhị tổ Trúc Lâm Pháp Loa tôn giả. Ngoài ra, nội dung bia cho biết các đệ tử đắc pháp ở khắp các chùa có tên địa danh ở cuối văn bia.

Bia thiết kế đồ án trang trí hình rồng có mào, thắt túi, hoa cúc dây, sóng nước hình núi vô cùng ấn tượng. Đây là một di sản độc đáo để du khách đến với chùa Thanh Mai chiêm nghiệm. 

Lễ hội chùa Thanh Mai

Thông thường hội chùa Thanh Mai Chí Linh bắt đầu từ 1-2/3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này được nhân dân tổ chức trọng thể với nhiều nghi lễ khác nhau như giảng kinh, chay đàn,… 

Do vậy mà du khách có thể lựa chọn ngày lễ hội này để đến tham quan quảng cảnh thơ mộng của chùa, thắp hương khấn vái hay chiêm ngưỡng các di sản ấn tượng tại Thanh Mai. Chùa Thanh Mai là một trong những trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm phát triển rực rỡ của Phật giáo thời Trần. 

Lưu ý khi đi chùa Thanh Mai

Việc viếng thăm chùa nghi lễ được nhiều khách hành hương lựa chọn vào mỗi dịp lễ tết, ngày mùng 1, ngày 15. Tuy nhiên, để quá trình đi lễ chùa Thanh Mai Hải Dương diễn ra thuận tiện bạn cần lưu ý như sau:

  • Du khách đến với chùa Thanh Mai có thể gửi xe tại chùa, nhờ nhà chùa trông giúp mà không mất phí.
  • Bạn nên ý thức vấn đề vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, tránh sử dụng lửa đề phòng hỏa hoạn.
  • Du khách cần ăn mặc chỉnh tề, kín đáo khi đến chùa hành lễ. Không ăn mặc hở hang, không nói năng ồn ào hay cãi vã nơi cửa chùa.
  • Thời gian đến thăm chùa lý tưởng nhất là vào từ tháng 11 cho đến tháng 4 dương lịch hàng năm. Hoặc bạn có thể đến vào mùa hè để xem khung cảnh nơi đây có gì mới lạ.

Chùa Thanh Mai sở hữu hệ thống di tích, di sản quý giá cùng danh lam thắng cảnh đặc sắc đã thu hút đông đảo khách thập phương. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá ngôi chùa linh thiêng này vào thời gian sắp tới nhé!

31 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định

Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17

Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật

Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”

Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36

Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ

Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22

Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”

Du lịch chùa 30/07/2024 16:48:58