Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa: Từ bỏ sự nghiệp sang Myanmar học Phật, đi tìm câu trả lời Địa ngục – Luân hồi có thật không?

06/09/2023 08:39:20 384 lượt xem

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đang trên đỉnh cao của sự nghiệp khi sở hữu 2 công ty về lĩnh vực kiến trúc và xây dựng bất ngờ bỏ ngang đi theo tiếng gọi của một thầy tu sang Myanmar tu tập thiền định và tìm ra câu trả lời cho chính bản thân về địa ngục và luân hồi thực sự có tồn tại hay không. 

Võ Trọng Nghĩa (SN 1976) là một kiến trúc sư nổi tiếng tại Việt Nam. Anh sinh ra và lớn lên tại Quảng Bình là con út trong một gia đình thuần nông có 7 anh chị em. Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, bố về hưu sớm nhưng 7 anh em đều được học hành tử tế. 

Sau khi tốt nghiệp THPT, Võ Trọng Nghĩa thi đậu 3 trường Đại học nổi tiếng mà ai cũng ao ước là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng và Đại học Kiến trúc Hà Nội nhưng anh đã lựa chọn theo học kiến trúc vì muốn thực hiện ước mơ thiết kế ngôi trường thật chắc chắn để không bị sập như trường cũ của mình. 

Năm 1996, anh được nhận học bổng Chính phủ Nhật theo học khoa Kiến trúc của Học viện Kỹ thuật Nagoya. Năm 2002, anh đạt thủ khoa của ngôi trường này. Năm 2004, anh  tốt nghiệp Thạc sĩ hạng ưu của Đại học Tokyo với đề tài nghiên cứu về khí động học, gió. Thế nhưng khi đang trong quá trình học lên Tiến sĩ, sau khi nghe lời khuyên của giáo sư hướng dẫn, anh đã bỏ dở việc học và trở về Việt Nam sáng lập Công ty Vo Trong Nghia Architects. Đầu năm 2025, anh được mời về làm Giáo sư giảng dạy thiết kế kiến trúc tại Singapore University of Technology and Design.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa.

Cuộc sống sinh hoạt của Võ Trọng Nghĩa đều khiến mọi người bất ngờ khi có đồng hồ sinh hoạt không phải ai cũng làm được. Anh thường thức dạy vào 5 giờ 30 sáng, dành thời gian khoảng 1 tiếng để học tiếng Anh, ăn sáng và tiếp tục học tiếng Anh đến trưa. Sau đó, anh lên công ty giải quyết công việc và về nhà nghỉ ngơi buổi trưa đến 14 giờ 30 tiếp tục học tiếng Anh và ngồi thiền. Đặc biệt, anh luôn giữ thói quen đi ngủ lúc 8 giờ đến 9 giờ tối. 

Trong quá trình làm việc, anh đã gặp nhiều khó khăn và chính những áp lực đó đã khiến bản thân anh đôi khi không kiềm chế được cảm xúc, những cơn nóng giận và cách anh giải tỏa tâm lý, cân bằng cảm xúc trong công việc và cuộc sống chính là tham gia những khóa thiền 10 ngày. Từ đây, anh cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trong tâm hồn bên trong mình. 

Tuy nhiên, khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp anh bỗng dưng quyết định từ bỏ công việc hiện tại, xa vợ và hai con nhỏ để sang Myanmar học Phật sau khi có cơ duyên gặp một vị sư. Từ chính niềm tin vào Phật pháp và những cảm nhận thực tế mà anh đã đạt được trong nhiều năm tu tập khiến cho công việc của anh càng ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng nể. Đặc biệt, anh đã tự tìm được ra câu trả lời cho câu hỏi: “Địa ngục – Luân hồi có thật không?”.

Để hiểu rõ hơn về kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa trong quá trình tu tập thiền và những thành công mà anh đã đạt được trong cuộc sống cũng như sự nghiệp, mời Quý vị lắng nghe toàn bộ chia sẻ trong chương trình Bước Ngoặt Cuộc Đời số 13:

Mỗi khách mời của chương trình “Bước Ngoặt Cuộc Đời” sẽ đem đến talkshow câu chuyện về cuộc đời mình. Điểm chung là nhờ Phật pháp mà cuộc đời họ đã được bước sang một trang mới, cũng chính Phật pháp mà mỗi người tìm được bản ngã của chính mình. “Bước Ngoặt Cuộc đời” phát sóng lúc 20h35 Chủ nhật hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.

33 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Đội trưởng Đội lái xe cứu thương 0 đồng và tâm nguyện làm từ thiện

Nhân vật 03/10/2024 11:24:41

Người đàn ông ăn chay trường từ nhỏ, ‘mê’ làm từ thiện

Nhân vật 02/10/2024 11:22:01

Phật tử Nguyễn Bá Hội: Thay đổi thói quen mỗi ngày chính là thay đổi hành vi mỗi người

Nhân vật 25/09/2024 15:57:47

Phật tử Nguyễn Bá Hội: Tin vào luật nhân quả, thay đổi từ việc thực hành sống xanh

Nhân vật 24/09/2024 13:49:56

Kình ngư “không chân” Nguyễn Hồng Lợi: Học cách chấp nhận để cuộc sống nhẹ nhàng hơn

Nhân vật 19/09/2024 14:45:37