Kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Ninh Bình chi tiết

16/11/2023 14:26:29 1004 lượt xem

Chùa Bái Đính – danh thắng tâm linh tại Ninh Bình là ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á và hành lang La Hán dài nhất.

Giới thiệu chùa Bái Đính – Ninh Bình

Chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình khoảng 18km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km. Ngôi chùa Bái Đính đạt nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam như: Nơi thờ tự tượng Phật dát vàng lớn nhất Châu Á, Hành lang La Hán dài nhất Châu Á, Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á và Tháp xá lợi Phật cao nhất Châu Á.

Núi Bái Đính có từ lâu đời gắn liền với nhiều giai thoại và huyền thoại về một vị Thiền sư danh tiếng của nước Nam – Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không, ngài chính là người đặt ra nền móng và xây dựng tượng Phật, khai mở miền đất Phật nơi đây. Chùa Bái Đính có từ năm 1136 do Thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập gồm các khu vực như: Giếng Ngọc, Động thờ Tổ sư, Động thờ Phật, Động thờ Mẫu và Ban thờ Thánh Cao Sơn,…

Giới thiệu chùa Bái Đính – Ninh Bình.

Năm 2003, dựa trên nền tảng ngôi chùa cổ, Doanh nghiệp Xuân Trường đã phát tâm xây dựng và trùng tu, mở rộng chùa với nhiều công trình tiêu biểu như: Cổng Tam Quan, Gác chuông, Điện Quán Thế Âm, Điện Tam Thế, Điện Giáo Chủ, Bảo Tháp, Bát Chánh Đạo và Hành lang La Hán, Hồ phóng sinh, Tháp Tứ Ân, khu Hồ Đàm Thị.

Năm 2014, Quần thể Danh thắng Tràng An bao gồm chùa Bái Đính được Ủy Ban Di sản Thế giới công nhận là Di sản Thế giới hỗn hợp đầu tiên tại Việt Nam về văn hóa và thiên nhiên.

Đặc biệt, tại đây cũng được đăng quang nhiều sự kiện Phật giáo quan trọng như: Đại lễ Vesak Liên hợp Quốc; Đại lễ cung nghinh tượng Phật ngọc hòa bình thế giới và Lễ cung nghinh Xá Lợi Phật từ Ấn Độ về chùa Bái Đính.

Quần thể Chùa Bái Đính – Ninh Bình ở đâu?

Như đã giới thiệu ở trên, chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27ha khu chùa Bái đính cổ và 80ha khu chùa Bái Đính mới. Nơi đây hàng năm đều vinh dự chào đón hàng vạn Phật tử về hành hương. 

Giá vé vào chùa Bái Đính Ninh Bình

Giá vé vào chùa Bái Đính Ninh Bình.

Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa đạt nhiều kỷ lục ở châu Á và Việt Nam. Ngôi chùa được thiên nhiên ưu ái cho không gian thanh tính, cổ kính giữa khung cảnh mênh mông của núi rừng và điểm nổi bật chính là kiến trúc uy nga nhưng mang đậm nét truyền thống văn hóa dân tộc. 

Người lớn: 

  • Vé tham quan: 50.000VNĐ/vé
  • Vé xe điện: 30.000VNĐ/vé

Trẻ em:

  • Vé tham quan: 50.000VNĐ/vé
  • Vé xe điện: 30.000VNĐ/vé

Khám phá quần thể chùa Bái Đính – Ninh Bình

Chùa Bái Đính Cổ Tự

Đền thờ Thánh Nguyễn

Đền thờ Thánh Nguyễn.

Trong quần thể chùa Bái Đính có ngôi đền với cấu trúc kiểu tiền nhất, hậu công. Nơi đây thờ Thiền sư – Danh y Nguyễn Minh Không để tượng nhớ và ghi tạc công ơn của ông người đã đặt nền móng xây dựng chùa thờ Phật và phát hiện ra hang động đẹp lộng lẫy. 

Ngoài ra, ông còn là một danh y nổi tiếng chữa bệnh cứu người. Đặc biệt, ông còn nghiên cứu và tìm hiểu nguồn gốc văn minh Đông Sơn thời Việt cổ nhằm mục đích khôi phục nghề đúc đồng truyền thống đã mai một. 

Hang Sáng, Động Tối

Hang Sáng, Động Tối.

Hang sáng, động tối sâu khoảng 25m, rộng 15m nhưng vẫn có đủ ánh sáng tự nhiên. Bên trong là nơi thờ Phật, đi đến cuối hang bạn có thể rẽ đến đền thờ thần Cao Sơn linh thiêng. Ở giữa còn có giếng nước tự nhiên giữ cho không khí thoáng mát. Tại đây thờ Mẫu và các vị tiên. 

Giếng Ngọc chùa Bái Đính – Ninh Bình

Giếng Ngọc chùa Bái Đính theo tương truyền, Thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước giếng này để sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và người dân. Từ trên cao nhìn xuống bạn sẽ thấy một mặt nước có màu xanh ngọc bích được bao quanh bởi hàng cây xanh giữa khuôn viên rộng lớn. 

Đền thờ thần Cao Sơn

Đền thờ thần Cao Sơn.

Đền thờ thần Cao Sơn được xây dựng ở thế lưng tựa núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía trước. Từ xưa, khi xây dựng kinh đô Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng đế đã xây dựng 3 ngồi đền thờ các vị thần trấn giữ 3 vòng thành và thần Cao Sơn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Tây. 

Vườn thuốc chùa Bái Đính

Vườn thuốc chùa Bái Đính có diện tích 4 ha, có nhiều loại thuốc quý như: Sinh địa, hoài sơn, ngũ da bì, đẳng sâm, sâm bồ, đơn xương,…

Theo người xưa kể lại nơi đây được đặt tên là Sinh Dược là vườn thuốc của Thiền sư Nguyễn Minh Không trồng thuốc chữa bệnh cho người dân. 

Sau này, có nhiều lương y tìm đến đây để tìm thuốc chữa bệnh cho người. 

Nhà Bia chùa Bái Đính Ninh Bình

Nhà Bia chùa Bái Đính có 55 gian, trên bia có ghi tên những người đã quyên góp xây dựng chùa. Khu vực này được chia thành ba phần là Tây, Đông và Nam, mỗi bên có 18 gian. Mỗi gian có một bia đá trên lưng rùa đá cao 2,9m và rộng 1,45m, dày 0,4m. Rùa đá có chiều ngang thân là 1,7m, dày 0,97m và 2,95m. Bia đá được đặt chính giữa trên bệ cao nhất có kích thước 6,9m, rộng 3,5m, dày 0,6m.

Khu vực Chùa Bái Đính mới

Tháp chuông chùa Bái Đính – Ninh Bình

Tháp Chuông là một trong những công trình ấn tượng tại chùa Bái Đính. Tháp Chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ với lối kiến trúc mô phỏng giống như tháp chuông xưa. 

Hành lang La Hán chùa Bái Đính – Ninh Bình

Hành lang La Hán chùa Bái Đính Ninh Bình.

Đã tới chùa Bái Đính địa điểm Hành lang La Hán chính là địa điểm ấn tượng không thể bỏ lỡ. Đây là công trình trưng bày các 500 vị La Hán bằng đã xanh nguyên khối nặng tới 4 tân, bao gồm 234 gian nối liền hai đầu Tam Quan. Toàn bộ hành lang La Hán dài đến 1052m.

Điện Tam Thế chùa Bái Đính – Ninh Bình

Lối lên Điện Tam thế chùa Bái Đính gồm 32 bậc đá, giữa hai lối lên còn làm một phù điêu đá hình vuông mỗi dài 10m, diện tích lên tới 100m2 được ghép bằng nhiều phiến đá có độ dày 0,2m. 

Điện Tam Thế chùa Bái Đính Ninh Bình.

Các góc mái Điện Tam thế đều có mái đao công lên như hình đuôi chim phượng khiến cho mái uốn lượn, hài hòa uyển chuyển như sóng nước, như con thuyền trôi trên nước, như hai cánh chim đang dang rộng để bay lên.

Tượng phật Di Lặc chùa Bái Đính – Ninh Bình

Ngoài thờ Phật dát vàng lớn nhất châu Á, tại chùa Bái Đính còn nổi tiếng khi sở hữu bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam nặng khoảng 80 tấn, cao 10m. Bức tượng này toạ lạc trên ngọn đồi cao. Nếu đứng tại vị trí này bạn có thể chiêm ngưỡng được toàn bộ cảnh chùa Bái Đính từ phía trên trông rất đồ sộ, hoành tráng. 

Tượng phật Di Lặc chùa Bái Đính Ninh Bình.

Bảo tháp chùa Bái Đính

Bảo tháp chùa Bái Đính sở hữu chiều cao 100m, 13 tầng có thang máy và 72 bậc leo. Với chiều cao này Bảo tháp được công nhận là bảo tháp cao nhất Đông Nam Á. Tầng cao nhất của Bảo tháp là nơi thờ xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ về năm 2008. Trần bảo tháp được thiết kế mang phong cách kiến trúc Ấn Độ huyền bí. Xung quanh bảo tháp được đặt hàng nghìn bức tượng nỏ, trên tường điêu khắc các hình tượng liên quan đến Phật pháp. Từ trên tầng thượng của bảo tháp, phóng tầm mắt có thể bao quát được trọn vẹn quần thể chùa Bái Đính.

Lễ hội chùa Bái Đính – Ninh Bình

Hàng năm tại chùa Bái Đính sẽ khai hội vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đây cũng là một trong những lễ hội lớn nhất tại miền Bắc những ngày đầu năm mới, buổi lễ mở đầu cho lễ hội hành hương về với vùng đất cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

Lễ hội chùa Bái Đính Ninh Bình.

Lễ hội gồm hai phần:

Phần lễ: Nghi thức thắp hương hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và Chầu Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ đến khu chùa mới để tiến hành phần hội. 

Phần hội: Những hoạt động mang tính chất văn hoá tâm linh như: Viết thư pháp, rước kiệu, các trò chơi dân gian, vãn cảnh chùa, thăm thú hang động, thưởng thức nghệ thuật hát Xẩm, Chèo, Ca trù đất Cố Đô, tổ chức những hoạt động nghệ thuật như triển lãm tranh ảnh văn hoá nghệ thuật giới thiệu về chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái Tràng An. Tại đây các chư Tăng Ni, du khách tham gia nghi lễ thả chim phóng sinh, cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước no ấm, phồn vinh.

Kinh nghiệm đi chùa Bái Đính

Tới chùa bằng cách nào?

Để tới chùa Bái Đính chúng ta có thể tham khảo một số phương tiện di chuyển như:

Đi bằng xe máy: Tiết kiệm chi phí chúng ta có thể chủ động di chuyển bằng xe máy tới Ninh Bình. Với cách này, bạn sẽ di chuyển theo Quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố sau đó đi theo biển chỉ dẫn đến Bái Đính.

Đi bằng xe khách: Xuất phát từ Hà Nội có thể bắt xe khách đi Hà Nội – Ninh Bình từ bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát. Giá vé dao động khoảng 70.000 – 80.000 VNĐ/người. Dừng chân tại bến xe Ninh Bình, tiếp tục bắt taxi hoặc xe bus khoảng 130.000 VNĐ/lượt đến chùa Bái Đính. 

Đi bằng tàu hoả: Với cách di chuyển này bạn sẽ xuất phát từ Ga Hà Nội về Ga Ninh Binh. Từ đây bạn có thể đi taxi hoặc xe bus tới chùa Bái Đính. Giá tàu dao động từ 70.000 – 120.000 VNĐ/người tuỳ vào hạng chỗ ngồi.

Tới chùa Bái Đính vào thời điểm nào đẹp nhất?

Thời điểm du lịch chùa Bái Đính thích hợp nhất từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch. Thời tiết lúc này dễ chịu, thoáng mát đây là lúc đẹp nhất để đi chùa Bái Đính. Ngoài chiêm bái và lễ Phật chúng ta có thể kết hợp tham quan khu du lịch Tràng An. 

Đi chùa Bái Đính cần chuẩn bị những gì?

Trước bất kỳ chuyến hành trình du lịch nào chúng ta cũng cần phải chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ. Đối với hành trình tham quan chùa Bái Đính bạn cần phải chuẩn bị một số vật dụng cần mang theo như:

Trang phục: Chùa Bái Đính thuộc quần thể Danh thắng Tràng An dù nằm trong khuôn viên du lịch nhưng chùa là nơi linh thiêng nên bạn cần chuẩn bị trang phục kín đáo, trang nghiêm và thoải mái. Không nên mặc đồ bó sát hay không thấm mồ hôi. Ngoài ra nơi đây nằm trên đồi cao, nhiệt độ thấp hơn so với đồng bằng nên cần chuẩn bị áo khoác mỏng hoặc chiếc áo gió để tránh bị cảm lạnh.

Giày, dép: Vì địa hình đồi cao, chủ yếu đi bộ, leo bậc thang nhiều để thuận tiện cho hành trình bạn nên mang giày thể thao, giày bệt thay vì đi giày cao gót sẽ khó di chuyển, đau chân và không thoải mái trong quá trình di chuyển. 

Áo mưa, ô: Nếu bạn đi vào mùa xuân, thời điểm này hay có mưa phùn cần phải sẵn sàng ô hoặc áo mưa trong balo để sử dụng.

Tiền và các loại giấy tờ: Tiền và giấy tờ tùy thân chính là những điều cần thiết trong mỗi chuyến đi. Bạn nên đem theo đầy đủ. 

Những vật dụng cần thiết khác: Điện thoại, máy ảnh, sạc dự phòng, đồ ăn nhẹ và nước uống. 

Khách sạn Bái Đính

Khách sạn Bái Đính.

Khách sạn Bái Đính là một địa điểm nghỉ dưỡng đáng để trải nghiệm. Chỉ cách thành phố Ninh Bình khoảng 15km và toạ lạc trong khuôn viên của chùa Bái Đính. Ngoài đến đây chiêm bái cảnh núi rừng, lễ Phật, thăm quan hang động thì đây là nơi trải nghiệm nghỉ dưỡng trong chùa ấn tượng. Khách sạn như một viên ngọc quý giữa rừng thiên nhiên núi rừng bạt ngàn, hùng vĩ. 

Khách sạn thiết kế hài hòa giữa kiến trúc chùa chiền với kiến trúc hiện đại tạo cảm giác mới lạ. Nội thất, trang trí đều được làm bằng gỗ với tông màu tối tạo không khí sang trọng, độc đáo. Nhờ vậy là Khách sạn Bái Đính thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. 

Địa chỉ: Chùa Bái Đính, Xã Gia Sinh, Huyện Gia Viên, Ninh Bình

Số điện thoại: 0229.3868.789 – 0912.096.116

Những điều có thể bạn chưa biết về chùa Bái Đính

Diện tích chùa Bái Đính rộng bao nhiêu?

Chùa Bái Đính với tổng diện tích lên tới 539 ha (chùa cổ là 27 ha, quần thể chùa mới là 80 ha).

Chùa Bái Đính có cáp treo không?

Hiện tại ở chùa Bái Đính vẫn chưa có hệ thống cáp treo.

Chùa Bái Đính của ai?ai xây chùa bái đính Chùa xây hết bao nhiêu tiền?

Ông Nguyễn Văn Trường (hay còn gọi là Xuân Trường) SN 1963, ngụ Ninh Bình là chủ đầu tư Khu Du lịch Tràng An – Chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư với tổng số vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng. 

Ăn chay tại chùa Bái Đính – Ninh Bình

Đến tham quan chùa Bái Đính điều mà chúng ta không thể bỏ lỡ chính là thưởng thức những món ăn chay hấp dẫn tại đâu. Bạn có thể lên Điện Tam Thế để thưởng thức ẩm thực chay. 3 món chay cực ngon tại chùa Bái Đính được nhiều du khách và Phật tử lựa chọn chính là: Rau củ kho chay, canh chùa mì căn vò viên, bánh bột lọc lá chuối. 

Ngoài ra, du khách có thể tự chuẩn bị đồ ăn cho mình trước bởi trong chùa có rất nhiều điểm nghỉ ngơi bạn có thể tranh thủ dừng chân để sử dụng để ăn trưa. 

Hình ảnh chùa Bái Đính về đêm

Một trải nghiệm đặc biệt hơn khi tới chùa Bái Đính, khi về đêm chùa Bái Đính chìm trong sự yên bình, tĩnh lặng. Mặt trời vừa lặn, cả không gian nơi đây như bừng sáng rực rỡ khiến cho quần thể Phật giáo giữ nhiều kỷ lục của Việt Nam hiện lên lung linh, huyền ảo, uy nghĩ trong ánh đèn vàng.

Cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của chùa Bái Đính về đêm ngay tại đây nhé:

Trên đây là tổng hợp đầy đủ kinh nghiệm du lịch chùa Bái Đính Ninh Bình từ A đến Z. Hãy ghi chép lại để khiến chuyến đi của bạn, gia đình và bạn bè thêm phần vui vẻ và ý nghĩa nhé.

31 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định

Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17

Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật

Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”

Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36

Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ

Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22

Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”

Du lịch chùa 30/07/2024 16:48:58