La Hầu La: Sự ra đời, chứng thành quả đắc đạo

29/03/2024 15:01:42 169 lượt xem

La Hầu La là con trai của thái tử Tất Đạt Đa – Đức Phật trước khi xuất gia thời bấy giờ. Tuy là con trai Đức Phật nhưng quá trình ra đời, đắc đạo của Ngài có nhiều điều bí ẩn. Chúng ta cùng khám phá về lịch sử La Hầu La qua nội dung bài viết dưới đây.

Sự ra đời của La Hầu La như thế nào?

Theo chuyện kể lại thì La Hầu La là người con trai ruột của Đức Phật trước khi Ngài xuất gia. Từ xa xưa Đức Phật là thái tử Tất Đạt Đa được chỉ định kế thừa vương vị của đất nước. Tuy nhiên, Ngài đã quyết định xuất gia, phù độ chúng sinh nhưng không được vua cha chấp nhận. Vua cha chỉ cho phép thái tử xuất gia khi chàng có con trai đích tôn. 

Chính điều này mà Thái tử Tất Đạt Đa cưới công chúa Da – du – đà – la và sinh ra con trai La Hầu La. Khi con trai La Hầu La ra đời thì Thái tử rất vui vẻ bởi Ngài đã có thể hoàn thành tâm nguyện đi theo lý tưởng cao cả. Trước khi ra đi, Ngài nhìn vợ và con trai 7 ngày tuổi lần cuối và leo lên lưng mã để tìm con đường riêng. La Hầu La có cuộc sống giàu có, hạnh phúc trong hoàng cung.

la hầu la (2)

Ý nghĩa tên La Hầu La là gì?

Truyền thuyết kể lại tên La Hầu La đã được Đức Phật đặt cho con trai với ý nghĩa “sự ràng buộc.” Đứa con La Hầu La sinh ra vừa là thỏa ước nguyện của vua cha, vừa ràng buộc trách nhiệm với Thái tử Tất Đạt Đa. Đây cũng là sợi dây ràng buộc tình cảm của Đức Phật với trần bụi luân hồi tử sinh.

Tình cảm ruột thịt thiêng liêng làm cho Tất Đạt Đa luôn canh cánh nỗi đau khi bế La Hầu La trên tay. Bởi Ngài hiểu La Hầu La cùng mẫu thân phải trải qua sự cô đơn, hi sinh tình cảm người cha khi Ngài theo đuổi con đường này.  

Đặc biệt, ngoài ý nghĩa tên gọi thì cách Đức Phật nuôi dạy La Hầu La là tấm gương sáng cho mọi người. Đứa con được Ngài dạy cần luôn trung thực và từ bi, không thiên vị, hướng về Thiền hành để khai mở trí tuệ. Chính vì thế mà La Hầu La từ một cậu bé nghịch ngợm đã trở thành vị Phật tuệ trí, bác ái. 

la hầu la

La Hầu La đi theo con đường Phật giáo và chứng thánh quả

La Hầu La từ nhỏ sống trong nhung lụa nhưng vẫn có một nỗi buồn vì chưa gặp được cha. Năm 10 tuổi, La Hầu La gặp lại Đức Phật nhưng người cha đã là vị Thánh uy nghiêm mà không có thể gần gũi như cha con bình thường. Lúc này, Đức Phật chua xót nhìn về con trai mình. La Hầu La đã quyết tâm đi theo con đường của cha để trở thành vị tu chứng trẻ tuổi khi tròn 20.

La Hầu La là một trong những tôn giả thông minh, khéo léo với tinh tấn tu hành kiên định. Ngài có sự trưởng thành về đạo đức, trí tuệ đã làm cho Đức Phật cảm thấy hài lòng và cho phép được thọ giới tỳ kheo. Với tuổi đời khá trẻ nhưng La Hầu La đạo mạo giống người lão thành. 

la hầu la (3)

Ngài thường xuyên dùng thời gian để dụng công tu tập một cách cần mẫn, chuyên tâm. Tuy nhiên, La Hầu La vẫn chưa khai ngộ được bởi Ngài chưa quên được cái vinh dự lớn hay còn gọi là tự ngã. Có nghĩa, Ngài có xuất thân cháu vua Tịnh Phạn, là con Đức Phật nên nhận được nhiều khen ngợi. Chính vì thường xuyên nghe  những lời khen tặng nên vị tu hành dễ động tâm.  

Tuy La Hầu La chưa khai ngộ nhưng Đức Phật vẫn tin tưởng vào đức độ của con trai và chờ đợi. Đức Phật dạy La Hầu La nên cùng bạn bè đàm luận về đạo lý ngũ uẩn hòa hợp, có tư duy về ngã mạn, vô ngã, vô pháp.

la hầu la (4)

Sau khi La Hầu La nghe được Đức Phật dạy thế gian đều khởi quán vô thường và không nên chấp trước thì thấy tâm sáng tỏ. Ông đã dừng việc khất thực và ngồi kiết già tại tịnh xá để suy nghĩ. Tôn giả vào sâu trong thiền định và đã khai ngộ ngay hôm ấy.

Cuối cùng, Đức Phật nhận định rằng tỳ kheo La Hầu La là Mật hạnh đệ nhất. Từ “mật hạnh” ở đây có nghĩa trong ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh thì Ngài đều có thể làm hết.

Tôn giả La Hầu La là đệ nhất Mật Hạnh bảo hộ Tăng Đoàn  

Hằng ngày, Thế Tôn tọa Thiền và khi trở về thì đồ ăn đã được La Hầu La chuẩn bị trên phiến đá. Khi Thế Tôn rời đi, Ngài La Hầu La dặn dò các thám tử quét dọn chỗ nằm nghỉ, thay thảm cỏ mới ở chỗ ngồi của Người. Tôn giả luôn dõi các công việc xung quanh Thế Tôn với lòng kính thương vô cùng. Mật hạnh của La Hầu La chính là công hạnh hướng nội và dùng im lặng để giáo hóa chúng sinh. 

la hầu la (5)

Trên đây là những chia sẻ về cuộc đời ngài La Hầu La – người con Đức Phật với những điều bí ẩn. Ngài chứng thánh quả khi tuổi đời khá trẻ 20 tuổi đã khiến cho chúng ta lấy làm gương sáng noi theo. Nỗ lực tu hành, kiên định với con đường mình đi sẽ đem đến cho bạn cuộc sống hạnh phúc, bình an.

22 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

GS. TSKH NGND Vũ Minh Giang: Thấm nhuần lý tưởng Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Nhân vật 05/09/2024 13:44:16

Đại uý Thái Ngô Hiếu: Vượt qua mọi nỗi sợ, sẵn sàng lao vào nguy hiểm cứu người

Nhân vật 05/09/2024 13:38:21

GS. TS Khoa học Vũ Minh Giang: Phật giáo giúp tôi sống thanh thản

Nhân vật 29/08/2024 13:57:55

Trung tá Nguyễn Chí Thành: Lấy nỗi ám ảnh trong cuộc đời làm động lực cứu người

Phật pháp ứng dụng 24/08/2024 09:56:50

Trung tá Nguyễn Chí Thành: Lấy nỗi ám ảnh trong cuộc đời làm động lực cứu người

Phật pháp ứng dụng 24-08-2024 09:56:50

Từ một cậu bé chứng kiến bao nhiêu hoàn cảnh đuối nước thương tâm diễn ra ngay trong cuộc sống và ngay trong chính gia đình người thân của mình nên anh đã thôi thúc trong lòng được theo nghề cứu hộ, cứu nạn giúp đỡ những người gặp nạn về với gia đình và vượt qua nguy hiểm.
5431 lượt xem 0 Bình luận

Trung tá Nguyễn Chí Thành: Khi lao vào lửa thì không còn thời gian để sợ

Nhân vật 20/08/2024 15:56:48