Làm sao để chế ngự tâm sân hận?

25/11/2023 11:55:22 585 lượt xem

“Một ngon lửa sân thiêu đốt cả rừng công đức” – Dù là dưới hình thức nào, sân hận cũng cần được nhận diện và chế ngự để không tạo nên mầm mống có thể bung tỏa khi gặp cơ hội.  Vậy làm sao để chế ngự cơn nóng giận? Mời Quý khán giả lắng nghe chia sẻ của Đại đức Thích Thiện Xuân trong bài viết dưới đây.

Dưới nhãn quan nhà Phật, nóng giận là một trong ba thành tố tạo nên tam độc “tham – sân – si”. Dù là dưới hình thức nào, sân hận cũng cần được nhận diện và chế ngự để không tạo nên mầm mống có thể bung tỏa khi gặp cơ hội. 

Đại đức Thích Thiện Xuân chia sẻ trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 76: “Một ngon lửa sân thiêu đốt cả rừng công đức”. 

Có nhiều loại nóng giận, chúng ta ai cũng từng có lúc nóng giận có mục đích và nóng giận vô cớ. Điều quan trọng không phải là không bao giờ nóng giận, mà là khi sự sân hận xuất hiện, ta kiềm chế và chuyển hoá nó như thế nào. Khi biết cách chế ngự cơn nóng giận, cuộc sống của ta chắc chắn sẽ bình an hơn.

Sân hận không những làm tổn thương người khác, làm xấu đi hình ảnh của bản thân mà còn có thể gây ra hàng loạt tác hại đối với sức khỏe. Mỗi khi tức giận, chúng ta đã tự gây ra một trận “động đất” cho cơ thể, trong đó có những tác động ngay lập tức, thiệt hại vô cùng to lớn và không thể phục hồi. Có rất nhiều cơ chế mà qua đó sự giận dữ thường xuyên có thể ảnh hưởng, thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe, bao gồm béo phì, đau nửa đầu, trầm cảm, lo âu, khó ngủ, cao huyết áp và đột quỵ, giảm chất lượng của các mối quan hệ, tăng khả năng bạo hành người khác… 

Giận dữ là một cảm xúc phổ biến, có thể giải tỏa những tích tụ trong lòng, khiến bản thân đạt tới sự thỏa mãn tức thời. Thế nhưng, nếu không biết cách kiểm soát cơn nóng giận thì chính chúng ta trở thành người bệnh ngày càng suy yếu cả về sức khỏe và tinh thần.

Vậy làm sao để kiểm soát sự nóng giận?

Muốn làm được điều đó, chúng ta phải có cái sự yêu thương. Chỉ khi yêu thương biến thành lòng từ bi, ta mới thắng được sân hận. Phương pháp tốt nhất là mỗi khi giận ai, ta bắt chéo chân ngồi thiền và hít thở để nhận diện được dòng cảm xúc bên trong. Khi nhận diện được nỗi khổ, niềm đau, ta sẽ chuyển hoá được chúng thành những cảm xúc tốt đẹp. Ta còn có thể biết ơn người chọc giận mình, bởi nhờ vậy ta mới có cơ hội soi chiếu những cái chưa tốt, cái còn đang tổn thương bên trong mình. 

Mời Quý khán giả lắng nghe đầy đủ chia sẻ của Đại đức Thích Thiện Xuân về chủ đề “Làm sao để chế ngự sự nóng giận” trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 76:

Chương trình Dưới Bóng Bồ Đề chia sẻ nét đẹp về giá trị cuộc sống, văn hóa, Phật giáo. Mỗi tập, quý khán giả sẽ được khám phá những thông tin thú vị trong cuộc sống để từ đó đúc kết ra nhiều bài học giá trị đạo đức mang tính nhân văn. Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 7 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube Phật Giáo Căn Bản.

28 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?

Ứng dụng 05/10/2024 10:29:34

Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?

Ứng dụng 04/10/2024 09:18:00

Đội trưởng Đội lái xe cứu thương 0 đồng và tâm nguyện làm từ thiện

Nhân vật 03/10/2024 11:24:41

Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng

Ứng dụng 03/10/2024 08:30:32

Người đàn ông ăn chay trường từ nhỏ, ‘mê’ làm từ thiện

Nhân vật 02/10/2024 11:22:01