Làm sao để không mắc bẫy “mê tín”?
Đều là niềm tin, nhưng nếu không cảnh giác mà vượt qua ranh giới mỏng manh, chánh tín của ta rất dễ trở thành mê tín.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà thuật ngữ thế giới gọi là VUCA – tức là đầy biến động, bất định, mơ hồ và phức tạp. Đối diện với một thế giới như vậy, cũng đã trải qua những giai đoạn tăm tối của cuộc đời, con người không tránh khỏi việc ngày càng trở nên mong manh và bất an hơn.
Đối với những ai có duyên tu tập, họ có niềm tin mạnh mẽ vào chính tín, hay còn gọi là chánh tín. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ tỉnh táo và hiểu biết để giữ vững chánh tín của mình. Đều xuất phát từ gốc niềm tin, nhiều người không phân biệt được chánh tín và mê tín, dẫn đến tình trạng không biết bản thân đã nghiêng sang mê tín lúc nào không hay.
Chánh tín, theo nghĩa Hán Việt là thực hành những niềm tin chân chính. Trong khi đó, mê tín lại xuất phát từ những niềm tin sai lệch, dẫn đến những hành động sai lệch với bản thân, gia đình và xã hội. Ranh giới giữa 2 khái niệm này rất mong manh, thực hành chánh tín thái quá cũng có thể đẩy con người sang mê tín.
Vậy, làm sao để biết đâu là chánh tín thái quá, đâu là biên giới giữa chánh tín – mê tín mà ta không nên vượt qua?
Theo Đại đức Thích Thanh Phú – Trưởng ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, ta cần phân biệt rõ đâu là hành động xuất phát từ văn hoá tín ngưỡng chân chính của người Việt, đâu là những hành động biến tướng, lợi dụng niềm tin.
Ví dụ, trong văn hóa vùng Bắc Bộ, ta đến các ngôi đền, đình, miếu, phủ để thực hành lễ nghi, cúng bái tri ân các bậc có công. Ta cũng thực hiện pháp tín ngưỡng Tam phủ thông qua hầu đồng để tái hiện hình ảnh đẹp của các bậc có công đó. Những thực hành chánh tín này sẽ biến thành mê tín, nếu như người tham gia dựa vào những lời “thánh truyền” để bồi đắp thêm niềm tin mù quáng, không có căn cứ. Ví dụ như tin rằng thánh phán gì thì ta buộc phải làm việc đó, nếu không sẽ gặp nạn.
Hay như khi có bệnh hiểm nghèo, bên cạnh việc chạy chữa bằng y học hiện đại, ta có thể lựa chọn đi chùa, nghe/đọc/chép kinh để tâm hồn thêm thanh tịnh, lạc quan, hỗ trợ vượt qua bệnh tật. Đó là chánh tín. Còn nếu tin vào những điều mê tín như “uống nước khỏi bệnh”, “hình nhân thế mạng”…ta sẽ vừa không cải thiện được bệnh tật, vừa “tiền mất tật mang”.
Hiện nay, nhiều kẻ xấu lợi dụng niềm tin bằng những hình thức rất tinh vi, khiến nhiều người không nhận ra mình là nạn nhân của niềm tin mê tín. Để hiểu rõ hơn về chánh tín – mê tín, từ đó tránh xa cạm bẫy của những niềm tin sai lầm, mời Quý khán giả lắng nghe đầy đủ chia sẻ của Đại đức Thích Thanh Phú trong chương trình Dưới Bóng Bồ Đề số 118:
Chương trình “Dưới Bóng Bồ Đề” chia sẻ nét đẹp về giá trị cuộc sống, văn hóa, Phật giáo. Mỗi tập, quý khán giả sẽ được khám phá những thông tin thú vị trong cuộc sống để từ đó đúc kết ra nhiều bài học giá trị đạo đức mang tính nhân văn. Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 7 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube Phật Giáo Căn Bản.
Tin liên quan
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06
Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo
Ứng dụng 16-11-2024 10:43:06
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19
Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024
Phật pháp ứng dụng 14-11-2024 14:42:19
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23/10/2024 13:45:13
Phật dạy về 10 điều chớ vội tin
Ứng dụng 23-10-2024 13:45:13
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43
Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng
Ứng dụng 16-10-2024 15:35:43
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12
Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12
26 lượt thích 0 bình luận