Lần đầu đi chùa nên làm gì? 6 nguyên tắc bạn cần biết

22/09/2023 14:23:28 1662 lượt xem

Đi chùa là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời và nhiều ý nghĩa tâm linh của người dân Việt Nam. Vậy đi chùa nên làm gì? Cần tuân thủ những nguyên tắc nào khi đi chùa? Bài viết dưới đây giúp bạn có thêm những kinh nghiệm về các điều cần tuân thủ khi đi chùa để tránh bất kính với bề trên.

Trang phục trang nghiêm

Đi chùa nên làm gì? Khi vào chùa chúng ta nên mặc quần áo dài, kín cổ, lịch sự, trang nhã, màu sắc nhã nhặn. Hạn chế mặc áo ngắn tay, áo sát nách, quần short, váy ngắn hay quần áo màu sắc sặc sỡ… Đối với Phật tử cần phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật ở trong chùa. Tốt nhất chúng ta nên chọn trang phục có màu nâu và lam giống loại áo tràng các Phật tử thường mặc đi lễ chùa.

Lần đầu đi chùa nên làm gì_ 6 nguyên tắc bạn cần biết

Lễ vật 

Đi chùa làm gì? Chuẩn bị lễ vật phù hợp là điều quan trọng chúng ta cần tuân thủ khi đi chùa. Trong đó, khi đến dâng hương ở chùa thì bạn nên sắm lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, xôi, chè…

Lưu ý không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện như chính điện. Bạn có thể sắm sửa lễ mặn ở khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu. Ngoài ra, trong lễ vật dâng cúng Phật tại chùa cũng không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ. Tiền thật nên bỏ vào hòm công đức mà không để lung tung trên bàn thờ.

Lần đầu đi chùa nên làm gì_ 6 nguyên tắc bạn cần biết (2)

Bên cạnh đó, bạn nên chọn hoa tươi lễ Phật như hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt như ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện… trước ngày đi chùa 1 ngày.

Cách hành lễ

Thực hiện hành lễ khi đi chùa với các bước cơ bản như sau: 

  • Bước 1: Đặt lễ vật lên bàn thờ Đức Ông, thắp hương và làm lễ ở ban thờ này trước.
  • Bước 2: Sau đó sẽ đặt lễ lên hương án chính điện, thắp đèn nhang và thực hiện làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
  • Bước 3: Tiếp đến, bạn đi thắp hương ở những ban thờ khác nhau của nhà bái đường. Nếu chùa có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì cần đến đó đặt lễ, dâng hương cầu nguyện.
  • Bước 4: Cuối cùng sẽ tiến hành lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
  • Bước 5: Cuối buổi lễ, thực hiện lễ tạ để hạ lễ thì bạn hãy đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách của ngôi chùa để thăm hỏi vị sư, tăng trụ trì.

Việc làm lễ cầu tới cửa Phật nhằm xin Phật phù hộ an bình, che chở và bảo vệ chúng ta trong cuộc đời. Lưu ý khi hành lễ bạn không nên quỳ phía sau người đang đứng thắp hương hay không bước qua mặt người đang quỳ lạy. Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng bàn thờ mà cần đứng chếch một bên.  

Lần đầu đi chùa nên làm gì_ 6 nguyên tắc bạn cần biết (3)

Cầu nguyện

Cầu nguyện chính là biểu hiện lòng nhớ ơn, đền ơn đối với bề trên. Theo quan niệm Phật giáo, Đức Phật chỉ phù hộ sự an bình, che chở cho con Phật mà không phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Do đó, khi vào chùa chúng ta chỉ nên cầu xin được Phật che chở, bảo vệ. Còn khi vào đình, đền bạn có thể cầu xin sự may mắn trong công việc, tiền tài, sự nghiệp, tình cảm…

Lần đầu đi chùa nên làm gì_ 6 nguyên tắc bạn cần biết (4)

Nguyên tắc ra vào, di chuyển

Lần đầu đi chùa nên làm gì? Chúng ta cần ghi nhớ nguyên tắc ra vào hay di chuyển trong chùa để tránh đắc tội. Cụ thể khi đi qua cổng tam quan vào chùa thì chúng ta nên đi vào cửa Giả quan bên phải và đi ra bằng cửa Không quan bên trái. Sau khi lễ xong thì du khách có thể gặp sư trụ trì để được thỉnh giáo về đạo Phật.

Lần đầu đi chùa nên làm gì_ 6 nguyên tắc bạn cần biết (5)

Nguyên tắc xưng hô với Tăng Ni 

Khi đi chùa, cách xưng hô với các Tăng Ni cũng rất quan trọng. Đối với nhà sư thì bạn xưng là “A Di Đà Phật, bạch thầy”… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy chính là cách tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni. Nếu nhà sư là thầy hướng dẫn mình tu tập thì cần gọi là thầy bởi còn mang nghĩa thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi với nhà sư thì chúng ta đều cần chắp tay hình búp sen.

Lần đầu đi chùa nên làm gì_ 6 nguyên tắc bạn cần biết (6)

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi đi chùa nên làm gì. Việc tuân thủ các nguyên tắc đi chùa sẽ giúp chúng ta không đắc tội với bề trên, nhận được sự che chở, bảo bọc của Đức Phật.

65 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Chánh niệm khi bận rộn

Ứng dụng 24/02/2025 09:49:59

Chánh niệm khi bận rộn

Ứng dụng 24-02-2025 09:49:59

Chánh niệm khi bận rộn, nói rõ là giữ chánh niệm trong tất cả mọi sinh hoạt xã hội, chủ yếu nhắm vào việc làm của các Bồ-tát. Vì Đức Phật muốn dạy các Bồ-tát, nên Ngài bảo rằng Phật hiện thân trên cuộc đời, vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc cho chư Thiên và loài người. Để làm an lạc cho số đông, đương nhiên phải gần gũi mọi người.
602 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng

Ứng dụng 10/02/2025 10:02:52

Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng

Ứng dụng 10-02-2025 10:02:52

Nghi thức tụng Chú Đại Bi mang đến nhiều lợi ích cho chúng sanh nên được nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, cách trì Chú Đại Bi tại nhà như thế nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mọi người biết cách đọc Chú Đại Bi chính xác nhất. 
7389 lượt xem 0 Bình luận

Đức Phật dành trọn 7 ngày tri ân cây Bồ Đề và bài học về lòng biết ơn

Ứng dụng 15/01/2025 10:54:23

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo

Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024

Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19

Văn phòng Hà Nội

Chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Xem bản đồ

Văn phòng Hồ Chí Minh

Chùa Vĩnh Nghiêm, số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Xem bản đồ

Đơn vị sản xuất: Công ty Cổ Phần Viễn Thông, Truyền Thông và Giáo Dục Trúc Lâm
Mã số thuế: 0108997358

® Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Ghi rõ nguồn bchannel.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.