Ngẫm lời Phật dạy về chữ nhẫn sâu sắc trong cuộc sống

14/06/2023 08:00:28 1112 lượt xem

Giữa cuộc sống bộn bề những lo toan, vất vả và nhiều áp lực lớn thì việc hiểu rõ những lời Phật dạy nhẫn sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua khó khăn. Từ đó bạn có thêm nhiều động lực cho cuộc sống của mình, tạo ra niềm vui và ý nghĩa. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa sâu sắc của chữ nhẫn qua nội dung dưới đây.

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn 

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống khiến bạn cảm thấy bực bội, khó chịu. Việc không biết cách hóa giải, nhẫn nhịn sẽ khiến bạn có những hành động tiêu cực, tạo nghiệp chẳng lành. 

lời phật dạy nhẫn (2)

Theo lời Phật dạy về chữ nhẫn, Đạo Phật coi trọng cái Tâm, trong đó chữ nhẫn giúp cái Tâm của mỗi người trọn vẹn hơn. Mỗi người chúng ta cần nên bao dung đối với kẻ đã làm tổn thương người khác để nhận lại sự thoải mái trong tâm hồn. Nhẫn trong đạo Phật mang ý nghĩa yêu thương cả người gây hại cho mình, chấp nhận pháp vô thường.

Cụ thể một số lời Phật dạy nhẫn như sau: 

“Nhịn được cái tức một lúc, tránh được cái lo trăm ngày.

Muốn hoà thuận trên dưới, nhẫn nhịn đứng hàng đầu.

Cái gốc trăm nết, nhẫn nhịn là cao.

Cha con nhẫn nhịn nhau, vẹn toàn đạo lý.

Vợ chồng nhẫn nhịn nhau, con cái khỏi bơ vơ.

Anh em nhẫn nhịn nhau, trong nhà thường êm ấm.

Bạn bè nhẫn nhịn nhau, tình nghĩa chẳng phai mờ.

Tự mình nhẫn nhịn trước, ai ai cũng mến yêu.

Người mà chưa biết nhẫn, chưa phải là người hay!”

Trong nội dung lời Phật dạy về chữ nhẫn có ý nghĩa là trong lúc gặp khó khăn nếu bạn biết nhẫn sẽ có thể bình tĩnh để đưa ra quyết định đúng đắn. Khi không biết nhẫn nhịn thì bạn dễ rước họa vào thân, dễ buông ra những lời cay đắng hay quyết định sai lầm. Việc nhẫn nhịn sẽ giúp gia đình yên ấm, vợ chồng hạnh phúc, tình cảm bạn bè không phai nhạt. 

lời phật dạy nhẫn

Ý nghĩa của chữ Nhẫn 

Chữ Nhẫn mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống, trong mối quan hệ bạn bè, vợ chồng. Theo như lời Phật dạy về chữ nhẫn, đây là cách ứng xử giúp bạn nhận được nhiều lợi ích. Mỗi mối quan hệ khác nhau thì chữ nhẫn sẽ mang những hàm ý riêng biệt dưới đây.

Nhẫn trong vợ chồng

Trong nền văn minh Đông Á, “ nhẫn” trở thành quy tắc ứng xử từ gia đình đến xã hội. Người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn nhau để giữ được thuận hòa trong gia đình. Bởi vậy mà nhẫn có một ý nghĩa, vị trí quan trọng trong nếp sống của người Việt.  

lời phật dạy nhẫn (3)

Nhiều trường hợp các cặp vợ chồng sau một thời gian ngắn chung sống đã “tan đàn xẻ nghé”. Phần nhiều là vì thiếu chữ “Nhẫn” khi ứng xử với nhau trong cuộc sống hôn nhân gia đình.

Nhẫn ở đây không phải là nhục, không phải là cam chịu, luồn cúi, hạ thấp mình. Mà chữ Nhẫn ở trong hôn nhân chính là “vì nhau” mà sống, hành động. Bởi hôn nhân không chỉ đơn giản là màu hồng mà cả hai cần có nhiều hy sinh, tha thứ.

Việc bỏ qua những giận hờn vụn vặt, nhỏ nhặt sẽ là cách hiệu quả để bạn bảo vệ hạnh phúc của mình. Nhờ có sự kiên nhẫn, độ lượng mà mỗi người sẽ bớt được cái tính nóng nảy gây căng thẳng trong quan hệ vợ chồng. 

Nhẫn trong bạn bè

Theo lời Phật dạy về chữ nhẫn: mối quan hệ bạn bè cần có sự nhẫn nhịn, bỏ qua cho nhau. Bởi có những lúc bạn của mình sẽ có những lời nói khó nghe hay những lỗi sai làm ảnh hưởng đến mình. 

Tuy nhiên bạn hãy luôn vui vẻ, không buồn giận, bỏ qua hết lỗi lầm để cùng nhau chính là nhẫn với người khác.

lời phật dạy nhẫn (4)

Sự nhẫn nhịn trong mối quan hệ bạn bè rất quan trọng, nếu không giữ bình tĩnh trong các cuộc tranh luận thì rất dễ xảy ra các xung đột. Lý do bởi việc giận dữ sẽ che lấp hết mọi yêu thương, gắn bó của mọi người. Tình cảm bạn bè sẽ ngày càng gắn bó, keo sơn với nhau khi cả hai học được chữ nhẫn.

Có thể có những lúc cả hai hờn giận, trách cứ nhau vì những lý do nào đó. Nhưng xét cho cùng, bạn bè chính là mối quan hệ bình đẳng, giúp đỡ nhau lúc khó khăn và cùng nhau chia sẻ những niềm vui. 

Nhẫn trong tình huống cuộc sống

Nhẫn là đức tính đẹp, thể hiện sự tự chủ của mỗi người trước nhiều khó khăn, áp lực của cuộc sống. Đặc biệt, khi bạn không làm chủ được bản thân khiến cơn nóng giận bộc phát còn gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội. Do đó bạn phải hết sức bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra quyết định nào đó.

Theo như lời Phật dạy nhẫn thì nhẫn nại đem đến cho chúng ta nhiều cơ hội. Bởi khi bạn hành động nóng vội thường dễ thất bại bởi những tính toán sai lầm. Nếu nhẫn nại sẽ giúp bạn có thể vượt qua nhiều thử thách trong cuộc sống. Trong công việc, bạn cần phải làm việc cẩn thận và kiên nhẫn, tránh cẩu thả cho xong việc.  

lời phật dạy nhẫn (5)

Trong xã hội, khi bạn làm đúng theo ý nghĩa của chữ nhẫn sẽ được mọi người xung quanh yêu mến. Bởi sẽ luôn ᴄó những điều ᴠụn ᴠặt хảу ra gâу nên khúᴄ mắᴄ lớn làm ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ. Chính vì thế bạn hãy học chữ nhẫn, đây là nghệ thuật đối nhân хử thế khá hữu ích. 

Nhẫn nhịn ᴄòn ᴄó ѕự rèn luуện, sự ѕắp хếp ᴠà ѕuу tính để nhận biết thời điểm nào nên im lặng hay nên nói. Nhẫn nhịn ᴄũng ᴄhính là đứᴄ tính cần có để đạt đượᴄ những thành ᴄông to lớn trong sự nghiệp, xã hội. 

Phương pháp tu Nhẫn 

Như trên chúng ta đã biết theo lời Phật dạy nhẫn thì sự nhẫn nhịn mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Để có thể tu chữ nhẫn đòi hỏi bạn có sự kiên trì, áp dụng phương pháp đúng. Cụ thể một số các phương pháp giúp bạn tu chữ nhẫn hiệu quả như sau:

Niệm Phật để tu chữ nhẫn

Khi bạn nhất tâm niệm Phật thường ngày, đều đặn sẽ mang đến sự tập trung vào chánh pháp. Từ đó bạn có thể lắng nghe những lời Phật dạy nhẫn để có thể thấu hiểu, vận dụng đúng.

lời phật dạy nhẫn (6)

Quán tưởng

Trong cuộc sống mọi sự việc sẽ đều có mặt tốt và mặt xấu khác nhau song hành. Trong phương pháp tu nhẫn, khi gặp cảnh thì bạn sẽ chia làm hai phần, cái tốt thì giữ cái tốt để giao lưu còn phần xấu thì mình quán tưởng. Bởi đây là nghiệp của họ nên mình không nên hơn thua, ngoài ra cần quán xem trong sự việc này có lỗi của mình hay không.

lời phật dạy nhẫn (7)

Không cố chấp

Mỗi người sẽ có cách hành xử, nói năng khác nhau và bạn sẽ không thể cố chấp thay đổi được họ. Bởi khi người nào đó có trình độ nghiệp lực như vậy thì họ sẽ ăn nói và hành động tương ứng. Nếu bạn gặp phải người như vậy trong cuộc sống thì đừng nên cố chấp ghét bỏ hay thù hận họ. Bạn hãy cho rằng mình là người gặp phải nghiệp và thực hiện tụng kinh, từ thiện hay việc gì đó có ích hơn.

Nuôi dưỡng từ bi, quyết tâm hành trì

Bạn nhận thấy ai đó có hành động không tốt với người khác, với chính mình thì hãy khởi lòng thương họ. Bạn cần nuôi dưỡng lòng từ bi, quyết tâm hành trì bởi những người đó đang tạo nhân ác, quả sẽ đau khổ  vô cùng. 

Những lời Phật dạy nhẫn rất bổ ích và quý giá đối với mỗi người trong cuộc sống và các mối quan hệ. Việc tu chữ nhẫn là rất cần thiết và bạn cần áp dụng thường xuyên để nhận lấy niềm vui, sự an bình trong tâm hồn.

37 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Tình cảm thầy trò theo góc độ Phật giáo

Ứng dụng 31/05/2024 10:35:09

Tình cảm thầy trò theo góc độ Phật giáo

Ứng dụng 31-05-2024 10:35:09

Giáo dục trong Phật giáo nhằm hướng dẫn và rèn luyện con người đạt tới sự hoàn thiện về đạo đức, thiền định và trí tuệ. Vậy, quan điểm về mối quan hệ thầy trò trong Phật giáo ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1699 lượt xem 0 Bình luận

Con có đang hạnh phúc không?

Ứng dụng 02/05/2024 16:12:27

Con có đang hạnh phúc không?

Ứng dụng 02-05-2024 16:12:27

Thường khi được hỏi về điều khiến bậc phụ huynh cảm thấy tự hào nhất về con cái, họ sẽ trả lời ngay là "Con tôi rất ngoan, con tôi thành đạt". Tuy nhiên, chúng ta quên rằng con trẻ cần được nuôi dưỡng không chỉ về thành tựu mà còn về cảm xúc và tâm lý bên trong. Liệu rằng con có đang hạnh phúc không?
3033 lượt xem 0 Bình luận

Con đường đến với Phật giáo bắt đầu từ đâu?

Ứng dụng 24/04/2024 08:43:56

Con đường đến với Phật giáo bắt đầu từ đâu?

Ứng dụng 24-04-2024 08:43:56

Đức Phật là đấng giác ngộ, là người đã truyền dạy lại từng bước để con người và muôn loài chúng sinh đến với con đường giác ngộ. Giáo lý là những lời Phật dạy để tu tập về những quy luật tự những chân lý, những lẽ thật,...
19541 lượt xem 0 Bình luận

Sứ mệnh Hoằng pháp trong thời đại ngày nay

Ứng dụng 12/04/2024 17:09:48

Tâm bình an là cội nguồn của hạnh phúc – Hòa thượng Viên Minh

Ứng dụng 02/04/2024 15:41:52