Lời Phật dạy về khẩu nghiệp chính xác nghe mà thấm
Theo Phật giáo, khẩu nghiệp chính là một trong những nghiệp nặng nhất mà khi chúng ta mắc phải sẽ chịu quả báo nặng nề. Lời nói có tính sát thương vô cùng lớn sẽ có thể làm tan nát cả một gia đình, khiến vợ chồng ly tán, anh em bất hòa. Hiểu rõ về lời Phật dạy về khẩu nghiệp sẽ giúp chúng ta tránh mắc phải nghiệp báo này để có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Lời Phật dạy về khẩu nghiệp
Lời nói dối, nói thô thiển, nói ba phải… chính là những tội nghiệp nặng nhất mà chúng ta mắc phải theo Phật giáo. Khi bạn nói dối, nói điều không tốt gây ảnh hưởng người khác khiến cho nhân duyên vụt mất và phước lành tu tập không còn.
Không nói lời lẽ thô thiển
Trong cuộc sống, những người dùng lời lẽ đả kích người khác chính là đã gây nên tội ác quá lớn. Đừng vì chút háo thắng của bản thân mà buông lời sỉ nhục người khác bởi điều này sẽ khiến phước báo của bản thân dần mất đi.
Đối với đạo Phật, chúng ta không được dùng lời lẽ thô thiển để nói chuyện hay ứng xử với người. Ví dụ như khi con trẻ làm sai thì đừng nên quát mắng mà hãy nhẹ nhàng chỉ dẫn, khuyên răn. Khi bạn thốt ra những lời lẽ thô tục sẽ khiến cho bản thân bị hạ thấp, tổn phước báu chính mình.
Xem thêm: Phật pháp ứng dụng
Nói hai lời
Trong lời Phật dạy về khẩu nghiệp, chúng ta cần tránh nói lời ba phải, gió chiều nào xoay chiều đó. Bởi những lời nói này chính là cách châm ngòi ly gián khiến cho nhiều người trở nên bất hòa. Loại người ba phải vô cùng nguy hiểm, dùng lời lẽ để hại người và gây ra nghiệp ác nặng nề cho bản thân.
Nói lời lẽ khiêu khích
Có khá nhiều người dùng lời lẽ khiêu khích, xảo ngữ gợi lên lòng tham – sân – si của người khác. Họ luôn muốn nói những điều làm tổn hại đến người khác chính là đang tạo nghiệp ác cho chính mình. Theo Phật dạy về khẩu nghiệp thì chúng ta cần tránh những lời lẽ khiêu khích này trong cuộc sống.
Lời nói dối
Phật giáo coi trọng sự thật nên khi bạn nói dối chính là một trong những tội nghiệp nặng nhất. Lời nói dối lâu ngày gây ra nghiệp báo nặng nề như bạn bè thì lánh xa, nhân duyên vụt mất, phước lành tu tập không còn. Nhiều người tu tập cả đời nhưng thường xuyên nói dối thì sẽ không nhận được nhiều phước báu cho bản thân.
Câu chuyện nhân quả về khẩu nghiệp
Tại thành phố Shravasti có người giàu tên là Shizhi vô cùng tôn thờ Phật giáo. Ông đã chuẩn bị nhiều món ăn ngon để cúng bái đức Phật và tăng nhân. Sau khi nhận lễ, đức Phật sẽ đưa chúng tăng quay trở về tịnh xá. Khi Phật và chúng tăng dừng chân nghỉ ngơi ở tán cây to ven hồ thì có 1 con khỉ đến xin mượn chiếc bát trong tay Phật.
Con khỉ sau khi đón nhận chiếc bát từ Phật đã nhanh chóng rời đi, cung kính dâng chiếc bát chứa đầy mật ong cho Phật. Phật nhận bát mật ong rồi chia đều cho tăng nhân để khỉ nhận thêm nhiều phúc báo.
Sau khi chết, khỉ chuyển kiếp thành người, sinh ra trong gia đình Shizhi. Lúc đứa trẻ sinh ra, mọi bát đĩa nồi niêu trong nhà sẽ đựng đầy mật ong và đứa trẻ được đặt tên là Mật Thăng.
Mật Thăng trưởng thành chán ghét hồng trần thế tục nên đã xin cha mẹ xuất gia. Được cho phép, Mật Thăng đã đến tịnh xá quy y cửa Phật, nhanh chóng tu thành chính quả.
Một lần, khi đi hoá duyên cùng các Hoà thượng khác, Hoà thượng Mật Thăng liền tung chiếc bát không của mình lên trời để đón nhận nước mật tươi ngon, Mật Thăng liền đưa cho các hoà thượng giải khát. Khi trở về tịnh xá, Hoà thượng đã nói với Phật: “Trước kia Mật Thăng đã tu được phúc gì? Tại sao mọi lúc mọi chỗ đều có thể dễ dàng cầu xin được mật ong?”
Phật đáp: “Các ngươi có nhớ cách đây rất lâu, con khỉ đã mượn chiếc bát đi lấy đầy mật ong dâng lên Phật và chúng tăng hay không? Vì thiện tâm đó, nên khi chết con khỉ đã được chuyển kiếp làm người, bất cứ lúc nào cũng có thể có được mật.” Nghe Phật nói xong, chúng tăng hỏi: “Thưa Phật, vậy kiếp trước của Mật Thăng vì lí do gì lại bị đày làm khỉ ạ?”
Xem thêm: Nghi thức tụng Kinh Sám Hối khẩu nghiệp chính xác
Phật chậm rãi nói: “Mật Thăng bị đày thành kiếp khỉ do khi nhìn thấy một hoà thượng khác nhảy qua con suối nhỏ đã cười cợt nói hòa thượng trông bộ dạng như con khỉ. Chính vì thế đã phạm vào tội ác khẩu và bị đày làm kiếp khỉ.”
Từ câu chuyện nhân quả về khẩu nghiệp nêu trên chúng ta có thể thấy, câu nói ác ý sẽ gây nên nghiệp chướng quả báo sau này. Rất nhiều người khi dùng lời lẽ không hay làm tổn thương người khác sẽ nhận quả báo nặng nề.
Kết luận
Theo lời Phật dạy về khẩu nghiệp, chúng ta nên lựa lời, suy nghĩ chín chắn trước khi nói về vấn đề nào đó. Bởi Để tránh họa từ miệng mỗi người hãy tu tập những hành vi dưới đây:
- Không phán xét bất cứ ai nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của họ
- Không đánh giá tính cách, phẩm hạnh của bất cứ người khác
- Không nên đánh giá hoàn cảnh, gia đình của người khác
- Không đánh giá về học thức của người khác
- Không kiêu ngạo, tự đắc về bản thân đối với người khác
- Không phô trương, khoe khoang
- Không nói những lời làm tổn thương người khác.
Xem thêm: Lời Phật dạy về khẩu nghiệp chính xác nghe mà thấm
Theo lời Phật dạy về khẩu nghiệp thì đây chính là nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Hãy luôn tu luyện bản thân, đưa ra những lời lẽ chân thành, không làm tổn thương người khác để tránh nhận quả báo nặng nề.
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
56 lượt thích 0 bình luận