Lời Phật dạy về lòng tham và nhân quả báo ứng

16/05/2023 03:50:29 2139 lượt xem

Trong cuộc sống mỗi người ai cũng đều có ý chí vươn lên để đạt được những điều tốt đẹp nhất. Thế nhưng, ngược lại với với những khát vọng thì tham vọng lại khiến lòng tham trỗi dậy vô tình đánh mất hết đi những điều tốt đẹp đã đạt được. Vậy để hiểu rõ hơn về lòng tham và nhân quả mà nó gây ra thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Trong cuộc sống này, lòng tham tạo nên dục vọng và dục vọng phóng đại lòng tham nếu như chúng ta không biết cách kìm nén lòng tham đang chắc ẩn trong mình thì chẳng khác nào tự mình gây họa cho chính mình. Phật đã nói rằng: Lòng tham nổi lên thì phúc đức sẽ tiêu tan. Dù chúng ta có làm trăm, hàng ngàn việc tốt thì tai họa vẫn sẽ đến, phúc lộc sẽ bay đi mà không giữ lại cho mình được gì.

Lòng tham là gì?

Lời Phật dạy: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: Tham, sân, si”. Tham đứng hàng đầu, bởi phàm là con người sống ở đời trong mình cũng đều tiềm ẩn lòng tham. Từ tham mới nổi lên sân hận và khiến cho con người u mê gây bao nghiệp ác. Lòng tham trong Phật giáo không phải là bản chất con người. Đức Phật dạy rằng, tất cả những ai sinh ra đều như một tờ giấy trắng và đều có trái tim lương thiện những nỗi tham lam sẽ dần lên theo thời gian khi con người có nhu cầu sở hữu và đang muốn sở hữu một thứ gì đó. Khi có càng nhiều mong muốn thì lòng tham càng nhiều.

Theo Phật pháp, tham chính là sự ham muốn, đắm chìm, đam mê một điều gì đó. Cốt lõi của lòng tham nằm ở 5 nhu cầu của con người, đó là: Tài (tài sản), sắc (vẻ đẹp, hình thức bên ngoài), danh (tiếng tốt), thực (ăn uống), thùy (ngủ nghỉ). Khi ham muốn về một thứ dâng lên cao hơn mức bình thường con người sẽ nảy sinh lòng tham và được thể hiện rõ trong lời nói cũng như hành động của mình.

Lòng tham chia thành hai loại:

  • Gian tham: Là vật đó của người khác nhưng trong lòng chúng ta luôn nghĩ cách để chiếm đoạt được nó bằng nhiều thủ đoạn khác nhau gây hại cho người khác.
  • Tham lam: Là khát vọng và ham muốn những thứ không thuộc về mình nhưng cố chấp để đạt được nó mà không làm hại đến ai.

Nhân quả báo ứng của lòng tham

Tham lam không phải bản chất của con người, con người khi sinh ra vốn thuần khiết và lòng tham sẽ lớn dần lên theo năm tháng. Chỉ là lòng tham trong con người không được tiết chế nên nó cứ mỗi ngày lớn dần lên, đưa lối dẫn đường đến những suy nghĩ và hành động sai lệch lương tâm, đạo đức.

Đức Phật dạy rằng: Tham lam càng nhiều thì báo ứng càng  lớn, luật nhân quả của lòng tham phải trả ngay trong kiếp này và qua nhiều chứng thực tế trong đời sống mà hàng ngày vẫn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta. Con người không thể thấy được sự nguy hiểm của lòng tham nên càng tham muốn thì càng phải chịu nhiều đau khổ.

Cách tu tập để lòng tham không chi phối

Lòng tham có nhiều ý nghĩa và mức độ khác nhau. Theo kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người không tham muốn thì sẽ đạt được những thành tựu và những điều tốt đẹp. Đức Phật còn dạy rằng đừng để lòng tham, tội lỗi lôi mình vào cảnh khổ. Một người muốn kìm nén được lòng tham cũng giáo dục thế hệ tương lai không rơi vào biển khổ của lòng tham cần phải tu dưỡng bản thân mỗi để theo những điều sau:

– Giáo dục về đạo đức, nhân quả, tội phước để hạn chế được lòng tham hay gian tham.

– Khuyến khích mọi người sống phải biết cho đi, chia sẻ và bố thí, sống vì mọi người.

– Nhận thức sống là tri túc, biết đủ thì sẽ giảm thiểu được lòng tham chi phối về suy nghĩ và cả hành động.

Nếu như chúng ta đã nhận thức được những vô ngã và ứng dụng theo cách sống của lời Phật dạy tinh thần vô ngã thì có thể loại bỏ được lòng tham một cách tuyệt đối.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn đổi hiểu hơn về lòng tham, nhân ứng quả báo và cách tu tập để không bị lòng tham dẫn lối đến khổ đau!

49 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

28 lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ứng dụng 17/09/2024 09:30:06

28 lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ứng dụng 17-09-2024 09:30:06

Trì tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát mang lại nhiều lợi ích như tăng cường phước báo, tiêu trừ nghiệp chướng, bảo vệ bình an và phát triển trí tuệ. Kinh này giúp người hành trì vượt qua khó khăn và đạt được an lạc trong cuộc sống.
1493 lượt xem 0 Bình luận

GS. TSKH NGND Vũ Minh Giang: Thấm nhuần lý tưởng Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Nhân vật 05/09/2024 13:44:16

Đại uý Thái Ngô Hiếu: Vượt qua mọi nỗi sợ, sẵn sàng lao vào nguy hiểm cứu người

Nhân vật 05/09/2024 13:38:21

GS. TS Khoa học Vũ Minh Giang: Phật giáo giúp tôi sống thanh thản

Nhân vật 29/08/2024 13:57:55

Trung tá Nguyễn Chí Thành: Lấy nỗi ám ảnh trong cuộc đời làm động lực cứu người

Phật pháp ứng dụng 24/08/2024 09:56:50

Trung tá Nguyễn Chí Thành: Lấy nỗi ám ảnh trong cuộc đời làm động lực cứu người

Phật pháp ứng dụng 24-08-2024 09:56:50

Từ một cậu bé chứng kiến bao nhiêu hoàn cảnh đuối nước thương tâm diễn ra ngay trong cuộc sống và ngay trong chính gia đình người thân của mình nên anh đã thôi thúc trong lòng được theo nghề cứu hộ, cứu nạn giúp đỡ những người gặp nạn về với gia đình và vượt qua nguy hiểm.
5438 lượt xem 0 Bình luận