Muốn “giải thoát” khỏi nghèo khổ, hãy nhớ những lời Phật dạy sau

24/06/2023 07:30:51 587 lượt xem

Sống trên đời ai cũng đều mong muốn có được cuộc sống giàu sang nhưng hầu hết không phải ai cũng biết cách. Nên dù có chăm chỉ, nỗ lực nhưng không đúng chỗ thì cũng chỉ là công dã tràng mà thôi. Vậy làm thế nào để thay đổi cuộc sống? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để cùng tìm câu trả lời nhé!

Giàu và nghèo là hai phạm trù đối đãi nhau, người giàu được hiểu là người sở hữu lớn về vật chất, tài sản, tiền bạc, nhà cửa còn người nghèo là những người có cơ sở ít hoặc không sở hữu về tài sản, vật chất đó. 

Con người hay than thân, trách phận không ngừng vì sao bản thân lại nghèo. Vậy hãy nhớ lời Phật dạy về 4 nguyên tắc “thoát khỏi” cảnh nghèo khổ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nguyên tắc thứ nhất: Đừng mong cầu viển vông

Nguyên tắc đầu tiên để thoát cảnh nghèo khó chính là con người đừng mong giàu có, tiền bạc rủng rỉnh. Những người nghèo luôn khao khát và mong muốn được giàu sang phú quý mà không biết rằng đó chính là nguyên nhân của những dằn vặt và khổ đau. 

Con người sống phải biết làm phước, sống lương thiện, tích đức như vậy mới mong có cơ hội giàu sang. Phước tạo ra nhờ chính những việc làm thiện và từ đó giúp cho cuộc đời thay đổi. Nếu như con người chỉ ngồi nghĩ về tiền bạc nhưng không chăm chỉ làm việc thì có cầu tiền cũng chẳng tới, càng mong muốn thì càng không đạt được. 

Nguyên tắc thứ hai: Tu tâm sám hối nghiệp xưa

Mọi thứ trên đời đều do nhân quả mà ra, nếu kiếp này nghèo khổ là do kiếp trước ta đã phạm sai lầm, tạo ra nhiều nghiệp ác. Hãy ghi nhớ điều này để sám hối nghiệp xưa, tu tâm tích đức. 

Ta cần phân biệt rõ việc “không cần giàu” và “ra vẻ không cần tiền”. Không nên thể hiện hơn thua người khác, không cần giàu và không thèm giàu coi thường tất cả. Chính điều đó sẽ khiến cuộc đời càng chìm trong đói nghèo mãi không thể thoát ra.

Thái độ đúng là nhận ra bản thân đã làm gì sai trái nên tạo ra nghiệp ác và kiếp này cố gắng sửa sai, sám hối mà thay đổi bản thân, thoát khỏi nghiệp cũ.

Nguyên tắc thứ ba: Biết ơn cảnh nghèo

Không nên than trách cuộc sống nghèo khó mà hãy học cách biết ơn cuộc sống nghèo khó. Bởi người xưa có câu rằng: “Nghèo thì lâu, giàu mấy chốc” cứ ngỡ người đời mà lại thuận đời. Trong cảnh nghèo khó dạy ta học được sự quyết tâm, nỗ lực vươn lên tìm cách đổi đời, những thứ mà không phải người giàu nào cũng có. 

Những người sinh ra trong cuộc sống giàu sang khó mà cảm thông, thấu hiểu được những nỗi khổ đau của người nghèo. Những người nghèo vượt khó đi lên thì rất thấm thía nỗi khổ đau đó và biết thương người khốn khó hơn mình mà giúp đỡ. 

Hãy biết ơn cảnh nghèo khó khi này để lấy đó làm nền tảng của những biện thiện lành, tự rèn luyện và trau dồi bản thân để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Cũng nhờ vậy, người nghèo khó biết sống thiện tạo ra nhiều phúc đức để vươn lên. 

Nguyên tắc thứ tư: San sẻ và giúp đỡ người khác

Dù cuộc sống khó khăn nhưng vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ và san sẻ với những người xung quanh. Người giàu làm phước rất dễ vì họ có điều kiện tốt hơn. Còn người nghèo tuy cuộc sống chỉ vừa đủ nhưng vẫn có thể giúp người khó một bữa cơm no, một manh áo mặc đó cũng là điều trân quý. 

Biết chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là một phước báu rất lớn giúp ta đổi vận sau này. 

Để hiểu rõ hơn về cách “giải thoát” khỏi nghèo khổ, mời Quý vị và các bạn đón xem toàn bộ chương trình Lời Phật dạy số 66 để tìm ra cách thoát khỏi cuộc sống nghèo khó hướng đến cuộc sống sung túc, hạnh phúc hơn.

36 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Tình cảm thầy trò theo góc độ Phật giáo

Ứng dụng 31/05/2024 10:35:09

Tình cảm thầy trò theo góc độ Phật giáo

Ứng dụng 31-05-2024 10:35:09

Giáo dục trong Phật giáo nhằm hướng dẫn và rèn luyện con người đạt tới sự hoàn thiện về đạo đức, thiền định và trí tuệ. Vậy, quan điểm về mối quan hệ thầy trò trong Phật giáo ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1709 lượt xem 0 Bình luận

Con có đang hạnh phúc không?

Ứng dụng 02/05/2024 16:12:27

Con có đang hạnh phúc không?

Ứng dụng 02-05-2024 16:12:27

Thường khi được hỏi về điều khiến bậc phụ huynh cảm thấy tự hào nhất về con cái, họ sẽ trả lời ngay là "Con tôi rất ngoan, con tôi thành đạt". Tuy nhiên, chúng ta quên rằng con trẻ cần được nuôi dưỡng không chỉ về thành tựu mà còn về cảm xúc và tâm lý bên trong. Liệu rằng con có đang hạnh phúc không?
3069 lượt xem 0 Bình luận

Con đường đến với Phật giáo bắt đầu từ đâu?

Ứng dụng 24/04/2024 08:43:56

Con đường đến với Phật giáo bắt đầu từ đâu?

Ứng dụng 24-04-2024 08:43:56

Đức Phật là đấng giác ngộ, là người đã truyền dạy lại từng bước để con người và muôn loài chúng sinh đến với con đường giác ngộ. Giáo lý là những lời Phật dạy để tu tập về những quy luật tự những chân lý, những lẽ thật,...
19552 lượt xem 0 Bình luận

Sứ mệnh Hoằng pháp trong thời đại ngày nay

Ứng dụng 12/04/2024 17:09:48

Tâm bình an là cội nguồn của hạnh phúc – Hòa thượng Viên Minh

Ứng dụng 02/04/2024 15:41:52