Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ Phật học
Năm 2017, khi Công văn của VP Chính phủ ban hành ngày 9/11 về việc các Học viện Phật giáo Việt Nam được đào tạo chính thức Thạc sĩ Phật học và đào tạo thí điểm Tiến sĩ Phật học thì công tác đào tạo tăng tài của GHPGVN chính thức mở ra một trang mới. Quyết định của Thủ tướng chính phủ khi đó không chỉ đáp ứng mong mỏi của tăng ni sinh, giải quyết những khó khăn trong du học, mà còn thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo Phật học trong nước, nâng tầm, sánh ngang cùng thế giới.
Ngày 10/9/2023, sau 5 năm hệ đào tạo TS Phật học được triển khai, NCS Thích Đạo Tấn chính thức được nhận tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc và trở thành TS Phật học đầu tiên của HVPGVN tại Hà Nội.
Với luận án Ngũ Uẩn và pháp hành Thiền Tuệ trong A Tỳ Đàm, hội đồng khoa học cùng nhiều vị GS, TS đầu ngành đã đánh giá đây là nội dung cơ bản nhưng lại rất mới.
Sau 5 năm tu học, nghiên cứu, lắng nghe sự phản biện, cũng như hướng dẫn từ hội đồng khoa học học viện, Đại đức Thích Đạo Tấn đã hoàn thiện luận án tương đối toàn diện về Ngũ Uẩn và pháp hành Thiền Tuệ trong A Tỳ Đàm từ bối cảnh lịch sử, nguồn gốc, quá trình hình thành và nội dung của A Tỳ đàm và Ngũ Uẩn, vai trò vị trí của Ngũ Uẩn, mối quan hệ Ngũ Uẩn với các giáo lý khác, cũng như thiền tuệ và thực hành thiền tuệ. Luận án không chỉ có giá trị nghiên cứu mà còn có tính thực tiễn cao khi cho thấy lộ trình tu tập, đặc biệt là tu tập Ngũ Uẩn trong đời sống tăng ni và cư sĩ.
Trước khi có thời gian tu học hệ tiến sĩ trong nước, đại đức Thích Đạo Tấn đã tốt nghiệp hệ Ths Phật học tại thành phố Colombo, Sri Lanka năm 2016. Và năm 2017, khi dự định quay trở lại mảnh đất Tích Lan để học hệ TS thì quyết định cho giáo dục Phật học trong nước được đào tạo hệ TS đã giúp đại đức có thêm lựa chọn.
Có thể nói, hai trung tâm đào tạo Phật giáo hàng đầu của cả nước là HVPGVN tại HN và TP.HCM đã bổ sung, điều chỉnh, chuẩn bị đầy đủ cho hệ đào tạo mới. Dù đào tạo sau đại học hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền lệ, trong khi lực lượng cán bộ còn thiếu nhưng hội đồng điều hành HVPGVN Hn đã liên kết đào tạo với nhiều trung tâm giáo dục uy tín như: ĐH KHXH&NV, Viện Tôn Giáo, Viện XHH, Viện Triết học… Đội ngũ GS, PGS tại đây đã tham gia trực tiếp vào hội đồng khoa học học viện, giảng dạy, hướng dẫn cho học viên.
Thành công của khoá đào tạo Tiến sĩ đầu tiên cho thấy sự định hướng và đầu tư đúng đắn của các HVPGVN. Nhưng đó cũng là kinh nghiệm để chư tôn đức, hội đồng điều hành học viện đánh giá lại chặng đường, từ đó không ngừng đổi mới vì cơ sở đào tạo không thể thiếu tinh thần khai phóng và vì mục tiêu lấy người học làm trung tâm
Tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM, Chư tôn đức Hội đồng điều hành đã bắt đầu đào tạo hệ Tiến sĩ Phật học từ năm 2019 đến nay, với 39 nghiên cứu sinh, một nửa trong số đó đã hoàn thành luận án Tiến sĩ và chuẩn bị cho Lễ bảo vệ, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11 năm nay. Chương trình đào tạo tập trung vào các kiến thức chuyên sâu, đảm bảo chất lượng hơn số lượng. Từ đó, đào tạo nguồn nhân sự Phật học chất lượng, cấp độ cao, phục vụ cho công tác nghiên cứu Phật học, góp sức cho nhiều Phật sự quan trọng của Giáo hội.
Về cơ bản, công tác đào tạo Tiến sĩ Phật học của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM không gặp quá nhiều khó khăn, chủ yếu nằm ở khả năng, sự phấn đấu, nỗ lực của mỗi nghiên cứu sinh. Nắm chắc kiến thức Phật học, sử dụng thành tạo cổ ngữ như Pali, Sanskrit, Tây Tạng ngữ, sẽ đem đến điều kiện tiếp cận tài liệu nghiên cứu thuận tiện hơn. Và để những phát hiện mới mẻ không chỉ dừng lại ở phạm vi luận án, rất cần một quá trình nghiên cứu liên tục và tiếp nối ở giai đoạn sau này.
Đáp ứng nhu cầu đào tạo thời đại mới, góp phần khẳng định sự lớn mạnh của công tác Giáo dục Phật giáo tại Việt Nam, các Học viện cần nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, đặc biệt là hệ đào tạo Tiến sĩ Phật học. Nguồn nhân lực phụ trách công tác đào tạo phải có đầy đủ năng lực về giáo dục, nghiên cứu khoa học. Từ đó, định hướng nghiên cứu sinh đến những nội dung và đề tài thiết thực, phục vụ sứ mệnh hoằng dương chính pháp lợi lạc quần sinh, đóng góp cho sự phát triển nhân văn của xã hội hiện nay.
Công tác đào tạo sau đại học, đào tạo Tiến sĩ Phật học tại các Học viện Phật giáo đang ngày càng được đẩy mạnh, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, trở thành bộ phận giáo dục mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu giáo dục không ngừng gia tăng. Từ đó, hướng tới thành lập Hội đồng Khoa học sau Đại học, xây dựng mô hình quản lý đào tạo tiên tiến, đội ngũ nhân sự chất lượng cao cho Giáo hội.
Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.
Tin liên quan
Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc
Tin Phật sự 17/11/2024 18:18:23
Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật khu vực phía Bắc
Tin Phật sự 17-11-2024 18:18:23
Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tin Phật sự 12/11/2024 14:14:49
Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tin Phật sự 12-11-2024 14:14:49
Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh
Tin Phật sự 07/11/2024 11:48:06
Trung ương Giáo hội viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh
Tin Phật sự 07-11-2024 11:48:06
Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ
Tin Phật sự 23/10/2024 15:22:49
Cháy chùa Phổ Quang 800 tuổi ở Phú Thọ
Tin Phật sự 23-10-2024 15:22:49
Kỷ niệm 35 năm Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: Tầm nhìn, Sứ mệnh và Di sản
Tin Phật sự 19/10/2024 21:05:57
Kỷ niệm 35 năm Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: Tầm nhìn, Sứ mệnh và Di sản
Tin Phật sự 19-10-2024 21:05:57
14 lượt thích 0 bình luận