Pv: Bạch Thượng tọa, theo con tìm hiểu cứ đến 3 tháng hè các chư Tôn đức Tăng Ni lại vân tập về một ngôi chùa để tham gia khóa An cư kết hạ, vậy xin Thượng tọa có thể chia sẻ nguyên nhân Đức Phật chế pháp An cư và ý nghĩa của An cư kết hạ?
An cư kết hạ là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa Phật giáo nguyên thủy, cũng như Phật giáo hiện tại bây giờ. Việc An cư kết hạ theo luật Phật chế là bởi khi mùa mưa tại xứ Ấn Độ lúc bấy giờ Đức Phật hạn chế con người, mọi người đi ra ngoài để tránh dẫm vào những côn trùng, tránh giết hại sát sinh. Vì vậy, An cư kết hạ đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa Phật giáo, nét đẹp của Phật giáo nói chung.
Việc An cư kết hạ đã hình thành và đã trở thành một nét sinh hoạt truyền thống của Chư Tôn đức Tăng Ni, cũng như của các vị Tỷ khiêu. Trong bối cảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam của chúng ta cũng như của Ban trị sự Phật giáo các tỉnh thành. hiện tại việc sinh hoạt An cư kết hạ đã trở thành một điều không thể thiếu của người xuất gia tu hành.
Bởi trong khóa An cư kết hạ đã thể hiện được tinh thần tri ân và báo ân của những người con Phật. Đồng thời, theo Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như nội quy của Ban Tăng sự Trung ương đã hướng dẫn, trong mùa An cư kết hạ, chư Tôn đức Tăng Ni tập trung vào một trú xứ để chúng ta trau dồi “Giới – Định – Tuệ”. Có những bài giảng, có những khóa thuyết trình, thực hiện các nghi thức khi Đức Phật còn tại thế. Đồng thời là thể hiện cầu nguyện, các khóa lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an cũng như là chương trình tu học ở trong ba tháng An cư đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh, cũng như nhu cầu nguyện vọng của các chư Tôn đức và các vị tân Tỷ khiêu thể hiện tính xúc dưỡng, thức tỉnh, thức vọng để cho mọi người hướng về một đời sống an lành trong chính pháp.
Pv: Ngoài ý nghĩa của An cư kết hạ trong Phật giáo, An cư kết hạ có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống nhân sinh, xin Thượng tọa chia sẻ sâu sắc hơn về vấn đề này?
An cư là an nhiên ở tại một chỗ. An cư là để chúng ta thực hành các nghi thức Phật giáo nói chung, đồng thời đưa đạo vào đời để thực hiện đời sống tu tập tâm linh của người con Phật, hướng tới một đời sống giải thoát an lành. Trước kia mọi người cũng chưa hiểu về vấn đề An cư kết hạ nhiều. Nhưng trong những năm gần đây, với phương tiện thông tin và truyền thông của Giáo hội cùng các nền tảng của mạng xã hội, hiện tại đông đảo đồng bào Phật tử cũng đã hiểu biết cũng như nắm được chương trình An cư kết hạ của Chư Tôn đức Tăng Ni. Ngày trước, cách đây chỉ 10 năm về trước bản thân chúng tôi nói là đi An cư kết hạ, Phật tử ở tại chùa cũng chưa hiểu được về An cư kết hạ thế nào.
Thế nhưng, những năm gần đây mọi người đã hiểu và đồng hành cùng với chư Tôn Đức Tăng Ni trong các mùa An cư kết hạ. Tại trụ sở của Ban trị sự Phật giáo các tỉnh thành, trong mùa An cư kết hạ đã có những buổi thuyết giảng chung để cho các Phật tử được được tham gia. Ví dụ, một tuần sẽ có hai buổi giảng kinh với đông đảo Phật tử tham gia, thể hiện sự nắm vững về giáo lý của nhà Phật, cũng như đã đưa được Đạo vào đời để cùng hòa đồng với bà con nhân dân trong nếp sống sinh hoạt tâm linh, cũng như là nếp sống sinh hoạt thường nhật.
Pv: Trong 3 tháng tại trường hạ, chư Tôn đức Tăng Ni có những hoạt động gì mỗi ngày?
Việc An cư kết hạ là thực hành lại nếp sống tu tập của Đức Phật. Vì vậy, Trung ương Giáo hội cũng như Ban trị sự Phật giáo các tỉnh thành đã đưa ra những thời khóa sinh hoạt để cho Tăng Ni có những thời khóa lễ niệm, giảng dạy. Ví dụ, chẳng hạn như sẽ thức từ lúc 4 giờ sáng và thực hành các nghi thức niệm Phật báo ân, các khóa lễ, sau đó phân công các nhiệm vụ để mọi người lao động. Tại một trú xứ cũng có sự đoàn kết, sống yêu thương lục hòa chia sẻ trong cuộc sống nhân sinh, đồng thời đưa mọi người sống vào một nếp sống tập thể để thực hành nghi thức lục hòa cộng trụ của đạo Phật.
Pv: Thưa Thượng tọa, một người Phật tử tu tại gia liệu có được tham gia khóa an cư kết hạ như chư Tôn đức Tăng Ni hay không?
Theo tinh thần của Trung ương Giáo hội cũng như nội quy của Ban Tăng sự Trung ương, đối với người Phật tử tại gia nếu muốn tham gia các khóa An cư kết hạ cùng với Tăng Ni, cũng có thể là sống lục hòa trong một đời sống tu tập của Chư Tôn đức Tăng Ni và các vị Tỷ khiêu. Nhưng ngược lại cũng có một số những chương trình hoạt động như: Môn giáo lý của nhà Phật, môn dạy luật cho các vị Tỷ khiêu, các phật tử tại gia sẽ không được tham gia.
Trong đời sống tu tập như hiện nay, cũng có một số các Phật tử phát nguyện đồng hành đối với Tăng Ni trong 3 tháng An cư hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như công việc để cho Chư Tôn đức Tăng Ni an tâm tu tập. Bên cạnh đó, họ cũng có theo những thời khóa tụng niệm, lắng nghe những thời khóa giảng kinh, cũng thể hiện sự lục hòa cộng trụ hòa quyện giữa đạo và đời ở tại các trường hạ và các khóa An cư hiện nay.
Pv: Sau 3 tháng tham gia An cư kết hạ với người xuất gia và tu tại gia thu đạt được gì?
Với thực hành 3 tháng An cư kết hạ, theo nghi thức truyền thống của đạo Phật giúp tăng trưởng nguồn công đức cho mỗi một vị hành giả An cư, cũng như để ba tháng các vị Tỷ khiêu sẽ An cư tại chỗ, tập trung ngồi tại một chỗ để tu tập, tăng nguồn tăng trưởng, tăng nguồn năng lượng tích cực hơn và nghiên cứu kinh điển một cách cũng sâu sắc hơn.
Trong đời sống hiện tại bây giờ rất cần những giáo lý của đất Đức Phật. Vì vậy, các vị trụ trì, các vị Tỷ khiêu hầu như một năm rất bận với công việc Phật sự tại mỗi trụ xứ, 3 tháng An cư này sẽ giúp các vị sống chậm lại, tu tập và nhìn lại chính mình, đồng thời tìm được nguồn năng lượng mới, để sau mùa An cư chúng ta về các trụ xứ sẽ làm tốt công việc Phật sự của bản thân khi Giáo hội Trung ương giao phó.
Pv: Cảm ơn Thượng tọa Thích Thanh Sơn đã tham gia buổi phỏng vấn và chia sẻ những thông tin giá trị tới độc giả của Truyền hình Bchannel – BTV9. Chúc Thượng tọa thật nhiều sức khỏe và có một mùa An cư trọn vẹn, an yên!
Pv: Bạch Thượng tọa, theo con tìm hiểu cứ đến 3 tháng hè các chư Tôn đức Tăng Ni lại vân tập về một ngôi chùa để tham gia khóa An cư kết hạ, vậy xin Thượng tọa có thể chia sẻ nguyên nhân Đức Phật chế pháp An cư và ý nghĩa của An cư kết hạ?
An cư kết hạ là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa Phật giáo nguyên thủy, cũng như Phật giáo hiện tại bây giờ. Việc An cư kết hạ theo luật Phật chế là bởi khi mùa mưa tại xứ Ấn Độ lúc bấy giờ Đức Phật hạn chế con người, mọi người đi ra ngoài để tránh dẫm vào những côn trùng, tránh giết hại sát sinh. Vì vậy, An cư kết hạ đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa Phật giáo, nét đẹp của Phật giáo nói chung.
Việc An cư kết hạ đã hình thành và đã trở thành một nét sinh hoạt truyền thống của Chư Tôn đức Tăng Ni, cũng như của các vị Tỷ khiêu. Trong bối cảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam của chúng ta cũng như của Ban trị sự Phật giáo các tỉnh thành. hiện tại việc sinh hoạt An cư kết hạ đã trở thành một điều không thể thiếu của người xuất gia tu hành.
Bởi trong khóa An cư kết hạ đã thể hiện được tinh thần tri ân và báo ân của những người con Phật. Đồng thời, theo Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như nội quy của Ban Tăng sự Trung ương đã hướng dẫn, trong mùa An cư kết hạ, chư Tôn đức Tăng Ni tập trung vào một trú xứ để chúng ta trau dồi “Giới – Định – Tuệ”. Có những bài giảng, có những khóa thuyết trình, thực hiện các nghi thức khi Đức Phật còn tại thế. Đồng thời là thể hiện cầu nguyện, các khóa lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an cũng như là chương trình tu học ở trong ba tháng An cư đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh, cũng như nhu cầu nguyện vọng của các chư Tôn đức và các vị tân Tỷ khiêu thể hiện tính xúc dưỡng, thức tỉnh, thức vọng để cho mọi người hướng về một đời sống an lành trong chính pháp.
Pv: Ngoài ý nghĩa của An cư kết hạ trong Phật giáo, An cư kết hạ có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống nhân sinh, xin Thượng tọa chia sẻ sâu sắc hơn về vấn đề này?
An cư là an nhiên ở tại một chỗ. An cư là để chúng ta thực hành các nghi thức Phật giáo nói chung, đồng thời đưa đạo vào đời để thực hiện đời sống tu tập tâm linh của người con Phật, hướng tới một đời sống giải thoát an lành. Trước kia mọi người cũng chưa hiểu về vấn đề An cư kết hạ nhiều. Nhưng trong những năm gần đây, với phương tiện thông tin và truyền thông của Giáo hội cùng các nền tảng của mạng xã hội, hiện tại đông đảo đồng bào Phật tử cũng đã hiểu biết cũng như nắm được chương trình An cư kết hạ của Chư Tôn đức Tăng Ni. Ngày trước, cách đây chỉ 10 năm về trước bản thân chúng tôi nói là đi An cư kết hạ, Phật tử ở tại chùa cũng chưa hiểu được về An cư kết hạ thế nào.
Thế nhưng, những năm gần đây mọi người đã hiểu và đồng hành cùng với chư Tôn Đức Tăng Ni trong các mùa An cư kết hạ. Tại trụ sở của Ban trị sự Phật giáo các tỉnh thành, trong mùa An cư kết hạ đã có những buổi thuyết giảng chung để cho các Phật tử được được tham gia. Ví dụ, một tuần sẽ có hai buổi giảng kinh với đông đảo Phật tử tham gia, thể hiện sự nắm vững về giáo lý của nhà Phật, cũng như đã đưa được Đạo vào đời để cùng hòa đồng với bà con nhân dân trong nếp sống sinh hoạt tâm linh, cũng như là nếp sống sinh hoạt thường nhật.
Pv: Trong 3 tháng tại trường hạ, chư Tôn đức Tăng Ni có những hoạt động gì mỗi ngày?
Việc An cư kết hạ là thực hành lại nếp sống tu tập của Đức Phật. Vì vậy, Trung ương Giáo hội cũng như Ban trị sự Phật giáo các tỉnh thành đã đưa ra những thời khóa sinh hoạt để cho Tăng Ni có những thời khóa lễ niệm, giảng dạy. Ví dụ, chẳng hạn như sẽ thức từ lúc 4 giờ sáng và thực hành các nghi thức niệm Phật báo ân, các khóa lễ, sau đó phân công các nhiệm vụ để mọi người lao động. Tại một trú xứ cũng có sự đoàn kết, sống yêu thương lục hòa chia sẻ trong cuộc sống nhân sinh, đồng thời đưa mọi người sống vào một nếp sống tập thể để thực hành nghi thức lục hòa cộng trụ của đạo Phật.
Pv: Thưa Thượng tọa, một người Phật tử tu tại gia liệu có được tham gia khóa an cư kết hạ như chư Tôn đức Tăng Ni hay không?
Theo tinh thần của Trung ương Giáo hội cũng như nội quy của Ban Tăng sự Trung ương, đối với người Phật tử tại gia nếu muốn tham gia các khóa An cư kết hạ cùng với Tăng Ni, cũng có thể là sống lục hòa trong một đời sống tu tập của Chư Tôn đức Tăng Ni và các vị Tỷ khiêu. Nhưng ngược lại cũng có một số những chương trình hoạt động như: Môn giáo lý của nhà Phật, môn dạy luật cho các vị Tỷ khiêu, các phật tử tại gia sẽ không được tham gia.
Trong đời sống tu tập như hiện nay, cũng có một số các Phật tử phát nguyện đồng hành đối với Tăng Ni trong 3 tháng An cư hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như công việc để cho Chư Tôn đức Tăng Ni an tâm tu tập. Bên cạnh đó, họ cũng có theo những thời khóa tụng niệm, lắng nghe những thời khóa giảng kinh, cũng thể hiện sự lục hòa cộng trụ hòa quyện giữa đạo và đời ở tại các trường hạ và các khóa An cư hiện nay.
Pv: Sau 3 tháng tham gia An cư kết hạ với người xuất gia và tu tại gia thu đạt được gì?
Với thực hành 3 tháng An cư kết hạ, theo nghi thức truyền thống của đạo Phật giúp tăng trưởng nguồn công đức cho mỗi một vị hành giả An cư, cũng như để ba tháng các vị Tỷ khiêu sẽ An cư tại chỗ, tập trung ngồi tại một chỗ để tu tập, tăng nguồn tăng trưởng, tăng nguồn năng lượng tích cực hơn và nghiên cứu kinh điển một cách cũng sâu sắc hơn.
Trong đời sống hiện tại bây giờ rất cần những giáo lý của đất Đức Phật. Vì vậy, các vị trụ trì, các vị Tỷ khiêu hầu như một năm rất bận với công việc Phật sự tại mỗi trụ xứ, 3 tháng An cư này sẽ giúp các vị sống chậm lại, tu tập và nhìn lại chính mình, đồng thời tìm được nguồn năng lượng mới, để sau mùa An cư chúng ta về các trụ xứ sẽ làm tốt công việc Phật sự của bản thân khi Giáo hội Trung ương giao phó.
Pv: Cảm ơn Thượng tọa Thích Thanh Sơn đã tham gia buổi phỏng vấn và chia sẻ những thông tin giá trị tới độc giả của Truyền hình Bchannel – BTV9. Chúc Thượng tọa thật nhiều sức khỏe và có một mùa An cư trọn vẹn, an yên!