Ngạo mạn là gì? Tác hại và cách chuyển hoá ngạo mạn

24/10/2023 17:38:28 1662 lượt xem

Đối với mỗi người chúng ta việc tự tin vào bản thân là rất cần thiết, tuy nhiên khi tự tin thái quá hay ngạo mạn lại là điều không tốt gây ra nhiều tác hại. Vậy ngạo mạn là gì? Tác hại của ngạo mạn như thế nào và cách chuyển hóa ngạo mạn ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về ngạo mạn.

Ngạo mạn là gì? 

Thông thường người có tính kiêu ngạo, ngạo mạn sẽ luôn muốn là trung tâm, muốn  được người khác công nhận và tán thưởng. Người ngạo mạn không muốn chia sẻ  lợi ích, không muốn tiếp thu ý kiến người khác, không chấp nhận người khác giỏi hơn mình. 

Người ngạo mạn không nhìn thấy khuyết điểm của bản thân nhưng bàn tán về thiếu sót của người khác. Những người có tính cách này sẽ giao tiếp không thoải mái, cởi mở.  Họ thường là những người nhỏ mọn, tự mãn trước lời khen ngợi và tán thưởng của người khác. Từ ngạo mạn sinh ra lòng đố kỵ, tự tạo ra khẩu ý ác nghiệp, gây đau khổ cho bản thân mình và các mối quan hệ xung quanh.

Ngạo mạn là gì_ Tác hại và cách chuyển hoá ngạo mạn

5 điều đặc điểm của ngạo mạn

Bên cạnh việc hiểu rõ ngạo mạn là gì thì bạn nên biết các đặc điểm cơ bản của người kiêu căng ngạo mạn như:

Luôn cho rằng mình đúng

Những người ngạo mạn thường cho rằng quyết định, lời nói của mình luôn đúng trong mọi trường hợp. Họ luôn tự tin thái quá vào bản thân một cách phiến diện, không chấp nhận lẽ phải hay góp ý bên ngoài. Người ngạo mạn khó nhận thấy được khuyết điểm của mình và luôn đòi hỏi người khác nghe theo ý kiến của bản thân mình.

Người này vì chấp ngã tự cao tự đại, tự ái nặng nề mà không chịu tiếp thu ý kiến đúng của người khác. Đây là biểu hiện của sự ích kỷ, gây nên nhiều đau khổ cho bản thân họ.

Ngạo mạn là gì_ Tác hại và cách chuyển hoá ngạo mạn (2)

Nghĩ mình là trung tâm

Đặc điểm của người ngạo mạn tiếp theo là tự coi bản thân là trung tâm của vũ trụ. Họ luôn nghĩ mình hiển nhiên cần nhận được sự quan tâm của mọi người. Họ tự cho bản thân là có công lao to lớn đối với sự thành công nào đó. Trong tập thể, đám đông, người ngạo mạn sẽ bắt mọi người “phục tùng” mệnh lệnh dù cho mọi người muốn hay không. 

Người kiêu căng ngạo mạn sẽ không bao giờ đặt bản thân vào vị trí người khác để thông cảm. Họ không khiêm nhường để chấp nhận công lao, thành quả người khác mà dần trở thành người tư lợi cá nhân, ích kỷ.  

Ngạo mạn là gì_ Tác hại và cách chuyển hoá ngạo mạn (3)

Xem thường người khác

Dấu hiệu tiếp theo của sự ngạo mạn, kiêu ngạo chính là xem thường tất cả mọi người xung quanh. Những người này có thái độ khinh thường người khác, luôn cố chấp, bảo thủ và độc đoán.  

Họ luôn ỷ mình giỏi nên lấn lướt người khác, xem thường người khác lộ liễu. Người ngạo mạn thích chứng tỏ sự tài giỏi của mình thông qua việc hạ thấp, khinh miệt  người xung quanh. 

Trong đó, “Ngã mạn” là người có tài thật sự nhưng kiêu ngạo, ngạo mạn còn “Tà mạn” là người giỏi giang nhưng khinh khi người. Người “Ngã Mạn” khi làm việc thành công sẽ hống hách còn “Tà mạn” để suy nghĩ chủ quan của bản thân dẫn đến đến quyết định sai lầm.

Ngạo mạn là gì_ Tác hại và cách chuyển hoá ngạo mạn (4)

Vô lễ với người trên

Người ngạo mạn là người tự thị thậm cao, luôn đề cao bản thân và hạ thấp mọi người xung quanh. Đặc biệt ngay cả với người lớn tuổi hay người có vai vế lớn cũng đều vô lễ. Khi đó người ngạo mạn có cư xử không đúng mực, gây mất uy tín với người xung quanh.

Không lắng nghe người khác 

Những đối tượng này thường thích nói về thành tích họ đạt được hơn là lắng nghe ý kiến mọi người. Đặc biệt họ không để tâm đến cảm xúc, hoàn cảnh của người khác mà chỉ quan tâm cảm nghĩ của mình. Khi ra ngoài xã hội thì bản thân họ thường đánh giá mình quá cao, kênh kiệu, hạch sách. 

Tóm lại, người ngạo mạn thường có các đặc điểm cơ bản như luôn cho mình đúng, nghĩ bản thân là trung tâm, xem thường người khác, vô lễ bề trên, không lắng nghe người khác. 

Ngạo mạn là gì_ Tác hại và cách chuyển hoá ngạo mạn (5)

Tác hại của ngạo mạn

Tác hại của ngạo mạn là gì? Ngạo mạn là đức tính xấu mà chúng ta cần loại bỏ bởi khi kiêu căng ngạo mạn bạn sẽ gây nên nhiều tác hại như: 

Thiếu thông cảm với người khác

Người ngạo mạn thiếu sự thông cảm với người khác, luôn cho bản thân là đúng đắn. Khi thiếu sự thông cảm bạn sẽ trở nên vô tâm, ích kỷ và chỉ biết nghĩ cho bản thân của mình. Đây chính là một trong các tác hại to lớn của người có tính cách ngạo mạn gây nên.

Ngạo mạn là gì_ Tác hại và cách chuyển hoá ngạo mạn (6)

Phê phán người khác

Người có tính kiêu ngạo, ngạo mạn sẽ không ngần ngại sử dụng từ ngữ mang tính sát thương khi phê phán người khác. Họ luôn lên giọng để bảo vệ ý kiến của bản thân mình hay xúc phạm cấp dưới ở chốn đông người…

Chính bởi đức tính ngạo mạn đó khiến cho người khác cảm thấy chán nản, mất niềm tin của người khác. Do đó mà sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, đặc biệt trong kinh doanh, công việc. 

Tác động xấu với mọi mối quan hệ

Ngạo mạn gây nên những tác động xấu tới mọi mối quan hệ xung quanh của người đó. Cụ thể khi bạn quá kiêu căng, chỉ nghĩ bản thân đúng mà không quan tâm đến ý kiến người khác. Điều này sẽ khiến các mối quan hệ không có sự bình đẳng, tin tưởng. 

Ngạo mạn là gì_ Tác hại và cách chuyển hoá ngạo mạn (7)

Cách chuyển hoá ngạo mạn

Để tránh sự kiêu căng, ngạo mạn thì chúng ta cần phải học đức tính khiêm hòa. Sống với tâm khiêm hòa thì gia đình sẽ êm ấm an lạc, mọi người hoan hỷ hòa đồng,  yêu thương nhau. Khi sống có chánh niệm, đặt cái tôi của mình xuống thì trí tuệ và lòng từ bi được ban phát rộng rãi. 

Để tiết chế tính kiêu ngạo, bạn cần bồi đắp lòng kính cẩn trong tâm, luôn nhớ tới công đức chư Phật, loại bỏ hổ thẹn trong lòng, nghĩ đến lợi ích của người khác… Hơn nữa, người Phật tử cần diệt tham, sân, si, mạn, nghi. Chúng ta nên lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau thông qua hành động và lời nói.

Ngạo mạn là gì_ Tác hại và cách chuyển hoá ngạo mạn (8)

Việc niệm Phật tụng Kinh và làm theo những điều Phật dạy cũng là cách để lắng lòng chiêm ngưỡng. Chúng ta sẽ loại bỏ phiền não, nhận ra bản thân mình chỉ là hạt bụi trong cõi tịnh Như Lai. 

Trên đây là những giải đáp về ngạo mạn là gì và cách chuyển hóa ngạo mạn hiệu quả. Mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về ngạo mạn và loại bỏ đức tính xấu này trong việc tu tập. Người không kiêu căng ngạo mạn sẽ được mọi người yêu mến, nhận được nhiều quả ngọt.

47 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19/09/2024 17:09:46

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19-09-2024 17:09:46

Đời người tựa như ánh chớp đêm dông, thoáng qua một chốc là trăm năm đi đến tận cùng. Ai biết tỉnh thức sẽ dễ dàng tìm thấy con đường đúng đắn và sớm đến bến bờ giác ngộ.
823 lượt xem 0 Bình luận

Bồ Tát Kim Cương Thủ? Thần chú của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Kiến thức 19/09/2024 15:35:53

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19/09/2024 08:41:00

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19-09-2024 08:41:00

Theo Phật Giáo, sau khi qua đời, chúng sinh tái sinh vào một trong sáu cõi luân hồi: Trời, Người, A-tu-la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, và Súc Sinh. Tìm hiểu chi tiết về các cõi này trong bài viết sau.
1535 lượt xem 0 Bình luận

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống

Kiến thức 18/09/2024 15:50:11

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống

Kiến thức 17/09/2024 09:10:19