Ý nghĩa ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm 

16/01/2024 16:23:01 280 lượt xem

Phật tử khắp mọi nơi đều tổ chức lễ cúng ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát hàng năm vô cùng trang nghiêm. Vậy vía Quan Âm ngày nào? Ý nghĩa ngày vía Quan Thế Âm ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn đọc về ngày vía này. 

3 ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm 

Ngày vía mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát là ngày nào chính là câu hỏi nhiều bạn đọc quan tâm. Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng của đại từ bi với 33 hình tướng khác nhau khi Ngài hóa thân cứu khổ cho chúng sinh. Lòng đại từ bi của Ngại giống như tấm lòng người mẹ dành cho con cái. 

Bồ tát Quán Thế Âm luôn lắng nghe tiếng than thở để cứu giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ. Hình ảnh đức Quán Thế Âm Bồ Tát dung dị và hiền từ giống như người mẹ được muôn người tưởng nhớ.

Ý nghĩa ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm

Đặc biệt, hàng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới sẽ tổ chức ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát vào những ngày sau: 

  • 19/2 là ngày Quán Thế Âm Bồ Tát đản sanh 
  • 19/6 là ngày Quán Thế Âm Bồ tát thành đạo 
  • 19/9 là ngày Quán Thế Âm Bồ tát xuất gia 

Ý nghĩa ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm

Ở trên chúng ta đều biết Đức Quán Thế Âm Bồ tát gần gũi với chúng sanh với sự thiện lương vô bờ bến. Ngài luôn bao dung, vị tha cho tất cả tội lỗi của chúng sanh, lắng nghe nỗi thống khổ ở cõi hồng trần.

Ý nghĩa ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm (2)

Chính vì thế, vào ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát thì mọi Phật tử sẽ có cơ hội thể hiện sự tôn kính Ngài. Hơn nữa, đây cũng là lúc để mỗi người nhìn lại bản thân và tu tâm, tu thân. Ý nghĩa của ngày vía Quan Thế Âm đối với các Phật tử như sau: 

  • Thứ nhất, mỗi người nguyện từ bi, yêu thương bản thân nhiều hơn để bản thân tốt đẹp hơn. Hướng bản thân đến điều chân – thiện – mỹ từ đó mới có thể yêu thương người khác.
  • Thứ hai, vào ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát, chúng ta sẽ nguyện nhẫn nhục giống như Ngài. Bởi Đức Quán Thế Âm Bồ tát nhờ vào hạnh nhẫn nhục đã trải qua nhiều kiếp nạn để tu thành chánh quả. Do vậy, trước những khó khăn, chúng ta cần bình tâm soi xét, chịu đựng gian khổ  để đạt quả lành. Sự nhẫn nhục sẽ giúp hóa giải điều thù hận thành an vui.
  • Thứ ba, chúng ta nguyện biết lắng nghe người khác để hiểu rõ hơn về mọi điều. Đức Quán Thế Âm Bồ tát với lòng từ bi có thể lắng nghe mọi khổ nạn của chúng sanh để giúp người tu tập vượt qua khổ nạn. Do vậy, chúng ta nên học tập theo đức hạnh này của Ngài trong cuộc sống.

Sau khi hiểu rõ ý nghĩa về ngày vía Đức Quán Thế Âm Bồ tát để có được những học hỏi nhằm hoàn thiện bản thân. 

Nghi thức cúng vía quán Thế Âm Bồ Tát

Khi thực hiện lễ cúng ngày vía Quan Thế Âm thì chúng ta cần chuẩn bị lễ cúng và bài văn tế cẩn thận. Đức Quan Thế Âm Bồ Tát xuất thân là người nhà Phật nên gia chủ cần chuẩn bị đồ lễ chay dâng lên như: 

  • Hương
  • Hoa tươi như hoa hồng, hoa cúc vàng,… 
  • Hoa quả tươi với các loại quả thân hình tròn, căng mọng như cam, bưởi, lê, quýt,… 
  • Bánh kẹo, phẩm oản
  • Đĩa xôi chay

Ý nghĩa ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm (3)

Văn khấn trong ngày vía mẹ Quan Âm như sau: 

“Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế  m Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ (chúng) con là: …………………

Ngụ tại: ……………………………

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !”

Sau khi lễ khấn xong và hết 1 tuần nhang, gia chủ sẽ thắp thêm 1 tuần nhang nữa và cúi đầu vái 3 vái trước bàn thờ rồi đem hóa vàng.

Ý nghĩa ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm (4)

Ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm làm gì?

Vào ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát nên làm gì để thể hiện tấm lòng thành kính của mình? Quý Phật tử nên thực hiện những điều sau đây vào ngày vía Quan Thế Âm;

Ăn chay

Vào ngày vía Quan Thế Âm, quý Phật tử nên ăn chay để thể hiện lòng tôn kính và tri ân Ngài. Ăn chay chính là không gây hại đến sinh linh khác nhằm tưởng nhớ đến sự khoan dung của Quan Âm.

Ngoài ra, tuân thủ nguyên tắc ăn chay còn giúp người Phật tử làm sạch tâm hồn và tinh thần. Chúng ta sẽ giữ gìn sức khỏe tốt và tâm linh được thanh thản hơn. Ăn chay còn góp phần xây dựng cộng đồng tốt đẹp hơn, giảm bớt sự tàn phá môi trường. 

Ý nghĩa ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm (5)

Phật tử sẽ học được cách kiềm chế bản thân, tập trung giá trị tốt đẹp, tránh xa các khao khát vật chất. Mọi người sẽ đạt được sự bình an, sự an lạc trong tâm hồn và cuộc sống.

Làm việc thiện

Thực hành theo hạnh nguyện của Ngài thì vào ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát chúng ta nên làm việc thiện. Việc nuôi dưỡng lòng từ bi, loại bỏ việc ác, tránh sát sanh sẽ giúp bạn có được tâm thanh tịnh để cầu mong được Ngài cứu khổ.

Tụng Kinh niệm Phật

Ngoài ra, vào ngày vía Đức Quan Thế Âm này thì bạn nên chọn lựa tụng Kinh niệm Phật. Một số Kinh bạn có thể tụng niệm như:  

  • Kinh Phổ Môn ( Kinh Cầu An)
  • Kinh Chú Đại Bi

Ý nghĩa ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm (6)

Phóng sinh 

Phóng sinh là một trong những việc bạn nên làm vào ngày ngày vía Quan Thế Âm để bày tỏ lòng tôn kính đến Bồ Tát. Phóng sinh thể hiện sự quan dung, tấm lòng yêu thương mọi người, mọi vật. Đây cũng là việc bạn học hỏi theo hạnh nguyện của Ngài Bồ Tát.

Trên đây là những chia sẻ về ý nghĩa, nghi thức ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát. Học theo những hạnh nguyện của Ngài chính là cách để thể hiện tấm lòng tôn kính Bồ Tát, để Ngài cứu khổ trong cuộc đời.

30 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Nội dung của 15 tập trong Tiểu Bộ kinh

Kiến thức 23/12/2024 17:03:28

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kiến thức 18/12/2024 10:30:13

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 17/12/2024 19:31:37

Đề Bà Đạt Đa – Vị đại Bồ Tát ứng dụng nghịch hạnh

Kiến thức 17/12/2024 15:24:41

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Kiến thức 17/12/2024 14:31:31