Nghi thức và cách tụng Kinh ngày giỗ 

25/09/2023 19:33:36 1789 lượt xem

Từ xa xưa đến nay, tục lễ cúng giỗ cha mẹ, ông bà, tổ tiên là nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam. Trong đó, việc tụng Kinh ngày giỗ là nghi lễ quan trọng được nhiều Phật tử thực hiện. Vậy nên tụng Kinh nào vào ngày giỗ cha mẹ, ông bà? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách tụng Kinh vào ngày cúng giỗ này.

3 ngày giỗ gia đình cần biết

Trước khi tìm hiểu nên tụng Kinh ngày giỗ như thế nào thì chúng ta cần biết có những ngày giỗ gì. Đối với người Việt Nam, tục lệ cúng giỗ dựa theo thời gian qua đời của người quá cố sẽ có 3 ngày giỗ khác nhau về nghi thức là giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường.

Giỗ đầu

Giỗ đầu còn là lễ Tiểu Tường được tổ chức sau ngày người mất tròn 1 năm. Ngày giỗ đầu thường vẫn còn mang không khí buồn thảm, bi ai bởi vẫn còn trong thời gian tang chế. Vào ngày giỗ này, con cháu sẽ đeo băng tang trên ngực hay nhiều gia đình con cái khóc than buồn thảm khi gia đình lúc tế lễ và khấn gia tiên. Khách đến ăn giỗ giữ thái độ trang nghiêm, không cười đùa hay thiếu nghiêm túc.

Nghi thức và cách tụng Kinh ngày giỗ

Giỗ hết

Giỗ hết còn có tên gọi là lễ Đại Tường, là ngày giỗ sau ngày người mất 2 năm. Đây là ngày giỗ quan trọng đánh dấu bước ngoặt của người còn sống cũng như đối với vong linh người đã khuất. Giỗ hết được tổ chức long trọng, con cháu, người thân đông đủ, khách mời mở rộng.

Sau lễ giỗ hết ba tháng thì người nhà làm lễ Đoạn tang, hay còn gọi là lễ Đàm tế, lễ Trừ phục. Trong lễ Đoạn tang cần thực hiện các công việc như:  

  • Sửa sang, đắp điếm mộ phần đẹp thêm.
  • Đốt khăn áo, băng tang, gậy chống, rèm sô, câu đối, trướng điếu…, bỏ bàn thờ vong.
  • Cáo yết tổ tiên để xin rước bát hương vào bàn thờ gia tiên.

Sau đó, người nhà đưa linh vị, di ảnh, bát hương thờ vong linh người chết vào thờ chung ở bàn thờ gia tiên. Lúc này người sống có thể trở lại cuộc sống thường nhật, tham gia lễ hội, đình đám, vui chơi, cưới hỏi…

Hiện nay, nhiều nơi cho rằng người chết được hỏa táng sạch sẽ nên lễ Đoạn tang sẽ tiến hành ngay sau Giỗ hết mà không cần chờ thêm 3 tháng.

Xem thêm: https://bchannel.vn/tung-kinh-ngay-mung-1-ngay-ram/

Nghi thức và cách tụng Kinh ngày giỗ (2)

Giỗ thường 

Giỗ thường còn gọi là ngày Cát kỵ, là ngày giỗ sau ngày người mất từ 3 năm trở đi. Tại buổi lễ này, con cháu mặc đồ thường phục, sum họp vừa để tưởng nhớ người đã khuất, vui vẻ gặp gỡ người thân, bàn chuyện gia đình, dòng họ. Ngày Cát kỵ sẽ tổ chức nhỏ gọn trong phạm vi gia đình mà không mở rộng.

Chuẩn bị gì cho các ngày giỗ

Để các buổi cúng giỗ diễn ra thuận tiện, mọi việc hanh thông thì chúng ta cần chuẩn bị những điều sau: 

  • Tổ chức họp gia đình để bàn bạc vấn đề thực đơn, phân công công việc tổ chức cúng giỗ.
  • Mời khách khứa, họ hàng, làng xóm nếu cần
  • Đi chợ mua thực phẩm để làm các món ăn cúng giỗ, mời khách
  • Chuẩn bị mâm lễ cúng theo vùng miền
  • Chuẩn bị hoa, quả, hương, đồ hàng mã tiền vàng, …
  • Chuẩn bị tụng Kinh ngày giỗ

Nghi thức và cách tụng Kinh ngày giỗ (3)

Ngày giỗ nên tụng Kinh nào?

Nếu trong ngày giỗ mà gia đình không có điều kiện hay không đủ duyên mời chư Tăng Ni tụng kinh siêu độ thì gia đình nên tụng Kinh cầu nguyện, báo hiếu. Cụ thể, vào đêm trước ngày giỗ, sau khi sắm lễ hương dâng cúng Phật và gia tiên, con cháu sẽ đến trước bàn thờ Phật tụng biến kinh A Di Đà.

Sang ngày giỗ, vào buổi trưa hoặc buổi tối, bạn sắm mâm cỗ chay dâng cúng hương linh. Sau đó, gia đình thành tâm khấn nguyện, rót nước, lễ lạy trước bàn thờ gia tiên. 

Bên cạnh kinh A Di Đà, gia đình cũng có thể chọn Kinh cầu an, kinh cầu siêu, kinh Vu lan bồn, kinh Báo hiếu. Cả nhà cùng thực hiện tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật thành kính để đạt hiệu nghiệm.

Xem thêm: Hướng dẫn tụng Kinh cho người mới bắt đầu

Lưu ý khi tụng kinh ngày giỗ

Việc thực hiện tụng Kinh ngày giỗ đòi hỏi mọi người thành tâm, thực hiện nghi lễ chuẩn xác. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tuân thủ một số điều lưu ý như sau khi tụng niệm kinh vào ngày cúng giỗ.

Nên cúng chay 

Khi tụng niệm Kinh Phật chúng ta cần làm mâm cỗ chay để dâng lên với sự thành tâm tuyệt đối. Mâm cúng chay giúp soi chiếu tâm hồn, đẩy lùi sự đen tối vẩn đục, tránh việc sát sinh gây nên tội nghiệp. 

Không nên tổ chức linh đình

Đặc biệt, gia chủ nên tránh tổ chức cúng giỗ linh đình khi tụng niệm Kinh Phật. Tốt nhất chỉ nên thực hiện lễ cúng nhỏ gọn trong gia đình để cùng nhau cầu siêu cho người đã khuất, cầu an cho người sống. 

Phóng sinh hồi hướng sau khi tụng kinh ngày giỗ

Cuối cùng, gia chủ nên phóng sinh hồi hướng sau khi tụng Kinh vào ngày cúng giỗ người mất. Đây là việc nên làm để tạo phước đức cho bản thân, gia đình và người đã mất.

Tụng Kinh ngày giỗ là gì và nên thực hiện tụng Kinh nào đã được chúng tôi giải đáp ở trên. Thực hiện tụng Kinh niệm Phật giúp cầu siêu cho vong linh người đã khuất, cầu an cho gia đình. Thực hiện trì tụng giúp tâm hồn chúng ta thanh thản, thư thái, không còn những nỗi phiền muộn hay đau khổ.

55 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6326 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1145 lượt xem 0 Bình luận