Ngọa Vân: Ngôi chùa trên mây – Nơi Đức vua hóa Phật

27/11/2023 15:20:51 1149 lượt xem

Chùa Ngọa Vân nằm trên đỉnh núi xung quanh mây bao phủ như chốn bồng lai tiên cảnh. Ngôi chùa là một di tích quan trọng nằm trong vùng địa linh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, chùa – am Ngọa Vân có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi nơi đây chính là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Chùa Ngọa Vân tọa lạc tại xã An Sinh và Bình Khê, thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Quần thể này được chia thành 4 khu với 15 cụm tháp, chùa khác nhau. Trong đó bao gồm Ngọa Vân, Đá Chồng, Ba Bạc, Thông Đàn – Đô Kiệu. Riêng chùa Ngọa Vân tọa lạc tại trung điểm và là nơi thu hút nhiều du khách đến thăm viếng nhất.

Chùa Ngọa Vân còn có tên gọi khác là chùa am Ngọa Vân, với ý nghĩa là ngôi chùa nằm trên mây với cảnh sắc tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Ngôi chùa năm cao hơn 500m so với mực nước biển. Chùa tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân quanh năm có lớp mây bao phủ và phía xa xa còn có hình ảnh sông Cầm uốn lượn, xinh đẹp.

 

Toàn cảnh chùa Ngọa Vân nhìn từ trên cao.

Chùa Ngọa Vân là công trình được xây dựng vào thời vua Trần. Cho đến thời Hậu Lê, ngôi chùa tiếp tục được tôn tạo để hoàn thiện hơn về mặt kiến trúc. Đây là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông từng tu hành đắc đạo, do đó còn là thánh địa của Phật giáo Trúc Lâm. Năm 1308, sau nhiều năm tu tập, Thượng Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch tại am Ngọa Vân. Sau khi đệ nhất tổ Trúc Lâm qua đời, các thế hệ sau đã xây dựng lại am Ngọa Vân để thờ cúng Ngài, đồng thời cũng xây dựng chùa và các công trình kiến trúc tôn giáo khác để thờ Phật và thực hiện việc hành đạo.

Xem thêm: Phật hoàng Trần Nhân Tông – Vị vua duy nhất thế giới từ bỏ ngai vàng để đi tu

Di tích Ngọa Vân ngày nay là một quần thể chùa tháp lớn được bố trí thành 3 lớp trên núi Bảo Đài.

Lớp cao nhất: Bàn Cờ tiên, am – chùa Ngọa Vân thượng và khu am tháp Phật hoàng. Đây cũng là nơi được người xưa ca tụng: “Vạn cổ anh linh tự/ Tứ thời cảnh sắc tân” (Dịch thơ: “Muôn thuở chùa linh ứng/Bốn mùa cảnh sắc tươi”). Đỉnh núi huyền ảo, quanh năm mây phủ này chính là nơi còn lưu giữ được nhiều dấu tích thiêng liêng liên quan đến những ngày tháng cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông, như chùa Ngọa Vân Thượng, Am Ngọa Vân – nơi mà theo truyền thuyết, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nhập cõi niết bàn trên một tảng đá lớn trong dáng nằm sư tử, Phật hoàng Tháp – nơi lưu giữ một phần xá lợi của Phật hoàng và Bàn Cờ tiên nằm trên đỉnh cao nhất, nhìn ra xung quanh là một vùng núi non sơn thủy hữu tình.

Tháp Phật hoàng – Nơi lưu giữ một phần xá lợi của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Lớp thứ hai: Chùa Ngọa Vân Trung nằm ở sườn phía Nam của núi Bảo Đài. Sau khi được trùng tu xây dựng trên nền chùa cũ vào năm 2014, Ngọa Vân Trung ngày nay là một ngôi chùa khang trang với lối kiến trúc kiểu chữ Nhị, mô phỏng kiến trúc của chùa Ngọa Vân được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng và được tạo thành bởi hai tòa chính: Tiền đường và Hậu đường. Chùa Ngọa Vân Trung cũng được xem là khu vực trung tâm của lễ hội xuân Ngọa Vân (diễn ra từ mùng 9 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm). Những nghi lễ quan trọng của lễ hội như lễ hội khai xuân, lễ cầu quốc thái dân an… đều được tổ chức tại chùa Ngọa Vân Trung.

Lớp thứ ba: Gồm 15 di tích dưới chân núi như khu rừng già Tàn Lọng, Phủ Am Trà, Đô Kiệu, Thông Đàn, Đá Chồng, Ba Bậc… Những di tích này được kết nối với nhau bằng một con đường uốn lượn chạy dần lên đỉnh núi.

Hằng năm, nơi đây thu hút hàng vạn du khách thập phương tới chiêm bái.

Không chỉ lưu giữ những dấu tích thiêng liêng về Phật hoàng Trần Nhân Tông, khu di tích Ngọa Vân còn là một nơi có khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ và tuyệt đẹp. Nằm trong khu vực vòng cung Đông Triều, Ngọa Vân như được bao bọc, ôm ấp bởi những ngọn núi xanh mướt, trùng trùng điệp điệp. Thảm thực vật nơi đây gần như còn nguyên vẹn với rất nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm. Đến với Ngọa Vân, người ta có dịp được chiêm người những cây thông trăm tuổi, những rừng trúc bạt ngàn.

Một trong những địa điểm mà du khách rất thích khi khám phá chùa Ngọa Vân chính là Thông Đàn. Đây là một rừng thông lớn – nơi an táng các vị thiền sư. Cảnh sắc nơi này bình yên, mộng mị với tiếng gió vi vu, mang lại cảm giác thanh tịnh cho con người, xua tan mọi muộn phiền, sầu não.

Hằng năm, Lễ hội xuân Ngọa Vân được mở từ ngày 09 tháng Giêng đến hết tháng ba âm lịch để nhân dân, du khách trong nước và quốc tế có dịp hành hương về vùng đất Phật Trúc Lâm.

Hành hương lên đỉnh Ngọa Vân, thắp một nén nhang chiêm bái Phật hoàng rồi bước ra sân tiền đường. Phía trước mắt là cả một vùng núi non tuyệt đẹp khiến người ta như cảm nhận được sự thanh tịnh và bình yên trong tâm hồn.

30 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27/08/2024 15:59:35

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27-08-2024 15:59:35

Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajrachedikā Prajñāpāramitā) là một bài kinh ngắn khoảng 6.000 từ, tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa và phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng Đông Nam Á.
59 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27/08/2024 15:47:19

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27-08-2024 15:47:19

Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni bảo vệ trẻ em và giúp hóa giải nghiệp chướng, đặc biệt dành cho những ai muốn sám hối và thanh tịnh tâm hồn sau những hành động không may.
14317 lượt xem 0 Bình luận

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?

Kiến thức 26/08/2024 17:35:00

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?

Kiến thức 26/08/2024 15:36:44

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24/08/2024 10:51:00

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24-08-2024 10:51:00

Kinh Pháp Cú là tập hợp những lời dạy ngắn gọn và sâu sắc của Đức Phật, được xem như những bài kệ quý giá, chứa đựng tinh hoa của đạo Phật.
2473 lượt xem 0 Bình luận