Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”

30/07/2024 16:48:58 1146 lượt xem

Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới Tăng Ni, Phật tử cả nước dấy lên Phong trào “Cởi áo cà sa, khoác chiến bào”. Tiêu biểu là sự kiện 27 nhà sư thành lập “Trung đội Phật tử” ngày 27/2/1947 tại chùa Cổ Lễ (Nam Định).

Chùa Cổ Lễ – Nam Định

Chùa Cổ Lễ (Nam Định) là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở vùng đất Thành Nam giàu truyền thống lịch sử văn hóa. Chùa còn nổi tiếng với giai thoại về 27 vị Tăng Ni tạm gác việc đạo tình nguyện xung trận đối mặt với kẻ thù giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Trong 2 cuộc khánh chiến chống thực dân đế quốc của dân tộc ta ở thế kỷ 20, từ mái chùa cổ kính đã có 35 Tăng Ni cởi áo cà sa ta tiền tuyến giết giặc, bảo vệ quê hương. Trong 35 nhà sư ra trận 12 người đã anh dũng hy sinh trong chiến trường được nhà nước cộng nhận liệt sỹ. Các nhà sư còn lại nhiều người trở thành Sỹ quan cao cấp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và giữ trọng trách khác trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội.

Đại đức Thích Thanh Hùng cầm kỷ vật của các vị sư đã tham gia kháng chiến.

Sự kiện ngày 27/02/1947 tại chùa Cổ Lễ, Hòa thượng Thích Thế Long chủ trì buổi mít tinh trọng thể làm lễ phát nguyện cho 27 nhà sư cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận. Đây là sự kiện quan trọng và tự hào trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tiếp bước vị Tăng Ni đi trước, có thêm 8 nhà sư cởi áo cà sa tạm biệt cửa thiền lên đường bảo vệ tổ quốc.

Trong cuốn Lịch sử Phật giáo huyện Trực Ninh đã viết rõ về sự kiện hào hùng này. Đoàn Tăng Ni khoác áo cà sa, chân đất, đầu trần, tay cầm mũ vải, xếp hàng ba, cuối cùng là 2 Sư Ni Đàm Nhung và Đàm Lân.

Cử lễ hoàn thành, cả đoàn đứng lên cùng cởi áo cà sa, Hòa thượng trụ Thích Thế Long, Viện chủ chùa Cổ Lễ đỡ các tấm áo cà sa đặt trước bàn thờ Phật rồi một sư cô hô “Đội mũ”. Đoàn “Trung đội Phật tử” gồm 27 người trở thành 27 chiến sĩ vệ quốc quân di chuyển đến Trung đoàn 34 nhận quân, chuyển súng, kiếm, mã tấu đến từng các vị, chấn chỉnh đội hình, hạ lệnh xuất phát.

Đại tá Đinh Thế Hinh, nguyên là đại đức Thích Pháp Lữ chùa Cổ Lễ

Trong căn hộ nhỏ tại Khu tập thể E3 – Thanh Xuân Bắc, Đại tá Đinh Thế Hinh toát lên sự thanh tao, giản dị. Ông là một trong những vị Tăng tạm rời chốn thiền môn khoác trên mình chiến bào xông pha ra chiến trường bảo vệ tổ quốc, dành lại hòa bình cho dân tộc. Dáng dấp và khuôn mặt của ông đậm phong thái một vị sư tu hành khổ hạnh. Sau khi trở về sau cuộc chiến tàn khốc, ông chọn lối sống yên bình tâm hướng Phật, chăm viết bài cho Tạp chí Phật học, Văn hóa Phật giáo,…trong từng câu văn, con chữ ông đều hướng về Phật.

Đây chính là sự kiện nổi bật mỗi khi nhắc đến chùa Cổ Lễ không chỉ sở hữu lối kiến trúc cổ mà còn là nơi 27 Tăng Ni “Cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận” vì Tổ quốc, vì dân tộc. Nếu bạn có dịp đến với Nam Định thì chùa Cổ Lễ chính là địa điểm tâm linh để bạn chiêm bái và lễ Phật và là nơi ôn lại lịch sử những giai thoại hào hùng.

9 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định

Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17

Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật

Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”

Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36

Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ

Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22

Chùa Cầu Hội An – Biểu tượng kiến trúc độc đáo tại phố Hội

Sống khỏe 25/06/2024 14:14:13