Người ái kỷ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Trong thực tế có những đối tượng chỉ yêu bản thân mình, xem bản thân là trung tâm. Vậy người ái kỷ là gì? Dấu hiệu nhận biết bị bệnh ái kỷ như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết nhất qua nội dung bài viết dưới đây.
Người ái kỷ là gì?
Ái kỷ còn có tên gọi là rối loạn nhân cách tự luyến, là tình trạng tâm thần mà người bệnh cảm thấy bản thân có tầm quan trọng lớn, mong muốn được người khác ngưỡng mộ và tôn trọng. Tuy nhiên bản thân người đó lại thiếu sự đồng cảm với người khác.
Bệnh ái kỷ gây ra nhiều hệ lụy cho các mối quan hệ, công việc, trường học, tài chính. Người ái kỷ thường không hài lòng khi không được nhận những ưu ái, ngưỡng mộ nào đó. Họ luôn cho rằng bản thân xứng đáng được nhận, khiến cho các mối quan hệ trở nên khó khăn hơn.
8 dấu hiệu của 1 người ái kỷ
Triệu chứng của người ái kỷ là gì? Hiểu rõ những dấu hiệu của chứng ái kỷ sẽ giúp chúng ta tìm được cách điều trị hợp lý. Cụ thể, một số dấu hiệu dễ nhận biết của người ái kỷ như sau:
Thường xuyên nói dối, nói phóng đại sự thật
Thực tế những người bị bệnh ái kỷ có thể nói dối về mọi thứ, đặc biệt là vấn đề cá nhân. Những câu chuyện được họ thêu dệt nên theo hướng có lợi cho bản thân. Thường xuyên nói phóng đại mọi sự việc để bảo vệ hình ảnh cá nhân thể hiện ra bên ngoài.
Khi nói dối, nói điều sai sự thật khiến người ái kỷ lấy được bình tĩnh. Họ không có đủ nhận thức về hậu quả khi nói dối quá thường xuyên này.
Phá vỡ những quy tắc xã hội chung
Dấu hiệu nhận biết người ái kỷ là gì? Người ái kỷ thường xuyên phá vỡ những quy tắc, luật lệ, chuẩn mực xã hội chung. Ví dụ như họ rất hay chen hàng khi mua sắm hay không tuân thủ luật giao thông. Bệnh ái kỷ gây ra nhiều phiền toái, mối nguy hiểm đối với cộng đồng.
Đặc biệt hơn, người ái kỷ còn mặc kệ ranh giới người khác đặt ra như tài sản, không gian cá nhân, thời gian. Họ luôn cố đạt được điều họ muốn mà không quan tâm đến người khác hay quy tắc chung.
Tạo ra những hình ảnh sai sự thật về bản thân
Người ái kỷ luôn muốn người khác thán phục, tôn trọng mình thông qua những hình ảnh sai sự thật. Họ xây dựng hình ảnh bản thân khác, nổi bật hơn để che giấu con người thật sự.
Đặc biệt hơn khi mạng xã hội ngày càng phủ sóng thì tình trạng sống ảo, tạo nên hình tượng đẹp thêm phần nghiêm trọng. Người ái kỷ thường xuyên bắt nạt trực tuyến để thể hiện sức mạnh của bản thân.
Không có sự cảm thông đối với người khác
Trong thực tế, người ái kỷ thường xuyên phủ định sai lầm của bản thân. Bên cạnh đó, họ nhanh nhạy chỉ ra khuyết điểm hay đổ lỗi cho người khác. Khả năng bày tỏ sự thấu cảm đã bị vùi lấp bởi bức tường bảo vệ cái tôi của mình.
Không thừa nhận về sai lầm bản thân và hay nổi nóng
Thường xuyên nổi nóng về bất cứ điều gì, bất cứ ai chỉ trích họ là dấu hiệu cơ bản của người ái kỷ. Những phản ứng cáu gắt, mạnh mẽ đi kèm các câu nói tỏ rõ thái độ trong những vấn đề nhỏ hay nhận phê bình của người khác cũng thể hiện đây là bệnh ái kỷ.
Người ái kỷ vô cùng tự ti, thường phản ứng gây hấn thụ động hoặc công kích cá nhân mà không chịu trách nhiệm hay nhận lỗi sai.
Suy nghĩ thao túng, điều khiển người khác
Điểm nhận biết tiếp theo của người ái kỷ là gì? Những người ái kỷ rất thành thạo trong việc thao túng và lợi dụng người khác. Họ là người có khả năng lo toan mọi thứ với một mục đích là u khiển người khác.
Ví dụ các bậc cha mẹ ép con cái sống theo ý mình cũng là một biểu hiện của ái kỷ. Họ luôn muốn kiểm soát con cái trong công việc, học tập, tình yêu, cuộc sống theo như ý tưởng đề ra.
Dễ cảm thấy vỡ mộng
Sự thật người bị bệnh ái kỷ vô cùng non nớt về nhận thức. Chính vì thế mà họ dễ mắc vào bẫy lừa đảo, dễ bị vỡ mộng. Người ái kỷ tự xây dựng thế giới cổ tích, họ cho rằng bản thân là toàn năng, được miễn mọi hậu quả. Do đó mà khi những sự cố ập đến thì họ bị vỡ mộng. Lúc này họ làm liều vì không thể tin rằng bản thân có thể bị mất mát, hay có thể sai được.
Tự cao tự đắc
Nhiều bằng chứng cho hay người bị bệnh ái kỷ có thể phô trương, tự cao tự đắc. Có nghĩa, họ có vẻ ngoài rất lôi cuốn và thu hút ánh nhìn nên luôn thấy bản thân là số 1, có nhiều lợi thế. Tuy nhiên họ sẽ khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ, họ sẽ dần bị u uất.
Tóm lại có khá nhiều dấu hiệu nhận biết bệnh ái kỷ nêu trên. Đây là căn bệnh cần tìm ra nguyên nhân và cách điều trị thích hợp để tranh gây nên nhiều hệ lụy cho cá nhân người bệnh.
Nguyên nhân của bệnh ái kỷ
Chưa có nhận định chính xác nào về nguyên nhân gây ra bệnh ái kỷ. Trong đó có nhiều giả thiết cho hay gen di truyền chiếm vai trò quan trọng hình thành nhân cách ái kỷ. Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng của môi trường sống cũng hình thành nhân cách ái kỷ.
Hay một số nguyên nhân khác từ yếu tố văn hóa, vấn đề tâm sinh lý như bị ngược đãi, nuông chiều quá mức… Cho dù bất cứ nguyên nhân nào thì việc tìm cách chữa trị bệnh ái kỷ là điều rất quan trọng đối với chúng ta.
Cách điều trị người ái kỷ
Hiện nay, theo thống kê tỷ lệ người mắc phải chứng ái kỷ không quá cao nhưng có chiều hướng gia tăng. Vậy cách chữa trị bệnh ái kỷ như thế nào hiệu quả? Rối loạn ái kỷ không dễ chữa trị bởi không hề có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Dưới đây là những phương thức điều trị đánh động tâm lý để giảm thiểu triệu chứng căn bệnh này.
Liệu pháp tâm lý cá nhân
Phương thức điều chỉnh tâm lý này đem đến cho bệnh nhân có những suy nghĩ tích cực, cởi mở. Có nghĩa, người điều trị cần điều hướng bệnh nhân có cái nhìn toàn diện về bệnh lý. Sau đó bác sĩ sẽ động viên người thân, bạn bè của bệnh nhân để tạo các mối quan hệ lành mạnh và thân mật. Từ đó có thể cải thiện tình hình bệnh ái kỷ một cách hiệu quả.
Phương pháp nhận thức hành vi điều trị bệnh ái kỷ
Cách điều trị bệnh ái kỷ là gì? Có thể áp dụng phương pháp nhận thức hành vi để người bệnh ái kỷ có thể định hình được suy nghĩ, hành vi không lành mạnh chính mình. Sau đó, họ sẽ thay thế hành động khác có chiều hướng tích cực và tốt hơn. Phương pháp này có thể không hiệu quả trong một số trường hợp bị bệnh nặng.
Uống thuốc chống trầm cảm
Bệnh ái kỷ lâu dần sẽ hình thành triệu chứng lo âu, trầm cảm bởi đánh mất đi nhiều mối quan hệ. Lúc này bác sĩ điều hướng sử dụng thuốc chống trầm cảm, thay đổi thói quen sinh hoạt. Bệnh nhân được yêu cầu tránh xa tương tác tiêu cực ở bất cứ đâu, trong đó có mạng xã hội.
Lời khuyên dành cho người ái kỷ là nên tập thiền định, tập thái cực quyền hoặc yoga. Những bộ môn này mang lại cho họ sự tịnh tâm và hướng về điều tích cực. Thiền định giúp tâm hồn mỗi người bình an hơn, tránh xa mọi suy nghĩ tiêu cực.
Việc tìm hiểu bệnh ái kỷ là gì sẽ giúp chúng ta tránh được ảnh hưởng nghiêm trọng do căn bệnh gây nên. Bệnh ái kỷ làm giảm đi chất lượng cuộc sống của mỗi người. Do đó, chúng ta hãy tập thiền định để tâm hồn bình an, hướng về điều tích cực giúp tránh xa căn bệnh ái kỷ.
Tin liên quan
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16/11/2024 10:50:21
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16-11-2024 10:50:21
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31/10/2024 14:59:10
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31-10-2024 14:59:10
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24-10-2024 10:14:05
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19-10-2024 11:32:47
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11/10/2024 10:49:48
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11-10-2024 10:49:48
23 lượt thích 0 bình luận